Báo động xuống cấp, biến dạng trùng tu

09:16 15/08/2018

Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.

Đình Lương Xá đang được trùng tu như xây mới - Nguồn: ITN

Nhiều di tích xuống cấp

Trong vòng 20 năm trở lại đây, công tác bảo tồn di tích của các địa phương được coi trọng, nhiều đình, chùa được đầu tư trùng tu, tôn tạo. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2011 - 2018, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, Chính phủ đã hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương trên cả nước chống xuống cấp và tu bổ di tích với thứ tự ưu tiên: Chống xuống cấp, tu bổ di tích, tôn tạo di tích. Trong đó, từ năm 2011 - 2015, 1.320 di tích được tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí hơn 1.436 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 - 2018, có 238 di tích được tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí 124,4 tỷ đồng (tổng kinh phí chưa bao gồm một số di tích quốc gia đặc biệt, di sản thế giới được hỗ trợ đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công).

Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích đã đạt được những hiệu quả tích cực. Theo thống kê từ các địa phương, giai đoạn 2010 - 2018, nguồn xã hội hóa cho tu bổ, tôn tạo di tích lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Với sự đầu tư đáng kể như vậy, các ngôi đình làng xứ Đoài cũng nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương cho trùng tu, tôn tạo. Với đặc điểm cơ bản của di tích nước ta nói chung và di tích đình làng Hà Nội nói riêng, hầu hết được làm từ chất liệu gỗ, theo quy trình thông thường thì 10 năm phải tu bổ nhỏ ít nhất 1 lần, 20 năm tu bổ vừa và 40 năm thì tu bổ tổng thể. Tuy nhiên, nguồn kinh phí hỗ trợ công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích còn rất thấp so với nhu cầu thực tế. Do đó, nhiều di tích có giá trị đang xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là hầu hết di tích đình làng xứ Đoài vốn có niên đại từ 100 - 400 năm tuổi, đang ở giai đoạn báo động. Rất nhiều ngôi đình kết cấu bị xiêu vẹo, mục nát, ngói xô, vỡ, chạm khắc trang trí bị mất, biến dạng...
 

Cứ bảo tồn là biến dạng?

Tại Hội nghị Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững mới đây, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên thừa nhận: Trên thực tế, hiện nay cũng còn nhiều di tích bị sửa chữa sai quy cách, nhất là các di tích được sửa chữa bằng nguồn kinh phí xã hội hóa. Nguyên nhân là do buông lỏng quản lý, do sự thiếu hiểu biết của chính quyền và nhân dân địa phương, của người trụ trì đền, chùa và đơn vị thi công, nhất là việc do chỉ muốn thay mới toàn bộ cấu kiện kiến trúc cho bền chắc nên phản đối áp dụng các biện pháp nối vá, gắn chắp...; muốn di tích được “xứng tầm”, hoặc vì chạy theo lợi nhuận, đã dẫn đến làm mới di tích.

Từ năm 2005 đến nay, nhiều ngôi đình ở xứ Đoài được đồng loạt trùng tu, đây là điều đáng mừng, kịp thời cứu những công trình đang xuống cấp. Nhưng cũng nhiều ngôi đình sau khi trùng tu đã để lại hậu quả khó cứu chữa. Mới đây, đình Lương Xá khiến dư luận quan tâm khi di tích xây dựng từ thế kỷ XVII và được đánh giá cao về nghệ thuật kiến trúc, đã bị hạ giải toàn bộ và thay thế bởi một công trình kiến trúc bê tông.

Theo báo cáo của UBND huyện Ứng Hòa gửi UBND TP Hà Nội, Sở Văn hóa - Thể thao TP Hà Nội mới đây, trước sự xuống cấp nghiêm trọng của ngôi đình, ngày 13.12.2017, UBND xã Liên Bạt gửi UBND huyện Tờ trình số 58/TTr-UBND về việc xin chủ trương xây dựng tu bổ, tôn tạo đình Lương Xá và cam kết về nguồn vốn thi công công trình. Sau khi xem xét nội dung, UBND huyện giao Phòng Văn hóa - Thông tin hướng dẫn UBND xã Liên Bạt thực hiện các bước tu bổ, tôn tạo di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa và được sự chấp thuận của các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền. Tuy nhiên, UBND xã Liên Bạt, thôn Lương Xá đã không lập hồ sơ xin phép tu bổ, tôn tạo di tích và tự ý tháo dỡ đình, xây mới di tích bằng kết cấu bê tông; vi phạm Luật Di sản văn hóa, các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích. UBND huyện sẽ tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra sai phạm tại di tích và đề nghị UBND TP Hà Nội giao Sở Văn hóa - Thể thao phối hợp với UBND huyện quản lý những cấu kiện, hạng mục gỗ đã hạ giải từ đình Lương Xá và hướng dẫn UBND huyện các bước tiếp theo để tu bổ, tôn tạo di tích, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và quản lý di tích theo quy định pháp luật.

“Để bảo vệ di tích, chúng ta đã có Luật Di sản văn hóa và hàng loạt văn bản khác, nhưng không hiểu sao di tích cứ luôn bị phá, bị thu hẹp và bị biến dạng làm mất yếu tố gốc? Hiện nay di tích nào cũng tồn tại mong manh và trong sợ hãi. Dính đến bảo tồn là biến dạng, làm sai, làm hỏng, bởi người ta không làm theo nguyên gốc, thêm hoặc thay mới tùy tiện” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chia sẻ.

Ông Bình cũng chỉ ra: Con người là tác nhân quan trọng trong bảo tồn di tích, đặc biệt là những người được giao nhiệm vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý và bảo vệ di tích lại thường là những người bằng cách này hay cách khác mang đến “tai họa” cho di tích. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ các cấp làm công tác quản lý về di sản. Bên cạnh đó, rà soát và kiểm tra lại các cá nhân, đơn vị tham gia công tác tu bổ; xây dựng công nghệ trùng tu di tích phù hợp với từng loại hình di sản để không có thêm những trường hợp đáng tiếc.

Theo Ngọc Phương - ĐBND

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Chúng ta đang trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” khi dịch bệnh hoành hành, gây nên vô số hệ lụy trong đời sống. Trên khắp thế giới và cả trong nước, các mặt kinh tế - xã hội đều ngổn ngang những vấn đề.

  • Sau khi đắc quả A-la-hán, Tôn giả Mục-kiền-liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất. Thấy mẹ đang chịu đói khát khổ sở trong kiếp ngạ quỷ, Ngài đau lòng vô cùng, vội dâng lên mẹ bát cơm. Lòng bỏn sẻn tham lam chưa dứt, bà sợ chúng ma cướp giật nên đưa tay che bát cơm. Nhưng cơm đã hóa thành lửa đỏ!

  • Tại nhiều trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, sự nghèo nàn về đầu sách, không gian đọc khiến nhiều học sinh (HS) không có hứng thú đến thư viện. Cộng với sự phát triển các thiết bị công nghệ số, càng khiến các em hờ hững với tài nguyên sách.

  • Chiều ngày 24/7, một người bạn gửi tin nhắn qua zalo thông báo việc thành phố Đà Nẵng mới phát hiện một người nhiễm Covid trong cộng đồng. Tôi bán tín bán nghi và cũng thầm hy vọng đó là tin giả. Mặc dù những tin nhắn giả đã được hạn chế rất nhiều từ khi bùng phát dịch lần 1 nhưng việc tin lan truyền trên mạng cũng chưa chắc đã là đúng.

  • Những khó khăn từ đợt dịch Covid-19 hồi đầu năm còn chưa kịp khắc phục, ngành xuất bản trong nước đang phải đối diện với đợt dịch tái bùng phát. Giải pháp nào cho ngành xuất bản trong giai đoạn hiện nay?

  • Thị trường tổ chức biểu diễn cải lương tại TPHCM những năm gần đây sôi động hẳn vì sự xuất hiện của nhiều đơn vị xã hội hóa cùng Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang dàn dựng nhiều chương trình, vở diễn, thu hút được sự quan tâm của khán giả mộ điệu. 

  • Covid-19 là gì? Nếu có người hỏi tôi câu ấy, tôi sẽ trả lời là chấp nhận và thích nghi. 

  • Nhan Hồi là đệ tử giỏi của Khổng Tử. Một lần đang khi Nhan Hồi nấu cơm trong bếp, Khổng Tử đi ngang qua, ông nhìn thấy Nhan Hồi múc cơm ăn vụng.

  • Đại dịch Corona đang tác hại một cách khủng khiếp. Từ mức tử vong 3.331 tại Trung Quốc vào đầu tháng 4-2020, theo thống kê chính thức, chỉ sau một thời gian ngắn - tính đến ngày 29-4-2020 - con số này đã vọt lên 217.596 người tử vong; tổng số ca nhiễm tăng đến 3.134.199 người (1).

  • Tương truyền, trong văn hóa Việt Nam xưa, khi gặp nhau, chào nhau các cụ ta thường úp hai bàn tay vào nhau nắm chặt và xá người đối diện. Còn cái “vụ bắt tay” mà chúng ta thường thấy lâu nay là chỉ có từ khi thực dân Pháp đô hộ nước ta(!)

  • VŨ NHIÊN    

    Những ngày giáp Tết, giữa rộn ràng bánh mứt, chợ hoa, giữa những cơn mưa phùn nhè nhẹ và chút gió xuân hây hẩy gợn mình, đây đó trên mặt báo đã có những tin tức về loại dịch mới khi ấy gọi là Corona bùng phát ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

  • Người Bhutan không làm việc kiếm tiền suốt cả ngày. Đủ sống là được rồi. Họ dành nhiều thời gian rảnh để tận hưởng các niềm vui khác trong cuộc sống…

  • Lại một mùa Phật đản trở về trên quê hương chúng ta trong bối cảnh tín đồ sẽ có thể không đến chùa dự các lễ kính mừng ngày Đản sinh của Đức Thế Tôn, ngày Vesak Liên Hiệp Quốc - sự kiện văn hóa tâm linh của nhân loại, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19…

  • Trong một lần xem bộ phim Cuộc đời Đức Phật, tôi còn nhớ loáng thoáng lời Ngài dạy rằng “nhìn vào trong một chiếc lá bồ-đề mà thấy được mặt trăng, mặt trời…”. 

  • Ngày thứ 4 của hai tuần triệt để ở nhà “stay home” thế giới bên ngoài hầu như sa mạc...

  • Cảm ơn bạn đã hỏi thêm câu mình nói hôm trước: Thời buổi “Cô-vi 19” hoành hành khắp thế giới này, thì với những người đã có “tuổi hơi cứng” như tụi mình nên thực hành các hạnh Độc cư, Thiền định, Kham nhẫn, Tri túc mà Phật đã dạy từ hơn hai ngàn sáu trăm năm trước để có một nếp sống An Lạc và Hạnh Phúc.

  • Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc.

  • Đọc “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, nhiều người thích đi tìm xung đột, đi tìm bài học thời sự, đi tìm bài học có tính dự báo và vô số những bài học giá trị khác.

  • Việt Nam có một khối lượng đồ sộ các di sản đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, công tác quản lý di sản ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập. 

  • Khắp mọi nơi trên thế giới, các sự kiện văn hóa đang bị hủy bỏ vì dịch coronavirus. Một số phòng hòa nhạc đang cố gắng chống chọi lại xu hướng này bằng cách vẫn tiếp tục biểu diễn trong khán phòng trống khán giả và chia sẻ buổi hòa nhạc trực tuyến.