Một lần đến Hy Lạp

15:06 08/09/2008
NGUYỄN XUÂN THÂMChúng tôi đến Aten vào cuối tháng chín, mà buổi trưa vẫn còn oi bức như bao trưa miền biển ở Việt . Thanh Tùng và tôi loay hoay mãi vẫn không bắt được taxi để chuyển tiếp đến sân bay nội địa.

Kể ra thì cũng có đôi chiếc nhưng khách quá đông, nên lái xe bắt chẹt, đòi những chín nghìn greek (50 USD), mà có xa xôi gì đâu, quãng đường chỉ có hai, ba cây số. Tôi trả bốn nghìn, họ lắc đầu. Thế là chúng tôi quyết định đi bộ, dẫu nắng như đổ lửa xuống đầu, xuống lưng, xuống con đường đất đỏ quạch. May mắn quá, chúng tôi nhập đoàn với hai cô gái người Mỹ, tăng bạt trĩu nặng trên vai và mười lăm phút sau đã được xe buýt đưa đến sân bay.
Hôm ở Băngkok tôi đã OK vé máy bay chặng đường Aten - đảo Rôđơ, nhưng khi đến chỗ cân hành lý thì máy bay đã cất cánh. Mới ra ngoại quốc lần đầu, nên Thanh Tùng rất lo lắng, hết kéo túi du lịch đến chỗ này lại kéo đến chỗ khác.
Nghe tôi trình bày sớm mai phải có mặt ở Rôđơ để dự hội thảo quốc tế chương trình "sóng ba biển", nhân viên điều hành của hãng máy bay Olympic (Mỹ) đã thu xếp cho chúng tôi được đi chuyến máy bay đêm ra đảo. Mừng quá, chúng tôi tự thưởng cho nhau mấy hộp bia Hy Lạp.
21giờ, máy bay Olympic hạ cánh. Chẳng ai ra đón, chúng tôi biết về đâu bây giờ. Ở Rôđơ có hai trăm khách sạn lớn, không hiểu tổ chức "sóng ba biển" bố trí cho chúng tôi ở khách sạn nào. Cô nhân viên phòng thông tin sân bay cho tôi biết ở khách sạn Benvêđe đêm nay có mở cốctai và sẽ có những nhà văn nhà thơ nổi tiếng của Châu Âu đến đấy. Chúng tôi bắt taxi về Benvêđe, thôi thì cũng liều như đánh số đề vậy. Taxi chạy được một lúc, người lái xe ngoảnh lại, nói bằng tiếng Việt:
- Hai ông là Việt cọng?
- Anh đã ở Việt ?
- Vâng. Tôi đã sống và học tiếng Việt ở Đà Nẵng.
- Lính Mỹ?
- Vâng. Nhưng, tôi là người Hy Lạp.
Benvêđe là một khách san lớn nằm bên bờ biển. Bà Ewa A Kumlin (Coordinator) đã đặt phòng cho chúng tôi ở tầng 3. Suốt đêm tôi thao thức trong sóng biển Êgiê. Tôi nghĩ miên man đến lịch sử mảnh đất này, ở thế kỷ XIV Rôđơ là thủ đô của những hiệp sĩ dòng Saint - Jean, nói bảy thứ tiếng: Pháp,Ý, Đức, Aragông (Tây Ban Nha), Anh, Prôvăng, Ôvécnhơ. Về sau Rôđơ bị tàn phá bởi vua Đan Mạch Vanđêma IV.
Rôđơ là một thành phố cổ, có tuổi hơn 2000 năm, cái gì cũng bằng đá: bãi biển đá, vỉa hè đá với những bức tranh màu cổ, pháo đài đá, hải đăng đá, nhà hát cổ đá, tượng đá,... chẳng hiểu sao tượng đá nhiều cái không có đầu. Do chiến tranh, do bọn cướp biển hay do bị đỗ vỡ, phần cổ của tượng là yếu nhất, nên gãy ngang ở đấy. Dẫu do nguyên nhân gì thì tôi vẫn xót xa. Tôi có chụp cho Thanh Tùng một bức ảnh bên tượng không đầu trong nhà hát cổ. Đoàn kịch Xtốckhôn đã trình diễn ở đây. Diễn viên (trong vai cướp biển, lính, nhà vua, công chúa,...) đã trộn lẫn với người xem, biến người xem cũng thành diễn viên trên sân khấu nhà hát rộng tới 1000m2. Cái sân khấu trời này có trăng, sao, sóng biển của đảo Rôđơ.
Dễ đến bốn trăm nhà văn, nhà thơ, dịch giả, sử gia nhà báo... của bốn mươi nước tham gia hội thảo "Văn học và Internet". Tôi xúc động nhất là được gặp và trò chuyện với nhà thơ Blaga Dimitrova. Bà đã bảy mươi lăm tuổi, đi lại có phần khó khăn, nhất là đi bộ trong đêm trên con đường đá có tên Hiệp Sĩ. Đá cứ như khoai tây được lèn chặt xuống mặt đường. Bà nhắc mãi đến anh Xuân Diệu và hận không kịp chuyển tập thơ của anh đã dược in ở Bungari. Một nhà thơ Thuỵ Sĩ làm tôi khó quên, đó là Thio Inđe Xmittơn, anh đã đi xe đạp hơn 1000 cây số để đến Hy Lạp. Anh biết bảy thứ tiếng kể cả tiếng Hy Lạp cổ. Anh đưa cho tôi một tập thơ và đề nghị tôi viết bên lề mỗi bài lời nhận xét. Anh yêu Việt , nên đi đâu cũng kéo hai chúng tôi đi theo. Thio còn vẽ mề đay vàng để thưởng Thanh Tùng về tài đọc thơ lúc gần 12 giờ đêm bên bãi biển ở Amfi Theatre.
Cuối thu mà ở Rôđơ buổi sớm chỉ thoáng một ít sương mù, sau đấy mặt trời như cái bánh xe lăn qua biển, đảo. Đây là cái "mỏ" nắng của Châu Âu, nên thu đông nhiều khách du lịch tìm đến để tắm nắng và ăn sò huyết, cá biển. Bãi biển đá quanh đảo, chỗ nào cũng là bãi tắm. Biển xanh lắm, xanh như màu trái ô liu. Những thiếu nữ tắm rồi nằm phơi nắng, cứ lật đi lật lại như ta phơi mực qua hết cả buổi trưa. Tắm biển, tắm nắng chán thì lên các quán ăn sò huyết sống với muối, tiêu, chanh. Dĩ nhiên là phải uống rượu mạnh. Cua thịt, ghẹ, tôm cũng được ăn sống như thế  trong buổi tiệc sang trọng. Một cái bàn dài ba thước, trên có một lớp tuyết dày (có lẽ là tuyết cacbonic), tôm sú, cua lửa còn sống, nhảy và bò. Cứ thế người ăn bóc vỏ, chấm muối tiêu chanh. Thêm một cốc whichky black label nữa là trở lại sống với ông bà thuở xa xưa. Đây là cái nôi văn hoá của loài người. Ăn trong ánh đuốc bó bằng gỗ sồi và tiếng ngựa hí. Ăn bên cạnh những văn hào Ba Tư, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Tây ban Nha, Thuỵ Điển, Đan Mạch,... bên cạnh những người xoã tóc đọc trường ca cổ Hy Lạp. Thanh Tùng nói với tôi: "Bây giờ tôi chết thì cũng không còn hận gì nữa". Chết thế nào được, bởi Thanh Tùng và tôi còn muốn thả bước lang thang trên những vỉa hè, phố chợ Hy Lạp để cảm nhận "những vỉa hè thơm mùi thiếu nữ".
Đường phố ít xe cộ, người đi bên đường, tôi nhìn người nào cũng đẹp. Như thể những sưu tập hoa hậu thế giới được trưng bày tự nhiên ở đây, nơi thành cổ, sóng, nắng, gió, những người đánh cá, những người trồng ô liu... Một điều huyền bí là Hy Lạp có quá nhiều người đẹp. Tóc đẹp, mắt đẹp, mũi đẹp, miệng đẹp, tay đẹp, chân đẹp, vóc đẹp, đi đẹp, ngồi đẹp. Và rất thích nghe đọc thơ. Bảy mươi nghìn cây số với bốn lần đổi máy bay để đến đây kể cũng không bõ công.
N.X.T

(nguồn: TCSH số 165 - 11 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Đoản văn này được George Orwell viết năm 1936 kể về khoảng thời gian ông làm việc như một nhân viên bán sách bán thời gian tại tiệm sách cũ Booklover’s Corner tọa lạc ngay góc phố Pond Street và South End Green, thành phố London, nước Anh. Hiện nay tiệm sách cũ Booklover’s Corner không còn nữa, thay vào đó là một nhà hàng pizza, tuy nhiên ở đó còn gắn một tấm biển ghi rằng “George Orwell, nhà văn (1903 - 1950) từng sống và làm việc trong một tiệm sách ngay vị trí này”.

  • Tác giả Oriana Fallaci lột tả cảm xúc của người phụ nữ từ lúc mang thai, dằn vặt nội tâm giữa việc giữ hay từ bỏ đứa con trong bụng, đến khi đau đớn mất con.

  • Sau gần một thế kỷ bị chìm trong quên lãng, "Temperature" - tác phẩm của nhà văn F. Scott Fitzgerald - đã được xuất bản trên một tạp chí.

  • Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc một tư liệu văn học khá đặc biệt mới được công bố lần đầu trên tuần báo Ngọn lửa nhỏ (số 49 tháng 12-1988) Liên Xô, có liên quan số phận cuộc đời của nhà thơ Nga mà hiện nay tên tuổi ông đã trở nên nổi tiếng thế giới - Iôxíp Brôđxki (giải thưởng Nô ben).

  • Một khu triển lãm thuộc địa nhằm ca tụng quá trình chinh phạt của thực dân Pháp, trong đó có nhiều di tích đến từ Việt Nam, hiện đang hoang phế điêu tàn.

  • Năm 1854, Nhật Bản chính thức “mở cửa” sau khoảng 250 năm thực thi chính sách Sakoku (Tỏa quốc) dưới thời Edo (1600-1868) và không lâu sau, gấp gáp bước vào công cuộc Duy tân thời Minh Trị (1868-1912) với hàng loạt đổi thay mạnh mẽ.

  • NGUYỄN DƯ

    Tôi vốn không thích đi đến những nơi xa lạ. Ngại những cái phiền toái.

  • WILLIAM B NOSEWORTHY 

    "Những cuốn Lịch Sử Thơ Mỹ” chỉ có bốn ấn bản chính đáng kể, được viết theo chủ đề trên.

  • SERGEI BELOV
          Tiểu truyện

    Trên góc đường Malaya-Meschanskaya và Stolyrany có một chung cư trông thật khiêm tốn, đó là nơi nhà văn Dostoievsky với đứa cháu của người vợ đã mất cùng bà nhũ mẫu trung thành đang ở.

  • Ở các nước phương Tây trước đây, tóc thường được lấy từ di hài người vừa nhắm mắt xuôi tay và giữ làm vật lưu niệm trong gia đình. Các món tóc từng ở trên đầu hai nhà soạn nhạc bậc thầy Wolfgang Amadeus Mozart và Ludwig van Beethoven đã được đem ra bán đấu giá trong cùng một phiên tại nhà Sotheby London vào ngày 28/5 mới đây, sau một đợt triển lãm cho công chúng thưởng ngoạn.

  • Mặc dù năm nay khép lại với kết quả gây đầy tranh cãi, LHP Cannes vẫn là nơi đáng mơ ước cho mọi nhà làm phim trẻ, mong tìm được bệ phóng tốt cho giấc mơ điện ảnh của mình.

  • (Đọc “Cuộc cách mạng một-cọng-rơm”)*

    Từ một chuyên viên trong văn phòng của một viện nghiên cứu, chàng trai tuổi đôi mươi Masanobu Fukuoka bỏ ngang xương để trở thành một nhà nông nuôi dưỡng tín điều duy nhất: làm nông theo hình thái tự nhiên.

  • Vlađimia Maiakôvski (1893 - 1930) là nhà thơ đầu tiên ở thế kỷ XX đã cống hiến tài năng lớn lao của mình cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cái vốn thơ dấn thân, say mê và dữ dội của ông, ông đưa nó ra đường phố, hướng về phía quần chúng và biến nó thành "chỉ huy sức mạnh con người".

  • LTS: Dana Gioia là một nhà thơ, nhà phê bình, và thầy giáo hiện ở Mỹ. Ông sinh năm 1950 tại Los Angeles. Ông học đại học Standford và tốt nghiệp M.A về Văn chương Đối chiếu từ Đại học Harvard trước khi làm việc trong ngành kinh doanh. Sau 15 năm làm quản trị thương mại ở New York, ông bỏ chức phó chủ tịch công ty để toàn tâm viết sách và dạy học.

  • Hẳn là đã có rất nhiều người nghe nói đến cuộc tranh luận uyên bác kéo dài hơn 200 năm đề cập đến những bài Xô-nêt của Shakespeare và những cố gắng chưa có kết quả nhằm nhận ra những nhân vật chính trong các tác phẩm, đó là "Người đàn bà sầu thảm" và "Cậu bé dễ yêu".

  • TRẦN PHƯƠNG LINH

    Gunter Grass, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Đức, từng đoạt giải Nobel văn học năm 1999, vừa qua đời ngày 13/4/2015 tại bệnh viện ở thành phố Lubeck-Đức, hưởng thọ 87 tuổi.

  • Triết hiện sinh chia tay với triết học "trừu tượng". Nó quan tâm đến tính chủ thể cụ thể của con người, chứ không phải khái niệm trừu tượng về "chủ thể". Đó là lý do nhiều triết gia hiện sinh (như Sartre, Camus...) chọn hình thức văn nghệ (tiểu thuyết, kịch...) để đến gần hơn với đời sống thực, nói lên những băn khoăn, thao thức, đau khổ và lựa chọn trong "thân phận" làm người.

  • (Vài suy nghĩ nhân đọc thư của các bạn Việt Nam nghe đài Matxcơva)

    IRINA ZISMAN MÔSCƠVINA (Nhà báo Liên Xô)

  • Series hòa nhạc tương tác dành cho trẻ nhỏ dưới tám tuổi Bach Before Bedtime đang nỗ lực xóa bỏ khoảng cách cố hữu giữa nghệ sĩ và khán giả, làm cho môi trường âm nhạc cổ điển trở nên thân mật nhất trong khả năng có thể.