Năm con đường và một khoảng trống

09:48 08/08/2011
LÊ HUỲNH LÂM (Đọc tập thơ “Năm mặt đặt tên”, Nxb Thuận Hóa, tháng 5-2011)
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Có thể “Năm mặt đặt tên” là sự bất lực của việc đặt tên. Nhưng đó là sự bất lực cần thiết, vì thơ là thế giới riêng của mỗi tâm hồn, họ không thể đặt một tên chung cho cả năm tác giả, có thể đó là lý do tập thơ có nhan đề “Năm mặt đặt tên” ra đời. Năm gương mặt thơ rất quen thuộc của Huế như năm sắc màu hòa lại, để tạo ra một bức tranh thơ nơi xứ sở Thần kinh. Bức tranh đó bắt đầu từ nét cọ giữa khuya khi mù sương tan biến:

tôi nâng bụm tay mình lòng trứng/ nghe khôn ngoan nở dại bên đời
không còn gì để nói/ cũng bằng thất thố giang sơn
em ở lại cho lòng tôi mở hội/ khuya hết sương mù lại nói yêu nhau…

Đông Hà là nữ tác giả duy nhất trong tập thơ in chung “Năm mặt đặt tên”. Nhịp điệu thơ mạnh mẽ mà rất gần gũi, với bút pháp ẩn dụ, chị đã tạo ra những khoảng trống đưa người đọc rơi vào cảm nghiệm bất ngờ:

Cắt những khoảng trống dán vào nhau/ bần bật phúc âm bần bật nhớ

Và bất ngờ hơn cả là tình yêu thương được đo bằng chiều dài đất nước:

Anh đưa em đi cong cả chữ S thân thương này/…/
Trái tim già nua chưa em/ Mà sao tiếng còi tàu nghe mỏi mệt

Để lại dấu ấn lạ và vết khắc u buồn của thời gian, qua sự chiêm nghiệm về một cuộc sống lặng lẽ vào bức tranh “năm mặt đặt tên” là bác sĩ Đặng Như Phồn, với từng nhịp guốc loanh quanh trên cổ tích phố khi mùa hạ về:

Em tự dưng gõ nhịp guốc ngân dài/ Lên nẻo phố rêu phong cổ tích

Và có lẽ những nỗi niềm sâu kín của tác giả, tưởng rằng đã ngủ yên cùng đá sỏi lại bất chợt thức giấc khi lắng nghe được âm vang từ gót hạ:

Ta sỏi đá nghìn năm thức giấc/ Nghe mơ hồ cây cỏ gọi tên nhau

Để rồi sau những giờ khoác áo blouse, anh bất chợt chạm vào khoảng trống của thời gian mà chiêm nghiệm với cuộc người:

Buồn như tờ lịch không ai xé/ Một ngày lần khân chẳng chịu rơi/ Đưa tay chạm vào khoảng trống/ Rút về một thoáng phân vân

Có thể nói rằng, Lê Tấn Quỳnh đã đùa chơi với câu chữ một cách công phu cho đến hơi thở cuối cùng:

Biển đã thở đến hơi thở cuối cùng/ Trong đôi mắt láo liêng của loài còng gió
Loài cổ sinh ướp cả nghìn năm nỗi nhớ/ Trong cái mặn mòi nơi kết thúc của dòng sông

Trong cuộc chơi đầy mạo hiểm đó, anh chợt nhận ra cuộc trở về cũng hư ảo như con sóng:

Biển đã thở đến hơi thở cuối cùng/ Sau cơn mối mọt no nê/ Nơi ngả người vô hạn/ Sóng như cuộc trở về…

Và phải chăng với Lê Tấn Quỳnh sau khi đã tàn cuộc, tất cả chỉ còn lại trong kí ức:

Thời gian là cuộc ngược treo ngốc nghếch/ Trên cơn ngơ ngác của bầy dơi
Nơi hốc hang cứ triền miên thót lại/ Những dấu chân thơ thẩn ký ức người…

Chữ của Lê Vĩnh Thái như buông những mảng màu gợi lên đường nét siêu thực trên bức tranh thơ, nhưng tàn ẩn trong vệt màu đó là một cõi hồn rưng rức nỗi niềm:

Ngày, vốc từng mảng trời buông nắng/ đêm, sũng ướt vầng trăng
mùa đổ lá theo dòng tiền sử/ người chở nỗi buồn rao bán ven sông

Từ trong thăm thẳm miền buồn, bức chân dung tự họa của Thái đã ra đời theo vòng quay nắng mưa thị thành:

những điếu thuốc lụi dần theo khói/ tôi đốt đời mình trong ánh mắt quen/ thơ chẳng còn chi/ vuột từng câu chữ/ quay theo mưa nắng thị thành/ những lối mòn vào đời khập khểnh/ nhiều khi/ vác mặt đứng nhìn/ từng ánh mắt chào nhau nghiêng ngả

Để rồi, đêm đêm tác giả lại tự vấn với chính mình:

nhiều đêm,/ trước gương/ soi chiếc mặt rách in đầy hèn nhát
câu nói ngông cuồng chờ chực, rượu vào mà chẳng thể thốt ra

Với Phạm Nguyên Tường, nỗi ám ảnh từ cuộc sống, từ nghề y đã hóa thân vào thơ rất tự nhiên như thể, thơ thoát thai từ hơi thở gấp từ hội chứng của những trái tim:

Trên cả nước hiện còn bao nhiêu lò ấp “thơ an toàn”/ không có melanmine trong trứng thơ/ chực nở

Đó là một câu hỏi ở thể khẳng định, khi mà nhân tính ngày càng lùi vào bóng đêm để nỗi chết được phóng sinh:

Vào đám mây vần tín điều xám kịt/ Phóng sinh nỗi chết

Và cái ranh giới sống chết không được phân định rõ ràng, để nỗi đau từ cõi lòng của người thơ phải tra hỏi chính mình:

bàn tay khum khum lòng bấn loạn/ chắc gì thua (được) chập choạng thế này
sống như chết rồi/ chết như sống rồi

Có thể nói rằng, năm sắc màu trong “Năm mặt đặt tên” như năm con đường, những sắc màu đó hòa lại cùng nhau đã không để lại một vệt màu chết nào, mà tạo ra được một khoảng trống lồng lộng ngữ nghĩa. Có được điều đó là do những khoảng trống bên trong mỗi tác giả, đó chính là cái chung của nghệ thuật luôn hướng về phía chân trời thiện mỹ.

Huế, 5-2011
L.H.L
(269/07-11)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN HỒNG TRÂNNữ sĩ Tương Phố tên thật là Đỗ Thị Đàm sinh ngày 14/7/1900, nguyên quán ở xã Bối Khê, tổng Cẩm Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên và mất ngày 8/11/1973 tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

  • TRƯỜNG KÝ(“Nụ cười Áp-xara”: Truyện ký của Hà Khánh Linh, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1983)

  • PHẠM PHÚ PHONGChính cái bìa tập truyện ngắn là Sứ giả Việt Hùng do hoạ sĩ Đinh Khắc Thịnh trình bày đã gợi ý tưởng cho tôi viết bài này, sau khi đọc đi đọc lại vài lần tập truyện ngắn gồm có chín truyện của Việt Hùng - chín truyện ngắn anh viết trong vòng hơn mười hai năm, kể từ khi tập truyện ngắn đầu tay Cô gái hoàng hôn (1997, cũng gồm có chín truyện ngắn), ra đời cho đến nay.

  • Ý THIỆNVào ngày 27, 28 tháng 7 năm 2001, tại chùa Từ Đàm - Huế đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Gia đình Phật Hoá Phổ - tổ chức tiền thân của Gia Đình Phật tử Việt Nam, với hơn 3000 đoàn sinh về tham dự. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của nhiều tầng lớp nhân dân thành phố Huế cũng như phật tử khắp nơi trên đất nước.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNGNguyễn Đức Tùng: Chào nhà thơ và cô giáo dạy văn Đinh Thị Như Thúy. Được biết chị đang sống và làm việc ở một huyện thuộc tỉnh Đắc Lắc. Chị có tìm thấy cho mình một quê hương ở đó không?

  • ĐINH XUÂN LÂM - VÕ VĂN SẠCHTrong khi khai thác tư liệu về phong trào đấu tranh yêu nước chống xâm lược Pháp hồi cuối thế kỷ XIX của nhân dân ta tại Cục lưu trữ Trung ương, chúng tôi có tìm được hai bài thơ nôm của vua Hàm Nghi ban cho các quân thứ Bắc kỳ.

  • HỒ THẾ HÀKỷ niệm 8 năm ngày mất nhà thơ Tố Hữu (9-12-2002 - 9-12-2010)

  • NGUYỄN NHÃ TIÊNTừ buổi trình làng tập thơ “Bông hồng ngủ quên”, tiếp theo là tập “Nhặt mùi hương trầm đâu đây”, cho đến bây giờ thi phẩm thứ ba của Võ Kim Ngân “Viết lúc sang mùa” vừa mới được Nxb Văn học cấp phép ấn hành tháng 7-2010.

  • THANH THẢO(Đọc “Bán đảo” của Thái Bá Lợi)

  • TRẦN HUYỀN TRÂNNgày 10 - 10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Công ty Văn hóa Phương Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường của nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà văn, nhà nghiên cứu và đông đảo sinh viên các trường đại học.

  • KIM QUYÊNSau tập thơ Ngày đầu tiên(*), nhà văn Trần Hữu Lục tiếp tục ra mắt bạn đọc tập Góc nhìn văn chương(**) và anh sẽ xuất bản tập truyện ngắn Trần Hữu Lục (tuyển chọn năm 2010). Thật là một mùa bội thu với nhà văn Trần Hữu Lục.

  • HỒNG DIỆU(Nhân đọc Trái tim sinh nở và Bài thơ không năm tháng *)

  • MAI VĂN HOANTôi cố hình dung những tháng ngày nhà văn Hồng Nhu trăn trở, băn khoăn lựa chọn việc trở về quê hay ở lại thành phố Vinh - nơi anh từng gắn bó đã hơn hai mươi năm với bao kỷ niệm vui buồn.

  • KHẢI PHONG“Thơ kỵ nhất viết điều người đã viết! Nhưng biết sao, khi tôi mến sông Cầu…Lòng khẽ nhắc: đừng nói điều đã viết,Sao âm vang cứ mãi gọi: sông Cầu”

  • (Về cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế do Sông Hương tổ chức)BAN TỔ CHỨC CUỘC THINhằm tạo không khí sáng tác, phát hiện các cây bút trẻ Huế, trong khuôn khổ Chương trình Phát triển Tài năng Trẻ, Tạp chí Sông Hương tổ chức Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên đang theo học các trường đại học và cao đẳng ở Huế.

  • LÊ HUỆCuộc thi Truyện ngắn cho sinh viên Huế do tạp chí Sông Hương tổ chức đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều các bạn trẻ mang trong mình khát vọng văn chương. Những truyện ngắn dự thi đã cho ta thấy được một vóc dáng mới của các cây bút trẻ Huế hiện nay: phản ánh cuộc sống đương đại từ nhiều góc cạnh bằng bút pháp tinh tế, mới mẻ, giàu trí tuệ và đầy chất thơ. Mười lăm truyện ngắn xuất sắc lọt vào chung khảo đã được tập hợp lại thành ấn phẩm mang tên “Yêu xa xa một phút”.

  • PHAN MINH NGỌC“Bài thơ về biển khơi” (*) là tập sáng tác đầu tay của cây bút nữ Trần Thùy Mai.

  • NGÔ HƯƠNG GIANGLàm thế nào để diễn giải hợp lý về Tường Thành?

  • KHẢI PHONGTôi đã có dịp gặp những trang thơ chân chất của Nguyễn Quang Hà trong “Tiếng gà trên đỉnh chốt”(1). Lần này gặp văn Nguyễn Quang Hà trong “Mùa xương rồng nở hoa” (2), cảm tưởng lưu lại trong tôi là văn anh gây được ấn tượng mạnh hơn thơ.

  • NGUYỄN ĐÔNG NHẬT19 lời chứng của những ONS(1) cuối cùng, lần đầu tiên được lên tiếng qua công trình nghiên cứu hoàn hảo của bà Liêm Khê LUGUERN(2) là những nhân chứng cuối cùng trong số khoảng 27.000 người từ Đông Dương bị lùa đến nước Pháp từ tháng 10/1939 đến tháng 6/1940 để phục vụ cho guồng máy chiến tranh của thực dân Pháp trong Thế chiến thứ II.