Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã là người bạn đồng môn, người đồng nghiệp gắn bó với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nhiều năm nay. Nghe tin ông ra đi một ngày cuối tháng Tư, bà xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm cũ...
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm.
"Có một liên hệ không hẳn là quá thân thiết, nhưng cũng khó phai nhoà giữa tôi và anh Hoàng Nhuận Cầm. Chúng tôi cùng từng là sinh viên khoa Ngữ Văn trường ĐH Tổng hợp cũ (nay là trường ĐH Khoa học XHNV thuộc ĐH Quốc gia). Chỉ trước sau một khoá.
Khi tôi vào trường (năm 1977), anh Cầm đã nổi tiếng với giải thưởng thơ từ trước đó khá lâu và từ chiến trường về học khoá 21. Trong lịch sử khoa Ngữ Văn, có lẽ K21 – 22 là hai khóa đông sinh viên nhất bởi rất nhiều lính từ chiến trường về như Cầm. Nhưng khác các bạn đồng ngũ đồng học, Cầm dường như vẫn để cả tâm trí ở đâu đó. Những đêm sinh hoạt CLB thơ sinh viên, mỗi khi Cầm đọc thơ thì con trai khoa văn như lên đồng, còn con gái khoa văn như bị bỏ bùa đồng loạt. Sức hút của thơ Cầm và giọng đọc của anh còn “tác oai tác quái” khắp các trường đại học sau này.
Năm 1979, Hoàng Nhuận Cầm một lần nữa rời giảng dường đi lên biên giới, lần này là cùng các sinh viên khoa văn đi động viên chiến sĩ bảo vệ biên cương tổ quốc. Tôi nghe các bạn cùng đi về kể lại, thơ Cầm và giọng đọc của Cầm trên chiến hào như những vầng lửa đốt cháy tâm can những người lính đã kiệt sức vì chiến trận. Có lẽ bởi Cầm trở lại với tinh thần lính chiến, truyền lửa cho họ…
Biết có thúc cũng chẳng được, trưởng nhóm sáng tác là nhà văn nhà biên kịch Lê Phương cho anh về Hà nội nghỉ ít hôm, để lấy lại tinh thần. Khi Cầm trở lại, nhà văn Lê Phương đưa cho Cầm một phác thảo mang tính gợi ý. Cầm như chợt vỡ lẽ, và đã viết kịch bản này chỉ trong một tuần. Sau này, kịch bản được biên tập chỉnh sửa lần nữa để rồi khán giả xem chỉ thấy một "Đêm hội Long Trì" phim mà tạm quên đi cái kịch bản sân khấu vốn là điểm tựa ban đầu của nó. Kể chuyện này để thấy, cả trong thi hứng lẫn trong việc viết kịch bản, Hoàng Nhuận Cầm bị cảm xúc thao túng đôi khi đến mất kiểm soát. Nhưng đó mới chính là Cầm mà chúng tôi biết. Anh là một thi sĩ, một nghệ sĩ đích thực, với từng tế bào được sinh ra bởi thi hứng của một người cha tài hoa (Nhạc sĩ Hoàng Giác).
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã đánh giá: "Về mặt thơ ca, Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ của một thế hệ ra trận lãng mạn và thổn thức. Nhưng anh cũng đồng thời là nhà thơ của mọi thế hệ sinh viên. Tôi biết cho đến hôm nay vẫn có rất nhiều bài thơ của anh được chép trong sổ tay sinh viên. Anh có đến ba người vợ, đều là những nữ sinh viên mê thơ anh. Người sau trẻ hơn người trước, mê đắm hơn người trước…
Nhưng rồi cả ba người đều lần lượt bỏ trốn khỏi anh, chính bởi cái bản chất thi sĩ không chịu vương vấn chút bụi trần nào của anh. Phụ nữ không chỉ cần yêu. Họ cần cơm ăn áo mặc và khi có con thì những nhu cầu thực tế ấy càng câu thúc hơn. Nhưng Cầm không thể là người đàn ông hoàn hảo kiểu ấy. Anh chỉ là Một Nhà Thơ. Thế thôi. Nói vậy để thấy ngọn lửa thơ của Hoàng Nhuận Cầm thôi miên ít nhất một thế hệ với vẻ đẹp sôi nổi và phóng dật, hào sảng mà riêng tư. Nhưng không chỉ có vậy. Thơ của anh sẽ còn được nhiều thế hệ người Việt trẻ nhớ đến, coi là cẩm nang yêu của chính mình. Và vì thế nó xứng đáng được ghi nhận như một bộ phận quan trọng làm nên diện mạo của văn học Việt Nam hiện đại. Không nhiều lắm những bộ phim có tên Hoàng Nhuận Cầm ở dòng tên Biên kịch. Nhưng phim nào có tên anh, đều là những phim nặng ký, và có sức sống dài lâu trong khán giả.
Tôi thuộc thế hệ những người trưởng thành sau 1975. Khi tôi 18 tuổi, thơ của Hoàng Nhuận Cầm được chép vụng trong sổ, và đem đọc thầm mỗi đêm như kinh thánh. Mặc dù tôi đã nhanh chóng thoát khỏi cái lãng mạn kiểu ấy bởi những trách nhiệm đời thực đè nặng trên vai, nhưng bất kỳ khi nào chợt nhớ lại tuổi trẻ của mình, tôi lại bị xốn xang vì những câu thơ ấy. Có lẽ cũng như tôi, rất nhiều bạn cùng lứa sẽ cất phần tuổi trẻ của mình vào đáy rương cùng với thơ Cầm. “Cầm” là cách chúng tôi gọi người bạn đồng nghiệp, và là thần tượng thơ của mình.
Có một chút thú vị khi nghĩ về Cầm, đó là bằng cách rất hồn nhiên, Cầm vẽ chân dung chúng tôi thường chỉ bằng 4 câu thơ ngắn gọn, nhưng súc tích, hài hước, và dễ nhớ. Ví dụ về đàn anh của Cầm, Cầm viết thế này:
"Đố ai định nghĩa được Lê Phương
Tiếu ngạo giang hồ chẳng tính chương
Mồm miệng chân tay đều xuất chưởng
Phòng văn bỗng chốc hoá sa trường"
Ai từng biết nhà văn nhà biên kịch Lê Phương thì đều thấy đó là chân dung chính xác của ông ấy, cả ở đời thực lẫn trong văn nghiệp. Cái tài của Cầm không chỉ ở sự lãng đãng mơ màng. Đó là sự tinh tế và sâu sắc trong quan sát thực tế, quan sát chân dung người, mà nổi lên trên tất cả là tình yêu người không bao giờ vơi cạn".
Theo Tố Uyên - VOV
Cảm hứng thi ca gợi lên từ những dòng sông lâu nay đã đeo, đã bám vào nhiều nhà thơ. Và quả thật, cũng có nhiều bài thơ hay được hình thành. Nhưng làm hẳn 108 bài thơ về một dòng sông - sông Thương - như Nguyễn Phúc Lộc Thành vừa công bố, thì quả là hiếm.
Các tập truyện vừa "tái ngộ" bạn đọc gợi nhớ phong vị văn chương đặc sắc của làng viết hơn 20 năm trước.
Những ồn ào, náo nhiệt dừng sau cánh cửa. Phan Hồn Nhiên bước vào quán cà phê, ít nhiều gợi liên tưởng tới hình ảnh của phụ nữ Hà Nội xưa, nhưng ẩn trong dáng vẻ ấy là đam mê văn chương đầy mãnh liệt.
Diệu Ái (31 tuổi) là một trong những tác giả trẻ hiện nay của Quảng Trị, đang nỗ lực không ngừng để dần khẳng định tên tuổi của mình trong lòng bạn đọc yêu văn chương.
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2018, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam uỷ quyền cho Liên chi hội Nhà văn Việt Nam khu vực phía Bắc tổ chức Hội thảo: “Tác phẩm hay - đích đến và giải pháp”. Hội thảo diễn ra ngày 7/9/2018 tại Nhà khách Đoàn 16 - Khu du lịch Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên.
Nét chữ áo thơ hiện dáng người là tên buổi tọa đàm về cuốn sách Đốt lò hương cũ của cố thi sĩ Đinh Hùng nhân dịp cuốn sách được tái bản và ra mắt tại Hà Nội vào sáng 6/9. Buổi tọa đàm có sự tham gia của Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Tiến sĩ văn học Nguyễn Thanh Tâm, Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ.
"Miếng ngon nhớ lâu". Đọc câu thơ hay cũng tựa như được ăn miếng ngon. Khó quên. Thơ về hạt mưa, xưa nay thiên hạ đã tìm cảm hứng và đã viết.
Tác phẩm tái hiện kỷ niệm, tình bạn của những đứa trẻ sống trong khu tập thể cũ ở Hà Nội.
Cuộc tình và sự nghiệp của cặp vợ chồng nhà thơ Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh đã nổi tiếng và được ngưỡng mộ như một hiện tượng trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam. Dù thời gian chia xa đã 30 năm nhưng người thân, bạn bè và công chúng vẫn chưa bao giờ nguôi quên tài năng của cặp đôi này.
Tập truyện ngắn “Đạo sắc màu máu” của tác giả Từ Khôi do NXB Thanh Niên vừa xuất bản gồm 7 truyện viết về 5 nhân vật lịch sử. Mỗi tác phẩm đều có những chi tiết tạo nên dư ba. Những chi tiết này có thể rất ít người biết.
10 năm sau ngày nhà văn Sơn Nam rời cõi tạm, những di sản mà "ông già Nam bộ" để lại khiến nhiều người ngưỡng mộ. Không chỉ những người thân thiết với ông, độc giả khắp nơi cũng chung tay vì những di sản mà ông để lại.
Cầm bút từ khi còn mặc áo lính nhưng Trung Trung Đỉnh tự nhận thuộc lớp nhà văn trưởng thành sau 1975. Bên cạnh mảng đề tài lớn về cuộc sống và chiến đấu của đồng bào Tây Nguyên (Lạc rừng, Lính trận, Ngược chiều cái chết...) là những tác phẩm viết về đề tài hậu chiến, với Ngõ lỗ thủng, Tiễn biệt những ngày buồn... đi sâu vào guồng quay âm thầm mà khốc liệt của hiện thực đời sống mới với “trăm chiều dở dang”.
NXB Trẻ tái bản sách, trao học bổng cho học trò nghèo, mở cuộc thi bình văn Sơn Nam và nhiều hoạt động tưởng nhớ "Ông già Nam bộ".
Nhà văn Trung Trung Đỉnh thuộc thế hệ các nhà văn trưởng thành sau năm 1975 với những tiểu thuyết viết về đề tài Tây Nguyên và cuộc sống, xã hội thời hậu chiến được giới chuyên môn và bạn đọc yêu thích. Sáng 21/8 tại Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu và ra mắt bộ 7 cuốn sách của nhà văn Trung Trung Đỉnh cùng buổi trò chuyện mang tên: Những khoảnh khắc đời người.
32 truyện ngắn, cực ngắn của Nguyễn Hoàng Anh Thư dùng hình ảnh siêu thực để khắc họa ẩn dụ về đời sống.
Nhằm góp phần khẳng định tầm vóc của Á Nam Trần Tuấn Khải, hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của ông đã diễn ra ngày 18-8 tại Hà Nội với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu và đông đảo những người yêu thơ Việt Nam.
Bên cạnh mảng đề tài chiến tranh cách mạng, nhà văn quân đội Hữu Mai (1926 – 2007) còn là cây bút viết truyện trinh thám hàng đầu nước ta.
Môi trường thiên nhiên đang bị xâm hại nghiêm trọng trong nhiều năm qua. Ngoài báo chí, không ít tác phẩm văn chương của các nhà văn Việt Nam và thế giới đã cất lên tiếng nói, những lay trở trong đời sống nhân sinh cũng như những mối lo lắng về bầu khí quyển.
Ngày 6-8, sau khi rà soát lại toàn bộ cuốn Gạc Ma - Vòng tròn bất tử, NXB Văn học đã công bố 17 đính chính của cuốn sách này, trong đó phần lớn là những lỗi do sai sót về mặt chính tả.
Sống ở nhiều nơi, trải nghiệm nhiều nền văn hóa, các trang viết của nhà văn Pháp gốc Việt Thuận không chỉ dừng lại ở vấn đề quê hương hay hiện thực nơi đang sống.