Một lần đến Hy Lạp

15:06 08/09/2008
NGUYỄN XUÂN THÂMChúng tôi đến Aten vào cuối tháng chín, mà buổi trưa vẫn còn oi bức như bao trưa miền biển ở Việt . Thanh Tùng và tôi loay hoay mãi vẫn không bắt được taxi để chuyển tiếp đến sân bay nội địa.

Kể ra thì cũng có đôi chiếc nhưng khách quá đông, nên lái xe bắt chẹt, đòi những chín nghìn greek (50 USD), mà có xa xôi gì đâu, quãng đường chỉ có hai, ba cây số. Tôi trả bốn nghìn, họ lắc đầu. Thế là chúng tôi quyết định đi bộ, dẫu nắng như đổ lửa xuống đầu, xuống lưng, xuống con đường đất đỏ quạch. May mắn quá, chúng tôi nhập đoàn với hai cô gái người Mỹ, tăng bạt trĩu nặng trên vai và mười lăm phút sau đã được xe buýt đưa đến sân bay.
Hôm ở Băngkok tôi đã OK vé máy bay chặng đường Aten - đảo Rôđơ, nhưng khi đến chỗ cân hành lý thì máy bay đã cất cánh. Mới ra ngoại quốc lần đầu, nên Thanh Tùng rất lo lắng, hết kéo túi du lịch đến chỗ này lại kéo đến chỗ khác.
Nghe tôi trình bày sớm mai phải có mặt ở Rôđơ để dự hội thảo quốc tế chương trình "sóng ba biển", nhân viên điều hành của hãng máy bay Olympic (Mỹ) đã thu xếp cho chúng tôi được đi chuyến máy bay đêm ra đảo. Mừng quá, chúng tôi tự thưởng cho nhau mấy hộp bia Hy Lạp.
21giờ, máy bay Olympic hạ cánh. Chẳng ai ra đón, chúng tôi biết về đâu bây giờ. Ở Rôđơ có hai trăm khách sạn lớn, không hiểu tổ chức "sóng ba biển" bố trí cho chúng tôi ở khách sạn nào. Cô nhân viên phòng thông tin sân bay cho tôi biết ở khách sạn Benvêđe đêm nay có mở cốctai và sẽ có những nhà văn nhà thơ nổi tiếng của Châu Âu đến đấy. Chúng tôi bắt taxi về Benvêđe, thôi thì cũng liều như đánh số đề vậy. Taxi chạy được một lúc, người lái xe ngoảnh lại, nói bằng tiếng Việt:
- Hai ông là Việt cọng?
- Anh đã ở Việt ?
- Vâng. Tôi đã sống và học tiếng Việt ở Đà Nẵng.
- Lính Mỹ?
- Vâng. Nhưng, tôi là người Hy Lạp.
Benvêđe là một khách san lớn nằm bên bờ biển. Bà Ewa A Kumlin (Coordinator) đã đặt phòng cho chúng tôi ở tầng 3. Suốt đêm tôi thao thức trong sóng biển Êgiê. Tôi nghĩ miên man đến lịch sử mảnh đất này, ở thế kỷ XIV Rôđơ là thủ đô của những hiệp sĩ dòng Saint - Jean, nói bảy thứ tiếng: Pháp,Ý, Đức, Aragông (Tây Ban Nha), Anh, Prôvăng, Ôvécnhơ. Về sau Rôđơ bị tàn phá bởi vua Đan Mạch Vanđêma IV.
Rôđơ là một thành phố cổ, có tuổi hơn 2000 năm, cái gì cũng bằng đá: bãi biển đá, vỉa hè đá với những bức tranh màu cổ, pháo đài đá, hải đăng đá, nhà hát cổ đá, tượng đá,... chẳng hiểu sao tượng đá nhiều cái không có đầu. Do chiến tranh, do bọn cướp biển hay do bị đỗ vỡ, phần cổ của tượng là yếu nhất, nên gãy ngang ở đấy. Dẫu do nguyên nhân gì thì tôi vẫn xót xa. Tôi có chụp cho Thanh Tùng một bức ảnh bên tượng không đầu trong nhà hát cổ. Đoàn kịch Xtốckhôn đã trình diễn ở đây. Diễn viên (trong vai cướp biển, lính, nhà vua, công chúa,...) đã trộn lẫn với người xem, biến người xem cũng thành diễn viên trên sân khấu nhà hát rộng tới 1000m2. Cái sân khấu trời này có trăng, sao, sóng biển của đảo Rôđơ.
Dễ đến bốn trăm nhà văn, nhà thơ, dịch giả, sử gia nhà báo... của bốn mươi nước tham gia hội thảo "Văn học và Internet". Tôi xúc động nhất là được gặp và trò chuyện với nhà thơ Blaga Dimitrova. Bà đã bảy mươi lăm tuổi, đi lại có phần khó khăn, nhất là đi bộ trong đêm trên con đường đá có tên Hiệp Sĩ. Đá cứ như khoai tây được lèn chặt xuống mặt đường. Bà nhắc mãi đến anh Xuân Diệu và hận không kịp chuyển tập thơ của anh đã dược in ở Bungari. Một nhà thơ Thuỵ Sĩ làm tôi khó quên, đó là Thio Inđe Xmittơn, anh đã đi xe đạp hơn 1000 cây số để đến Hy Lạp. Anh biết bảy thứ tiếng kể cả tiếng Hy Lạp cổ. Anh đưa cho tôi một tập thơ và đề nghị tôi viết bên lề mỗi bài lời nhận xét. Anh yêu Việt , nên đi đâu cũng kéo hai chúng tôi đi theo. Thio còn vẽ mề đay vàng để thưởng Thanh Tùng về tài đọc thơ lúc gần 12 giờ đêm bên bãi biển ở Amfi Theatre.
Cuối thu mà ở Rôđơ buổi sớm chỉ thoáng một ít sương mù, sau đấy mặt trời như cái bánh xe lăn qua biển, đảo. Đây là cái "mỏ" nắng của Châu Âu, nên thu đông nhiều khách du lịch tìm đến để tắm nắng và ăn sò huyết, cá biển. Bãi biển đá quanh đảo, chỗ nào cũng là bãi tắm. Biển xanh lắm, xanh như màu trái ô liu. Những thiếu nữ tắm rồi nằm phơi nắng, cứ lật đi lật lại như ta phơi mực qua hết cả buổi trưa. Tắm biển, tắm nắng chán thì lên các quán ăn sò huyết sống với muối, tiêu, chanh. Dĩ nhiên là phải uống rượu mạnh. Cua thịt, ghẹ, tôm cũng được ăn sống như thế  trong buổi tiệc sang trọng. Một cái bàn dài ba thước, trên có một lớp tuyết dày (có lẽ là tuyết cacbonic), tôm sú, cua lửa còn sống, nhảy và bò. Cứ thế người ăn bóc vỏ, chấm muối tiêu chanh. Thêm một cốc whichky black label nữa là trở lại sống với ông bà thuở xa xưa. Đây là cái nôi văn hoá của loài người. Ăn trong ánh đuốc bó bằng gỗ sồi và tiếng ngựa hí. Ăn bên cạnh những văn hào Ba Tư, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Tây ban Nha, Thuỵ Điển, Đan Mạch,... bên cạnh những người xoã tóc đọc trường ca cổ Hy Lạp. Thanh Tùng nói với tôi: "Bây giờ tôi chết thì cũng không còn hận gì nữa". Chết thế nào được, bởi Thanh Tùng và tôi còn muốn thả bước lang thang trên những vỉa hè, phố chợ Hy Lạp để cảm nhận "những vỉa hè thơm mùi thiếu nữ".
Đường phố ít xe cộ, người đi bên đường, tôi nhìn người nào cũng đẹp. Như thể những sưu tập hoa hậu thế giới được trưng bày tự nhiên ở đây, nơi thành cổ, sóng, nắng, gió, những người đánh cá, những người trồng ô liu... Một điều huyền bí là Hy Lạp có quá nhiều người đẹp. Tóc đẹp, mắt đẹp, mũi đẹp, miệng đẹp, tay đẹp, chân đẹp, vóc đẹp, đi đẹp, ngồi đẹp. Và rất thích nghe đọc thơ. Bảy mươi nghìn cây số với bốn lần đổi máy bay để đến đây kể cũng không bõ công.
N.X.T

(nguồn: TCSH số 165 - 11 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Điều gì đã khiến cho vở kịch có sức sống trường tồn như vậy?

  • Isaac Bashevis Singer (14/7/1904 - 24/7/1991) nhà văn Mỹ gốc Do Thái Ba Lan đoạt giải Nobel Văn học năm 1978. Những sáng tác của ông chủ yếu viết bằng tiếng Yiddish (tiếng Đức cổ của người Do Thái).

  • Tổng thống thứ 44 của Mỹ có phong cách lãnh đạo đặc trưng, thu hút được hàng triệu người ủng hộ và khiến cả những đối thủ của ông cũng phải thán phục.

  • NGUYỄN QUỐC THẮNG 

    “Tất cả những gì tôi đã làm được đều là kết quả của sự cô đơn”1
                       (Kafka)
    “Hệ thống ám dụ của Kafka thực hiện chức năng của nó như những ký hiệu vô hạn chất vấn những ký hiệu khác”2
                       (Roland Barthes)

  • Paul Doumer là một chính khách người Pháp, sinh năm 1857. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Sau ông làm Tổng thống Pháp từ 1931-1932. Ông bị một phần tử quá khích người Nga ám sát năm 1932. Cuốn hồi ký Xứ Đông Dương là cuốn sách viết riêng về giai đoạn ông ở Đông Dương.

  • A. GELMAN(*)

    Chúng ta là những người chứng kiến tình trạng lo ngại đang tăng lên của xã hội về khía cạnh đạo đức trong sinh hoạt của đảng ta.

  • LGT: Tiểu luận “Làm sao văn học khả hữu?” dưới đây là văn bản phê bình văn học đầu tiên của Maurice Blanchot được ra mắt vào năm 1941 trên Nhật báo tranh luận (Journal des débats).

  • Kể đến Noel năm nay, thế là tôi đã qua trọn 50 mùa Noel ở nước Đức, đất nước có truyền thống Noel lâu đời, nơi thành phố Munich, vốn có tên từ những nhà tu đạo Thiên Chúa “Mönche”, nơi có chợ Giáng sinh gọi là “Christkindelmarkt” truyền thống xa xưa (khoảng 400 năm trước), và cũng từ vùng này, bài thánh ca bất tuyệt “Stille Nacht” cất lên, vang vọng khắp trên địa cầu đã tròn 200 năm.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    (Đọc Cuộc đời yêu dấu của Alice Munro, Nguyễn Đức Tùng chuyển ngữ, NXB Trẻ, 2015).

  • TRẦN HUYỀN SÂM

    Vì sao phương Đông đã trở thành chủ đề trung tâm trong tiểu thuyết Pháp đương đại? Đó là nội dung bàn luận trong mùa trao giải văn học năm nay ở Paris.

  • L.T.S: "Cuộc đời của André Colin" là thể loại sân khấu "lưu động" một sự kết hợp của đối thoại, âm nhạc, đồ họa, trên sân khấu diễn ra đồng thời hình vẽ, tranh liên hoàn, tranh đèn chiếu và phim ảnh 16mm. Từ khi biên soạn (1987) kịch bản đã được diễn một trăm lần ở Paris và các tỉnh khác. Tác giả Anne Quesemand, thạc sĩ văn học cổ điển, là người biên kịch đồng thời là diễn viên cùng với Laurent Berman. Bà còn là tác giả của nhiều phim ngắn.

  • Châu Âu hẳn nhiên sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các đe dọa và đòn tấn công của bọn khủng bố. Một số chính sách về nhập cư có thể sẽ thay đổi để thích nghi với tình hình mới.

  • VIỄN PHƯƠNG

    Lúc 13 giờ Thụy Điển (tức 18 giờ Việt Nam), ngày 8/10 tại Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển, tên của nhà văn Svetlana Alexievich đã được xướng lên dành cho giải Nobel văn chương.

  • Antoine Leiris đã mất đi người vợ Helene dấu yêu của mình trong vụ xả súng ở nhà hát Bataclan, Paris ngày 13/11. Con trai của họ, bé Melvil 17 tháng tuổi giờ đây đã mất đi người mẹ của mình.

  • MAURICE BLANCHOT

    Cuốn sách mà Jean Paulhan vừa dành cho văn chương và ngôn ngữ được đọc với một tâm thế khác thường.

  • Ngày 1-11-1988, họa sĩ Bửu Chỉ đến Paris. Ngày 30-4-1989, họa sĩ trở về nước. Trong thời gian ở Paris, Bửu Chỉ đã sáng tác nhiều tác phẩm mới và đã có hai cuộc triển lãm tranh thành công tốt đẹp: tại Nhà Việt Nam từ 1-2 đến 5-3-1989 với 21 bức tranh và tại UNESCO với 40 bức từ 3-4 đến 14-4-1989.

  • QUẾ HƯƠNG

    Tôi đến Mỹ 4 tháng, thăm con trai từng là nha sĩ, qua học lại, 41 tuổi mới chính thức vào trường đại học Mỹ, sống lần nửa đời sinh viên ở một đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới.

  • NGUYỄN KHOA QUẢ

    Đất nước thống nhất, hòa bình lập lại từ năm 1975 đến năm 1979, chưa đầy 4 năm, phía bắc Đặng Tiểu Bình - Trung Quốc đem quân đánh phá. Phía nam Khơ me đỏ Campuchia, bọn Pôn Pốt sang đánh phá các tỉnh Kiên Giang và Tây Ninh... Quân tình nguyện Việt Nam kết hợp với Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia lật đổ chế độ Pôn Pốt năm 1979, giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ bạo tàn diệt chủng.

  • LTS: Cách đây chưa lâu, báo Bulledingue (BD) của phong trào sinh viên trong tổ chức Hội Người Việt Nam tại Pháp, có tổ chức phỏng vấn giáo sư Hoàng Xuân Hãn trên hàng loạt vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội. Nội dung trả lời của giáo sư có thể giúp độc giả Sông Hương một số dẫn liệu mới hoặc gợi mở những cuộc trao đổi tranh luận bổ ích. Vì vậy, với sự đồng ý của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Sông Hương xin trích giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn này với độc giả.