Một câu hỏi - cần trả lời

14:18 19/11/2009
NGUYỄN ĐÌNH CHÍNHThực trạng của phê bình nghệ thuật hiện nay đang là một câu hỏi cần phải được trả lời.

Nhà văn Nguyễn Đình Chính - Ảnh: lethieunhon.com

1. Có người đã đi tìm nguyên nhân ở đội ngũ các nhà phê bình nghệ thuật. Lớp già thì không còn viết nữa. Lớp cứng tuổi thì bận làm việc khác như quản lý, viết báo. Lớp trẻ thì quá mỏng. Hình như trong hội nghị toàn quốc viết văn trẻ họp 1998, điểm danh chỉ còn 5 nhà phê bình trẻ tuổi thường xuyên hành nghề phê bình.

Nếu làm một tổng duyệt cho giới phê bình nghệ thuật thì thấy như thế này:

- Trước năm 1945, gia tài của họ để lại chẳng là bao. Đáng chú ý có một vài công trình tuyển chọn và bình thơ văn. Phần đóng góp về lý luận của họ không có gì đáng kể, ngoài một số khảo cứu có tính trực cảm và kinh nghiệm chủ nghĩa. Họ để lại tác phẩm chứ không xây nổi nền móng, dù chỉ là vài viên đá tảng cho các thế hệ phê bình nghệ thuật tiếp sau.

- Từ năm 1945 đến 1975: Một đội ngũ đông đảo các nhà phê bình nghệ thuật được đào tạo ở trong nước và các nước XHCN khối Liên Xô cũ. Phương pháp khảo sát của họ chủ yếu là Phán xét. Có một câu nói nôm na mà lại gần như là lời của "Chúa" ban cho công việc phê bình nghệ thuật "Biểu dương cái tốt. Phê phán cái xấu". Mọi lao động chủ yếu trong phê bình nghệ thuật chỉ là cố tìm ra cái đúng cái sai trong nghệ thuật. Phương pháp khảo sát theo lối phán xét này được bảo hiểm bởi một loạt tiêu chuẩn và nguyên lý chung. (Mà những tiêu chuẩn, nguyên lý đó luôn được coi là bất biến và có giá trị như chân lỹ mỹ học). Cho tới nay chưa có một công trình nào tổng kết một cách toàn diện sòng phẳng khoa học về giai đoạn 30 năm này. Nhưng phải xác nhận đây là một giai đoạn rất có trật tự. Và có lẽ nó đã xây dựng xong một cái móng khác chắc cho phê bình nghệ thuật Việt Nam đương đại.

- Giai đoạn từ 1975 đến 1985: Đó là một giai đoạn ngắn và hết sức kỳ quặc. Trên một cái móng vững chắc đó, đáng nhẽ phải hăm hở tiếp tục xây cất lên những tòa lâu đài tráng lệ, thì hình như có một do dự. Sự do dự này hoàn toàn xuất phát từ những nhu cầu có tính trắc nghiệm và đầy ngờ vực về chính ngay cái nền móng vừa xây.

Và điều đó dẫn đến một đòi hỏi Đổi mới trong phê bình nghệ thuật. Đòi hỏi này thoạt đầu là đòi hỏi về phương pháp khảo sát. Và sau đó là những đòi hỏi, xem xét lại các tiêu chuẩn và nguyên lý chung. Đã có mấy năm rất náo nhiệt. (hình như là từ 1985 đến 1990). Nhưng cuối cùng thì trật tự lại được lập lại. Sự bình yên lại ngự trị trên nền móng cũ đó. Có nhiều nguyên nhân "Trở về mái nhà xưa". Một trong những nguyên nhân đó là do chính các nhà phê bình gây nên đó là sự chuẩn bị không kỹ lưỡng về học thức. Và tính nhẹ dạ, cả tin, lại hay thay đổi trong phương pháp luận của họ. Những năm tháng này khiến ta nhớ câu nói vu vơ: "Cao Biền giậy non".

- Giai đoạn mười năm gần đây: Giai đoạn này có thể tóm gọn một câu sỗ sàng: Chẳng có cái gì cả. Cảnh trí phê bình nghệ thuật buồn như một nẽ vẽ nghệch ngoạc, cô độc và thỉnh thoảng ồn lên một vụ xì- căng đan.

2. Đi tìm câu trả lời cụ thể, nôm na cho cái sự phê bình dĩ hòa vi quí, nhạt hơn nước ốc hiện nay. Đã đến lúc chưa? Và nếu đó là việc phải làm ngay thì bắt đầu từ đâu và như thế nào? Phương thức khảo sát bằng kinh nghiệm và trực cảm.

- Có một thú vị trong phê bình nghệ thuật là vài năm trở lại đây, không ai khác, chính những văn nghệ sĩ sáng tác lại hăm hở xông ra làm cái công việc cần làm ngay này. Phải xác nhận là họ chứ không phải các nhà phê bình, thỉnh thoảng lại khoắng lên rổn reng như vậy. Và họ đã làm được gì và làm theo phương pháp nào.

Nói ngay thôi. Đọc các bài phê bình nghệ thuật của các văn nghệ sĩ sáng tác thì thấy họ đều sử dụng phương thức trực cảm và kinh nghiệm chủ nghĩa. Một phương thức cổ xưa như trái đất. Cần phải hiểu phương thức khảo sát này như thế nào cho đúng? (Nói tóm tắt): các tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo chủ yếu bởi trí tưởng tượng phóng khoáng, tự do. Và các yếu tố cấu thành đặc thù của nghệ thuật là tình cảm, trực giác và cảm giác. Vì vậy thông qua trực cảm và kinh nghiệm có thể tiếp cận được với các tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên đừng có giả vờ mà quên đi rằng: trí tưởng tượng tự do, phóng khoáng thường hay thăng hoa quá đà dẫn đến tình trạng võ đoán, lố bịch và phóng đãng, vì vậy sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa khái niệm và hiện thực. Khảo sát nghệ thuật bằng kinh nghiệm, trực cảm có thể có những phát hiện sắc sảo, kỳ lạ về cái đặc thù của nghệ thuật - những phát hiện này xuất hiện như nhũng bóng chớp thoáng qua rực rỡ, ngắn ngủi. Tất cả chỉ có vậy. Cách khảo sát này tỏ ra bối rối không thể tiếp cận nổi cái khái quát của nghệ thuật mà phương pháp tư duy hình tượng lại rất dễ dàng tiếp cận và khảo sát có hiệu quả cụ thể cái khái quát này.

Một đáng tiếc cho các văn nghệ sĩ sáng tác làm phê bình nghệ thuật. Họ có thể tạo ra những vụ việc gây sự chú ý. Họ gây được "không khí". Nhưng về lý luận họ chẳng đóng góp được giá trị gì khả dĩ có thể gọi là quí báu và mới mẻ cho phê bình nghệ thuật đương đại Việt Nam. Hôm nay đột nhiên họ đến. (Vì sao họ đến - có thể vì họ đang bí sáng tác). Họ làm rộn ràng ầm ĩ lên như vậy. Còn ngày mai? Chắc là họ sẽ lại bỏ đi đột ngột như khi họ đến. Và bỏ lại cái sân chơi phê bình nghệ thuật cho các nhà phê bình chuyên nghiệp mà thôi.

3. Còn một cách khảo sát tác phẩm nghệ thuật dựa trên thị hiếu xã hội đương thời. Nhưng, nói sòng phẳng, cái cách khảo sát này không có đủ tư cách của một phương thức khảo sát nghệ thuật. Nó không có chỗ đứng trong ngôi đền nghệ thuật. Phải nhắc đến nó vì hiện nay nó có nguy cơ lộng hành.

Gần đây thấy xuất hiện không ít kiểu khảo sát tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn không dùng tư duy trừu tượng không dùng trực cảm, kinh nghiệm mà chỉ dựa vào thị hiếu xã hội. Cái cách khảo sát này không có và không bao giờ có khả năng tiếp cận tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy người khảo sát chỉ có thể đứng ở xa xa nhìn ngó, lắng nghe, hóng hớt. Toàn bộ công việc của họ chỉ là để thiết lập một mối quan hệ nào đó mờ ám ngoài văn nghệ giữa công việc của họ với người đọc. Mục đích của họ chỉ là tìm mọi cách hầu hạ thỏa mãn thị hiếu xã hội đương thời. Cách khảo sát kiểu này không có một giá trị nào nghiêm túc, và tỏ rỏ ra vô nghĩa với tác phẩm nghệ thuật đang được họ khảo cứu. Có 1 nhà phê bình trực cảm, kinh nghiệm lớn đương đại ở Mỹ đã từng tỏ ra kinh ngạc và khinh bỉ gọi những kẻ xử dụng cách khảo cứu này là những tên "bồi tào lao" của một nền thị hiếu xã hội luôn thay đổi thất thường đỏng đảnh.

Ở một khía cạnh nào đó, thị hiếu có thể hiểu là tình cảm về cái đẹp được văn hóa xã hội nhào nặn. Với một xã hội có nền văn hóa cao thì thị hiếu, đôi khi cũng có thể trở thành một giá trị nào đó ở một cấp độ nào đấy của nghệ thuật. Và tất cả cũng chỉ vẻn vẹn có như vậy mà thôi.

4. Tác phẩm nghệ thuật là một sản phẩm vô giá kỳ diệu của con người. Vị trí của nó rất lớn và rất cần thiết cho từng dân tộc. Bởi vì: thông qua các tác phẩm nghệ thuật, các dân tộc đã ký thác vào đó những chiêm nghiệm nội tâm và những biểu tượng của mình. Chúng tôi trích dẫn câu nói nổi tiếng trên của một triết gia vĩ đại về mỹ học cũng là muốn bày tỏ một suy nghĩ: Việc khảo sát một tác phẩm nghệ thuật là vô cùng khó khăn. Nó đòi hỏi một phương pháp tư duy khoa học chặt chẽ và một trực cảm kinh nghiệm sâu sắc. Điều đó càng thấy để trở thành 1 nhà phê bình nghệ thuật đích thực thì khó khăn biết nhường nào. Và qua đó trước tiên cần phải có 1 thái độ ứng xử hết sức thận trọng với công việc phê bình nghệ thuật và cá nhân những người làm công việc phê bình nghệ thuật.

N.Đ.C
(126/08-99)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HÀ VĂN THỊNH Nhân dịp “Kỷ niệm 50 năm Đại học Huế (ĐHH) Xây dựng và Phát triển”, ĐHH xuất bản Tạp chí Khoa học, số đặc biệt – 36, 4.2007.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNNăm 1959, nhân dịp vào thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, đến gian trưng bày hiện vật và hình ảnh đồng chí Phan Đăng Lưu, đồng chí Lê Duẩn phát biểu: “Đồng chí Phan Đăng Lưu là một trí thức cách mạng tiêu biểu”.

  • NGUYỄN KHẮC MAITháng 3 –1907, một số sĩ phu có tư tưởng tiến bộ của Việt Nam đã khởi xướng thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội với mục đích “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” hô hào xây dựng đời sống mới mà giải pháp then chốt là mở trường học, nâng dân trí, học hỏi những bài học hoàn toàn mới mẻ về dân chủ, dân quyền, dân sinh, dân trí, cả về sản xuất kinh doanh, xây dựng lối sống văn minh của cá nhân và cộng đồng.

  • HỒ THẾ HÀ Thật lâu, mới được đọc tập nghiên cứu - phê bình văn học hay và thú vị. Hay và thú vị vì nó làm thỏa mãn nhận thức của người đọc về những vấn đề văn chương, học thuật. Đó là tập Văn chương - Những cuộc truy tìm(1) của Đỗ Ngọc Yên.

  • ĐOÀN TRỌNG HUY

    Huy Cận có một quãng đời quan trọng ở Huế. Đó là mười năm từ 1929 đến 1939. Thời gian này, cậu thiếu niên 10 tuổi hoàn thành cấp tiểu học, học lên ban thành chung, sau đó hết bậc tú tài vào 19 tuổi. Rồi chàng thanh niên ấy tiếp tục về học bậc đại học ở Hà Nội.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHTrước hết phải thừa nhận rằng, từ ngày có quỹ hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật cho các Hội địa phương thì các hoạt động nghề nghiệp ở đây có phần có sinh khí hơn. Nhiều tác phẩm, công trình cá nhân cũng như tập thể được công bố một phần nhờ sự kích hoạt từ quỹ này.

  • THẠCH QUỲTrước hết, tôi xin liệt kê đơn thuần về tuổi tác các nhà văn.

  • TÙNG ĐIỂNLTS:  “Phấn đấu để có nhiều tác phẩm tốt hơn nữa” là chủ đề cuộc tập huấn và hội thảo của các Hội Văn học Nghệ thuật khu vực miền Trung và Tây Nguyên tại thành phố Nha Trang đầu tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên, ngoài nội dung đó, các đại biểu còn thảo luận, đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật trong mấy năm gần đây.Nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, nhiều tham luận sâu sắc chân thành đã được trình bày tại Hội nghị.Sông Hương xin trích đăng một phần nội dung trên trong giới hạn của chuyên mục này.

  • PHẠM PHÚ PHONGMột đặc điểm tương đối phổ biến của các tác giả sáng tác ở miền Nam trước đây là hầu hết các nhà văn đều là những nhà văn hoá, tác phẩm của họ không chỉ thể hiện sự am hiểu đến tường tận các lĩnh vực văn hoá, mà trong một đời văn lực lưỡng của mình, họ không chỉ sáng tác văn chương mà còn sưu tầm, dịch thuật, khảo cứu nhiều lĩnh vực văn hoá như lịch sử, địa lý, địa chí, ngôn ngữ, dân tộc học, văn học và văn hoá dân gian, như các tác giả từng toả bóng một thời là Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Chánh Sắt, Đông Hồ, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Xuân, Sơn Nam... trong đó có Bình Nguyên Lộc.

  • PHAN KHÔILời dẫn Bài mà tôi giới thiệu dưới đây thuộc một giai đoạn làm báo của Phan Khôi còn ít người biết, − giai đoạn ông làm báo trên đất Thần Kinh, tức thành phố Huế ngày nay, những năm 1935-1937; khi ấy Huế đang là kinh đô của triều Nguyễn, của nước Đại Nam, nhưng chỉ là một trung tâm vào loại nhỏ xét về báo chí truyền thông trong toàn cõi Đông Dương thời ấy.

  • PHONG LÊÔng là người cùng thế hệ, hoặc là cùng hoạt động với Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Như Phong... Cùng với họ, ông có truyện trên Tiểu thuyết thứ Bảy và Trung Bắc chủ nhật trong những năm 1941-1945. Cùng hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc đầu Cách mạng tháng Tám, và tham gia xây dựng văn nghệ kháng chiến, làm tờ Tạp chí Văn nghệ số 1 - tiền thân của tất cả các cơ quan ngôn luận của Hội Văn nghệ và Hội Nhà văn Việt Nam.

  • TRẦN VĂN SÁNGCó thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc.

  • TRẦN THỊ MAI NHÂNNgười ta kể rằng, ở Ấn Độ, trong cái nhộn nhịp của cuộc sống, con người thường nghe văng vẳng tiếng gọi: “Hãy chở ta sang bờ bên kia”. Đó là tiếng gọi của con người khi “cảm thấy rằng mình còn chưa đến đích” (Tagore).

  • HOÀNG THỊ BÍCH HỒNGKhái niệm “Lạ hoá” (estrangemet) xuất hiện trong những năm 20 của thế kỷ XX gắn với trường phái hình thức Nga. Theo Shklovski thì nhận thức của con người luôn có xu hướng tự động hoá để giảm bớt năng lượng tư duy, “người ta thường dùng những từ quen thuộc đến sờn mòn”(1).

  • VÕ THỊ THU HƯỜNGTrời đất bao la mênh mông, ẩn chứa thật nhiều những bí mật mà con người chúng ta không ngừng khám phá mỗi ngày và cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu mới mẻ và kỳ lạ.

  • TZVETAN TODOROV Lời dẫnNền văn chương đang lâm nguy (La littérature en péril)(1), đó là tựa đề cho cuốn sách mới nhất, vừa được xuất bản ở Pháp của nhà lý luận văn học nổi tiếng: Tzvetan Todorov - đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa cấu trúc, tác giả của nhiều công trình khoa học tầm cỡ.

  • LẠI NGUYÊN ÂN 1. Phạm trù chủ nghĩa cá nhân (individualisme) của tư tưởng phương Tây được Phan Khôi (1887-1959) đề cập từ cuối những năm 1920 đầu những năm 1930, khi mà một trong những đề tài thu hút ngòi bút viết báo của ông chính là vấn đề thời sự của đời sống văn hoá tư tưởng đương thời: trạng thái và số phận của những tư tưởng cổ truyền phương Đông trước một xu thế đang diễn ra trên chính phương Đông, được gọi là xu hướng “Âu hoá”.

  • HỒ THẾ HÀPhân tâm học ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nhận thức những vấn đề thầm kín, vi diệu nhất của tâm sinh lý con người. Nó trở thành khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của mọi hành vi trong đời sống ý thức và vô thức của mỗi cá thể người.

  • TRẦN THỊ THANH NHỊ “Tôi bị thôi thúc bởi một thứ khao khát hiểu biết có liên quan đến những quan hệ giữa người với người hơn là với các đối tượng tự nhiên.”(Sigmun Freud)

  • TZVETAN TODOROV(Cuộc tranh luận văn học giữa George Sand và Gustave Flaubert - qua đánh giá của Tzvetan Todorov)