Nhà văn Nguyễn Quang Hà
Trong tập “Mùa xương rồng nở hoa”, “Những giọt sương long lanh” là một bút ký khá hay. Xuất phát từ câu tục ngữ độc đáo của đồng bào dân tộc Katu: “Bơ rle cấng a đang” (Hạt sương long lanh như hạt gạo), Quang Hà dẫn chúng ta đi suốt hai mươi trang ký để đạt đến một nhận thức lý trí tình cảm sâu sắc. “Bưng bát cơm gạo lúa nước hôm nay, tôi miên man nhớ câu tục ngữ mà tôi đã thuộc từ xưa “Hạt sương long lanh như hạt gạo”. Phải qua hàng chục năm trời tôi mới hiểu, mới thấm thía một điều đơn giản ấy”. Tôi đọc liền mạch suốt hai mươi trang ký, không thể ngừng nghỉ được, bởi thêm mỗi đoạn ký là thêm một sự phát hiện mới mẻ. Truyện ký “Mùa xương rồng nở hoa” và bút ký “Trên đồng nước nổi” nếu đi liền nhau sẽ nổi rõ cái hay của một câu đối hoàn chỉnh. Một vế đối là hiện thực ở vùng hạn gay hạn gắt, còn vế kia là hiện thực ở nơi lụt gớm lụt ghê. Thế nhưng cái câu đối này không phải loại câu đối về ý, mà cả hai vế đối chung đúc lại đã làm nổi bật cái bản lĩnh của con người Bình Trị Thiên đang vươn lên làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở ký “Mùa xương rồng nở hoa”, Quang Hà biết đi từ những chi tiết sống động, tiêu biểu của hiện thực để tổ chức được một hình tượng văn học có chất lượng tư tưởng - nghệ thuật cao. “Một loài hoa gan góc, quyết sống như để đóng góp cho mặt đất này một triết lý. Dù sống trên cát khô, hoa xương rồng vẫn không kém gì hoa súng quanh năm dầm mình dưới nước. Mùi hoa xương rồng dịu, thoảng thơm hoa lý. Nó có cách sống riêng thì nó cũng có hương thơm riêng chứ sao”. Có lối kết cấu tương tự với “Mùa xương rồng nở hoa” là bút ký “Tháp xanh”. Hình tượng ngọn “tháp xanh” chứa đựng ý nghĩa chủ đạo của bài ký. Bút ký “Dấu những bàn chân” cho thấy khả năng nắm bắt và phản ánh cái mới của hiện thực khá nhanh nhạy của Nguyễn Quang Hà. Bài bút ký được viết vào tháng 7-1981, ở thời điểm này, chủ trương khoán sản phẩm đến tay người lao động của Đảng đang là vấn đề thời sự, không ít người còn chưa hiểu chủ trương khoán ấy. Nhưng Nguyễn Quang Hà đã thấy rõ “sức bật của khoán” và anh đã thể hiện được sức bật ấy thông qua những chi tiết hiện thực được lựa chọn kỹ. Vì vậy “Dấu những bàn chân” có sức thuyết phục. Chẳng hạn những chi tiết như tiếng kẻng ra đồng “trở thành lạc lõng” cái kẻng có thể dùng làm tư liệu “bảo tàng” được, hay như đàn trâu cày tuy béo “nhưng có nhiều con trên da còn những mảng mốc thếch, đó là dấu tích những vẩy ghẻ lở ngày xưa”. Truyện ngắn “Hạnh ơi” và truyện ký “Anh Tuyên” đi liền nhau cho ta một hình ảnh khá trọn vẹn về người lính cách mạng. “Hạnh ơi” là một truyện ngắn khá cảm động. Ngòi bút Nguyễn Quang Hà tách vào được tới vẻ đẹp sâu kín của tâm hồn người lính cách mạng. Anh Tuyên - chủ nhiệm hợp tác xã Đại Đồng - là hình ảnh nối tiếp của anh Hạnh được cá thể hóa bằng những thể hiện cụ thể của tính cách “mê làm kế khoán” của anh, nên là một nhân vật để lại được ấn tượng rõ nét trong tâm trí người đọc. Hai truyện ngắn “Nhịp tháng ngày” và “Thư gửi chị” có lối kết cấu và tư tưởng chủ đề khá gần gũi nhau. Hương trong “Gửi chị” đã trải qua một quá trình tư tưởng cọ xát với hiện thực lớn lao, đẹp đẽ để tìm chân lý. Thành công đáng khích lệ của Nguyễn Quang Hà trong truyện ngắn này là ở chỗ anh đã hiểu khá kỹ Hương - nhân vật Quang Hà vốn chưa thật quen thuộc. Thành công này chứng tỏ Quang Hà đã có nhiều cố gắng trong sự thâm nhập, tìm hiểu hiện thực; nó cũng chứng tỏ khả năng đi xa của tác giả. Tuy vậy, đọc hai truyện ngắn này, người đọc băn khoăn không hiểu tại sao một người như Ngô đã từng tham gia tích cực phong trào sinh viên lại có thể “bán tống bán tháo đồ đạc để di tản”, và trong tâm trạng “lên đây, em sẽ được đương đầu với một thế lực cộng sản để tìm một câu trả lời cho mối hoài nghi, xem có thật họ là người tài giỏi hay chỉ là những kẻ ăn mày”, Hương lại đồng thời tự ý thức rất rạch ròi “góp sức mình mở đất để mai mốt đây sẽ làm giàu cho đất nước”. Vẫn biết rằng hiện thực phong phú vô cùng và trong cuộc sống có nhiều điều xảy ra ngoài tầm hiểu biết và sự phán đoán của chúng ta, nhưng phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi nhà văn khi đề cập đến cái phi lý phải giải thích một cách chân thật tính hợp lý của cái phi lý đó. Bên cạnh những mặt mạnh và yếu trên, về phương diện nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả, tập sách này còn có một số nhược điểm nhất định. Văn của Nguyễn Quang Hà chưa được anh chăm chút, gọt giũa một cách đúng mức, cho tinh xảo. Tuy nhiên so sánh những non yếu ấy với những thành công mà “Mùa xương rồng nở hoa” đã đạt được, tôi vẫn thấy có cơ sở để nhận định: văn Nguyễn Quang Hà có nhiều hứa hẹn trong quá trình sáng tác sắp tới. Tháng 12-1983 K.P. (6/4-84) -------------------- (1) Tập thơ Nhà xuất bản Văn nghệ giải phóng – 1975. (2) Tập truyện ký – Nhà xuất bản Thuận Hóa 1982. |
NGUYỄN QUANG THIỀU
Khi đọc xong bản thảo trường ca Nàng, quả thực trước đó tôi không hình dung có một trường ca như vậy được viết trong thời đại hiện nay.
TRẦN HỒ
Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).
ĐỖ TẤN ĐẠT
(Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)
VƯƠNG TRỌNG
Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.
PHẠM PHÚ PHONG
Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.
(Một đôi chỗ cần lưu ý)
CHU TRỌNG HUYẾN
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)
Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.
ĐỖ LAI THÚY
Khi mọi thần thoại gãy đổ, thơ chính là nơi thần linh trú ngụ. (Saint John Perse) |
Tôi không tiến đi đâu cả, Tôi là hiện tại. (Pablo Picasso) |
TRẦN THÙY MAI
(Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)
HỒ THẾ HÀ
Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng:
UÔNG TRIỀU
Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.
Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.
PHẠM PHÚ PHONG
Rừng sâu có trước các dân tộc,
sa mạc đến sau con người
(F.R.de Chateaubriand)
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.
VŨ THÀNH SƠN
Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.
THÚY HẰNG
Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.
ĐÔNG HÀ
Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng.