Năm con đường và một khoảng trống

09:48 08/08/2011
LÊ HUỲNH LÂM (Đọc tập thơ “Năm mặt đặt tên”, Nxb Thuận Hóa, tháng 5-2011)
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Có thể “Năm mặt đặt tên” là sự bất lực của việc đặt tên. Nhưng đó là sự bất lực cần thiết, vì thơ là thế giới riêng của mỗi tâm hồn, họ không thể đặt một tên chung cho cả năm tác giả, có thể đó là lý do tập thơ có nhan đề “Năm mặt đặt tên” ra đời. Năm gương mặt thơ rất quen thuộc của Huế như năm sắc màu hòa lại, để tạo ra một bức tranh thơ nơi xứ sở Thần kinh. Bức tranh đó bắt đầu từ nét cọ giữa khuya khi mù sương tan biến:

tôi nâng bụm tay mình lòng trứng/ nghe khôn ngoan nở dại bên đời
không còn gì để nói/ cũng bằng thất thố giang sơn
em ở lại cho lòng tôi mở hội/ khuya hết sương mù lại nói yêu nhau…

Đông Hà là nữ tác giả duy nhất trong tập thơ in chung “Năm mặt đặt tên”. Nhịp điệu thơ mạnh mẽ mà rất gần gũi, với bút pháp ẩn dụ, chị đã tạo ra những khoảng trống đưa người đọc rơi vào cảm nghiệm bất ngờ:

Cắt những khoảng trống dán vào nhau/ bần bật phúc âm bần bật nhớ

Và bất ngờ hơn cả là tình yêu thương được đo bằng chiều dài đất nước:

Anh đưa em đi cong cả chữ S thân thương này/…/
Trái tim già nua chưa em/ Mà sao tiếng còi tàu nghe mỏi mệt

Để lại dấu ấn lạ và vết khắc u buồn của thời gian, qua sự chiêm nghiệm về một cuộc sống lặng lẽ vào bức tranh “năm mặt đặt tên” là bác sĩ Đặng Như Phồn, với từng nhịp guốc loanh quanh trên cổ tích phố khi mùa hạ về:

Em tự dưng gõ nhịp guốc ngân dài/ Lên nẻo phố rêu phong cổ tích

Và có lẽ những nỗi niềm sâu kín của tác giả, tưởng rằng đã ngủ yên cùng đá sỏi lại bất chợt thức giấc khi lắng nghe được âm vang từ gót hạ:

Ta sỏi đá nghìn năm thức giấc/ Nghe mơ hồ cây cỏ gọi tên nhau

Để rồi sau những giờ khoác áo blouse, anh bất chợt chạm vào khoảng trống của thời gian mà chiêm nghiệm với cuộc người:

Buồn như tờ lịch không ai xé/ Một ngày lần khân chẳng chịu rơi/ Đưa tay chạm vào khoảng trống/ Rút về một thoáng phân vân

Có thể nói rằng, Lê Tấn Quỳnh đã đùa chơi với câu chữ một cách công phu cho đến hơi thở cuối cùng:

Biển đã thở đến hơi thở cuối cùng/ Trong đôi mắt láo liêng của loài còng gió
Loài cổ sinh ướp cả nghìn năm nỗi nhớ/ Trong cái mặn mòi nơi kết thúc của dòng sông

Trong cuộc chơi đầy mạo hiểm đó, anh chợt nhận ra cuộc trở về cũng hư ảo như con sóng:

Biển đã thở đến hơi thở cuối cùng/ Sau cơn mối mọt no nê/ Nơi ngả người vô hạn/ Sóng như cuộc trở về…

Và phải chăng với Lê Tấn Quỳnh sau khi đã tàn cuộc, tất cả chỉ còn lại trong kí ức:

Thời gian là cuộc ngược treo ngốc nghếch/ Trên cơn ngơ ngác của bầy dơi
Nơi hốc hang cứ triền miên thót lại/ Những dấu chân thơ thẩn ký ức người…

Chữ của Lê Vĩnh Thái như buông những mảng màu gợi lên đường nét siêu thực trên bức tranh thơ, nhưng tàn ẩn trong vệt màu đó là một cõi hồn rưng rức nỗi niềm:

Ngày, vốc từng mảng trời buông nắng/ đêm, sũng ướt vầng trăng
mùa đổ lá theo dòng tiền sử/ người chở nỗi buồn rao bán ven sông

Từ trong thăm thẳm miền buồn, bức chân dung tự họa của Thái đã ra đời theo vòng quay nắng mưa thị thành:

những điếu thuốc lụi dần theo khói/ tôi đốt đời mình trong ánh mắt quen/ thơ chẳng còn chi/ vuột từng câu chữ/ quay theo mưa nắng thị thành/ những lối mòn vào đời khập khểnh/ nhiều khi/ vác mặt đứng nhìn/ từng ánh mắt chào nhau nghiêng ngả

Để rồi, đêm đêm tác giả lại tự vấn với chính mình:

nhiều đêm,/ trước gương/ soi chiếc mặt rách in đầy hèn nhát
câu nói ngông cuồng chờ chực, rượu vào mà chẳng thể thốt ra

Với Phạm Nguyên Tường, nỗi ám ảnh từ cuộc sống, từ nghề y đã hóa thân vào thơ rất tự nhiên như thể, thơ thoát thai từ hơi thở gấp từ hội chứng của những trái tim:

Trên cả nước hiện còn bao nhiêu lò ấp “thơ an toàn”/ không có melanmine trong trứng thơ/ chực nở

Đó là một câu hỏi ở thể khẳng định, khi mà nhân tính ngày càng lùi vào bóng đêm để nỗi chết được phóng sinh:

Vào đám mây vần tín điều xám kịt/ Phóng sinh nỗi chết

Và cái ranh giới sống chết không được phân định rõ ràng, để nỗi đau từ cõi lòng của người thơ phải tra hỏi chính mình:

bàn tay khum khum lòng bấn loạn/ chắc gì thua (được) chập choạng thế này
sống như chết rồi/ chết như sống rồi

Có thể nói rằng, năm sắc màu trong “Năm mặt đặt tên” như năm con đường, những sắc màu đó hòa lại cùng nhau đã không để lại một vệt màu chết nào, mà tạo ra được một khoảng trống lồng lộng ngữ nghĩa. Có được điều đó là do những khoảng trống bên trong mỗi tác giả, đó chính là cái chung của nghệ thuật luôn hướng về phía chân trời thiện mỹ.

Huế, 5-2011
L.H.L
(269/07-11)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HOÀNG THÁI SƠN (Về nhà thơ trẻ Xích Bích)

  • NHỤY NGUYÊN

    Đọc bài thơ, thương hốc mắt sâu thẳm của người mẹ chờ con lạc lối, bơ vơ ngay trên ngọn sóng quê nhà.

  • Kỷ niệm 100 năm ngày bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước & Ngày báo chí cách mạng Việt NamPHẠM PHÚ PHONG - HỒ DŨNGHơn ai hết, trong buổi bình minh của cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người ý thức rất đầy đủ về sức mạnh của báo chí và dư luận xã hội trong đấu tranh cách mạng. Nó không chỉ là phương tiện giao lưu tư tưởng, mở đường cho văn hóa phát triển mà còn là vũ khí, là công cụ đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc trên mặt trận tư tưởng.

  • ĐÔNG HÀHuế không phải là đất ở để thương mà chỉ là đất đi để nhớ. Nhiều thế hệ học sinh sinh viên đã đến, ở lại nơi này và rồi sau đó lại khăn gói ra đi. Nhưng đi không đành, nên thường để lại bằng những nỗi lòng trải dài theo khói sương bãng lãng của đất trời cố đô. Thành thử có một thời, Huế nên thơ trong mỗi áng văn chương của những người trẻ tuổi là vì vậy.

  • Mới đó mà đã gần ba mươi năm trôi qua, kể từ khi những văn nghệ sỹ trẻ xứ Huế cùng hội ngộ với nhau trong Câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế những năm tám mươi thế kỷ hai mươi.

  • LTS: Nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh là người con của xứ Huế, ông sinh ra, trưởng thành và định hình như là một nhà văn ở đây.

  • PHẠM THƯỜNG KHANH - TRẦN XUÂN TUYẾT Trong số những di sản mà Hồ Chí Minh dành cho ngành Công an thì bức thư của Người gửi đồng chí Hoàng Mai - Giám đốc Công an Khu 12, ngày 11 tháng 3 năm 1948 - nói về Tư cách người Công an Cách mệnh là một di sản quý báu.

  • NGÔ MINH Nhà xuất bản Tri thức vừa ấn hành cuốn sách quý: “Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế” của nhà văn Dương Phước Thu. Sách: biên khảo, lý giải rất chi tiết, rất sâu và cảm động từng chữ, từng hình ảnh khắc trên Cửu Đỉnh.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNCuốn sách non 220 trang không có phụ bản, bản đồ, tranh ảnh nào khác, giới thiệu. “Bức tranh chung về văn hoá Huế”.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNGTôi đến thăm gia đình cố nhạc sĩ Trần Hoàn trong tiết xuân lây phây mưa bụi. Bác Thanh Hồng - vợ nhạc sĩ, người con gái xứ Nghệ tạo thi hứng cho ca khúc Lời người ra đi bất tử cùng năm tháng niềm nở đón khách.

  • HỒNG NHU“Cánh chim trong bão tố” - NXB Hội Nhà văn Việt Nam - tự truyện của Nguyễn Thanh Song Cầm đến tay tôi vào một ngày mưa dầm xứ Huế ngày tháng 10 chưa cười đã tối. Một cây bút mới xuất hiện. Tôi đọc liền một mạch từ đầu cho đến cuối sách, từ lời giới thiệu cho đến phần vĩ thanh 476 trang.

  • ĐẶNG TIẾNNhật nguyệt dấu yêu là một mùa hoa trái trễ tràng, tập thơ đầu tay được tác giả gửi đến người đọc như một ủy thác, sau khi đã trải nghiệm cuộc đời, thực tế và văn học.

  • MAI VĂN HOAN(Nhân đọc “Quãng cách lặng im” của Xuân Hoàng)

  • TRẦN HIỆPTừ một nhà giáo, theo tiếng gọi “chống Mỹ , cứu nước”, Nguyễn Quang Hà lên đường ra trận, liên tục “bám trụ” chiến trường Thừa Thiên - Huế. Năm 1975 anh bị thương phải ra Bắc dưỡng bệnh và dự lớp bồi dưỡng viết văn của Hội Nhà văn Việt Nam ở Quảng Bá. Sau đó anh trở lại Thừa Thiên - Huế chiến đấu và công tác cho đến bây giờ. Cũng vì thế, hầu như đa phần sáng tác của anh dù là thơ, ký hay truyện đều viết về vùng đất này.

  • HOÀNG THỊ THU THỦY1. “Ngày khai trường áo lụa gió thu bay” không chỉ có trong “Mối tình đầu” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, mà niềm háo hức, tươi xanh, mong đợi có cả trong bài thơ “Mỗi ngày” của thầy giáo Hoàng Ngọc Quý.

  • TRẦN ĐÌNH SỬHoàng Ngọc Hiến là nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà triết luận văn hoá, nhà dịch thuật. Người ta đã biết nhiều về ông với tư cách nhà phê bình văn học mà ít biết về ông như nhà triết luận văn hoá. Về mặt này ông thể hiện một niềm trăn trở khôn nguôi đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại.

  • LTS: Tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường đã lập “hattrick” nhận liền ba giải thưởng trong năm 2010 (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Nguyễn Du, Tặng thưởng công trình Văn học nghệ thuật xuất sắc của Hội LHVHNT TT Huế). Để giải đáp phần nào thắc mắc từ phía bạn đọc về tính chất “tự truyện” cũng như chuyện bếp núc của cuốn tiểu thuyết “gia đình” này, Sông Hương xin giới thiệu bài viết của chính tác giả cầm tinh con Mèo - nhà văn Nguyễn Khắc Phê.

  • PHẠM TẤN HẦUCó tập thơ chỉ là tập hợp những bài thơ. Nhưng Thi ca mùa ngái ngủ của Lê Huỳnh Lâm, dù là tập thơ đầu tay nhưng đã thể hiện một cái nhìn nhất quán về thế giới thi ca mình khám phá. Đó là thế giới được mở to trước những “cơn đau”, trước “nỗi kinh hoàng vây quanh trái đất”, “trong đền thờ quỷ ma” và trong ca “ngôi nhà không thần thánh”…

  • TRẦN VĂN SÁNG - NGUYỄN THỊ TỐ LOANKỷ niệm 100 năm Bác Hồ đi tìm đường cứu nước (1911 - 2011)

  • ĐỖ LAI THÚY      Thơ có tuổi và chiêm bao có tích                                  Hàn Mặc Tử