Nhà văn Nguyễn Quang Hà
Trong tập “Mùa xương rồng nở hoa”, “Những giọt sương long lanh” là một bút ký khá hay. Xuất phát từ câu tục ngữ độc đáo của đồng bào dân tộc Katu: “Bơ rle cấng a đang” (Hạt sương long lanh như hạt gạo), Quang Hà dẫn chúng ta đi suốt hai mươi trang ký để đạt đến một nhận thức lý trí tình cảm sâu sắc. “Bưng bát cơm gạo lúa nước hôm nay, tôi miên man nhớ câu tục ngữ mà tôi đã thuộc từ xưa “Hạt sương long lanh như hạt gạo”. Phải qua hàng chục năm trời tôi mới hiểu, mới thấm thía một điều đơn giản ấy”. Tôi đọc liền mạch suốt hai mươi trang ký, không thể ngừng nghỉ được, bởi thêm mỗi đoạn ký là thêm một sự phát hiện mới mẻ. Truyện ký “Mùa xương rồng nở hoa” và bút ký “Trên đồng nước nổi” nếu đi liền nhau sẽ nổi rõ cái hay của một câu đối hoàn chỉnh. Một vế đối là hiện thực ở vùng hạn gay hạn gắt, còn vế kia là hiện thực ở nơi lụt gớm lụt ghê. Thế nhưng cái câu đối này không phải loại câu đối về ý, mà cả hai vế đối chung đúc lại đã làm nổi bật cái bản lĩnh của con người Bình Trị Thiên đang vươn lên làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở ký “Mùa xương rồng nở hoa”, Quang Hà biết đi từ những chi tiết sống động, tiêu biểu của hiện thực để tổ chức được một hình tượng văn học có chất lượng tư tưởng - nghệ thuật cao. “Một loài hoa gan góc, quyết sống như để đóng góp cho mặt đất này một triết lý. Dù sống trên cát khô, hoa xương rồng vẫn không kém gì hoa súng quanh năm dầm mình dưới nước. Mùi hoa xương rồng dịu, thoảng thơm hoa lý. Nó có cách sống riêng thì nó cũng có hương thơm riêng chứ sao”. Có lối kết cấu tương tự với “Mùa xương rồng nở hoa” là bút ký “Tháp xanh”. Hình tượng ngọn “tháp xanh” chứa đựng ý nghĩa chủ đạo của bài ký. Bút ký “Dấu những bàn chân” cho thấy khả năng nắm bắt và phản ánh cái mới của hiện thực khá nhanh nhạy của Nguyễn Quang Hà. Bài bút ký được viết vào tháng 7-1981, ở thời điểm này, chủ trương khoán sản phẩm đến tay người lao động của Đảng đang là vấn đề thời sự, không ít người còn chưa hiểu chủ trương khoán ấy. Nhưng Nguyễn Quang Hà đã thấy rõ “sức bật của khoán” và anh đã thể hiện được sức bật ấy thông qua những chi tiết hiện thực được lựa chọn kỹ. Vì vậy “Dấu những bàn chân” có sức thuyết phục. Chẳng hạn những chi tiết như tiếng kẻng ra đồng “trở thành lạc lõng” cái kẻng có thể dùng làm tư liệu “bảo tàng” được, hay như đàn trâu cày tuy béo “nhưng có nhiều con trên da còn những mảng mốc thếch, đó là dấu tích những vẩy ghẻ lở ngày xưa”. Truyện ngắn “Hạnh ơi” và truyện ký “Anh Tuyên” đi liền nhau cho ta một hình ảnh khá trọn vẹn về người lính cách mạng. “Hạnh ơi” là một truyện ngắn khá cảm động. Ngòi bút Nguyễn Quang Hà tách vào được tới vẻ đẹp sâu kín của tâm hồn người lính cách mạng. Anh Tuyên - chủ nhiệm hợp tác xã Đại Đồng - là hình ảnh nối tiếp của anh Hạnh được cá thể hóa bằng những thể hiện cụ thể của tính cách “mê làm kế khoán” của anh, nên là một nhân vật để lại được ấn tượng rõ nét trong tâm trí người đọc. Hai truyện ngắn “Nhịp tháng ngày” và “Thư gửi chị” có lối kết cấu và tư tưởng chủ đề khá gần gũi nhau. Hương trong “Gửi chị” đã trải qua một quá trình tư tưởng cọ xát với hiện thực lớn lao, đẹp đẽ để tìm chân lý. Thành công đáng khích lệ của Nguyễn Quang Hà trong truyện ngắn này là ở chỗ anh đã hiểu khá kỹ Hương - nhân vật Quang Hà vốn chưa thật quen thuộc. Thành công này chứng tỏ Quang Hà đã có nhiều cố gắng trong sự thâm nhập, tìm hiểu hiện thực; nó cũng chứng tỏ khả năng đi xa của tác giả. Tuy vậy, đọc hai truyện ngắn này, người đọc băn khoăn không hiểu tại sao một người như Ngô đã từng tham gia tích cực phong trào sinh viên lại có thể “bán tống bán tháo đồ đạc để di tản”, và trong tâm trạng “lên đây, em sẽ được đương đầu với một thế lực cộng sản để tìm một câu trả lời cho mối hoài nghi, xem có thật họ là người tài giỏi hay chỉ là những kẻ ăn mày”, Hương lại đồng thời tự ý thức rất rạch ròi “góp sức mình mở đất để mai mốt đây sẽ làm giàu cho đất nước”. Vẫn biết rằng hiện thực phong phú vô cùng và trong cuộc sống có nhiều điều xảy ra ngoài tầm hiểu biết và sự phán đoán của chúng ta, nhưng phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi nhà văn khi đề cập đến cái phi lý phải giải thích một cách chân thật tính hợp lý của cái phi lý đó. Bên cạnh những mặt mạnh và yếu trên, về phương diện nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả, tập sách này còn có một số nhược điểm nhất định. Văn của Nguyễn Quang Hà chưa được anh chăm chút, gọt giũa một cách đúng mức, cho tinh xảo. Tuy nhiên so sánh những non yếu ấy với những thành công mà “Mùa xương rồng nở hoa” đã đạt được, tôi vẫn thấy có cơ sở để nhận định: văn Nguyễn Quang Hà có nhiều hứa hẹn trong quá trình sáng tác sắp tới. Tháng 12-1983 K.P. (6/4-84) -------------------- (1) Tập thơ Nhà xuất bản Văn nghệ giải phóng – 1975. (2) Tập truyện ký – Nhà xuất bản Thuận Hóa 1982. |
BÙI NGUYÊN
Ngửa (Nxb. Hội Nhà văn, 2017) không đơn thuần chỉ là tập truyện ngắn với nhiều hoàn cảnh thân phận và sự trầm tư riêng biệt của cư dân Sài Gòn đã cùng tác giả đồng hành qua hơn nửa thế kỷ sinh cư trên cái thành phố vốn dĩ là trung tâm sinh hoạt sôi động năng nổ với đầy đủ hương vị sống. Đó là cảm nhận đầu tiên của tôi khi lần lượt mở từng trang của tập truyện ngắn ngồn ngộn hoài niệm của nhà văn Ngô Đình Hải.
NGUYỄN TRỌNG TẠO
1.
Trước khi có Hàn Mặc Tử, người ta chỉ biết có hai loài đáng trọng vọng là “Thiên thần” và “loài Người”. Nhưng từ khi có Hàn Mặc Tử, người ta mới biết còn có thêm một loài nữa, đó là “loài thi sĩ”.
NGUYỄN THỊ TỊNH THY
Bông hồng cho Mẹ của bác sĩ - thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người. Hay đến mức phải gọi đó là tuyệt tác.
LÊ MINH PHONG
(Nhân đọc Chậm hơn sự dừng lại của Trần Tuấn, Nxb. Hội Nhà văn, 2017)
TRẦN NGỌC HỒ TRƯỜNG
Tư tưởng văn học của Tản Đà (1889 - 1939) không thuần nhất mà là sự hỗn dung của “tư tưởng Nho gia, tư tưởng Lão Trang và tư tưởng tư sản”1.
MỘC MIÊN (*)
Là một trong những cây bút trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ là người có duyên thầm trong thơ mà còn có duyên kể chuyện đặc biệt là những câu chuyện dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Trong thơ trữ tình, lịch sử không tồn tại. Trường ca làm chúng tồn tại.
(Ý kiến của Nguyễn Văn Bổng, Xuân Cang, Nguyễn Kiên, Hà Minh Đức, Hoàng Ngọc Hiến)
Sách chuyên khảo “Sự ra đời của đế chế Nguyễn” của A.Riabinin tiến sĩ sử học Xô Viết nghiên cứu lịch sử xã hội - chính trị của Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX.
LÊ MINH PHONG
(Nhân đọc: Rừng khô, suối cạn, biển độc… và văn chương của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Khoa học xã hội, 2017).
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Trong sách “Nhìn lại lịch sử”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003, tác giả Phan Duy Kha viết bài “Một bài thơ liên quan đến lăng mộ vua Quang Trung”.
BÙI KIM CHI
“Tháng Tám năm Ất Dậu (1945)… Là công dân Việt Nam nên tôi đã tham gia phong trào chống xâm lăng…”. (Truyện ngắn Mũi Tổ).
TRƯƠNG THỊ TƯỜNG THI
Thuật ngữ triết luận gắn với tính trí tuệ hay tính triết lý trong văn học nói chung và trong thơ ca nói riêng xuất hiện từ rất sớm.
NGUYỄN THẾ QUANG
Nói đến nhà văn Nguyễn Khắc Phê thì không gì bằng đọc cuốn tự tuyện của anh. Số phận không định trước(*) đưa ta đi suốt cuộc hành trình sáng tạo nghệ thuật bền bỉ quyết liệt suốt năm chục năm qua của anh.
NGUYỄN HỮU SƠN
Thiền sư Vạn Hạnh (?-1018) gốc họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp (nay thuộc phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi.
NGUYÊN QUÂN
Một cảm nhận thật mơ hồ khi cầm trên tay tập sách, vừa tản văn vừa tiểu luận của nhà văn Triệu Từ Truyền gởi tặng. Sự mơ hồ từ một cái tựa rất mơ hồ bởi lẽ chữ là một thực thể hữu hiện và chiếc cầu tâm linh chính lại là một ảo ảnh rất dị biệt với thực thể hữu hạn của những con chữ.
TUỆ AN
Đọc “Ảo giác mù”, tập truyện ngắn của Tru Sa (Nxb. Hội Nhà văn, 2016)
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Ngô Thì Nhậm viết bài thơ Cảm hoài cách đây 223 năm, nhân đi sứ báo tang Tiên hoàng Quang Trung băng hà và cầu phong An Nam quốc vương cho vua Cảnh Thịnh.