Mê uống bia, chăm “còm phây”, lười đọc sách

09:19 31/12/2015

Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.

6% dân số Việt Nam hoàn toàn không đọc sách, 44% thỉnh thoảng mới cầm một cuốn sách lên để đọc và 30% đọc sách thường xuyên (ảnh mang tính minh họa). Ảnh: ĐẶNG CHUNG

Tỉ lệ tiêu thụ bia và dùng facebook được dự đoán sẽ tiếp tục tăng, trong khi mức trung bình số người không đọc hết một quyển sách trong năm của người Việt dự đoán sẽ không được cải thiện. Chúng ta liên tục hô hào phát triển văn hóa đọc và khuyến khích người dân đọc sách để tích lũy tri thức, nhưng thực tế đáng buồn là người Việt vẫn lười đọc sách...

Chi cho nhậu nhẹt nhiều gấp 33 lần chi cho văn hóa phẩm

Trong báo cáo tổng kết năm 2015 và chương trình công tác trọng tâm năm 2016, Cục Xuất bản, in và phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) công bố những con số ấn tượng: Năm 2015, toàn ngành đã xuất bản được hơn 24.000 cuốn sách với hơn 270 triệu bản; 375 loại văn hóa phẩm với hơn 22 triệu bản, tổng doanh thu ước đạt hơn 2.000 tỉ đồng.

Nhìn vào con số này, nhiều người vội vàng thấy... mừng vì cho rằng 2.000 tỉ đồng là số tiền lớn, đặc biệt ý nghĩa khi nó phục vụ cho việc đọc và lĩnh hội tri thức. Nhưng khi đặt nó cạnh những con số khác thì không khỏi “giật mình”. Ví dụ: Theo báo cáo về tỉ lệ người Việt đọc sách của Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL), có tới 26% dân số Việt Nam hoàn toàn không đọc sách, 44% thỉnh thoảng mới cầm một cuốn sách lên để đọc và 30% đọc sách thường xuyên.

Còn theo thống kê của Bộ VHTTDL: Mỗi năm trung bình 1 người Việt đọc không hết 1 cuốn sách (cụ thể là 0,8 cuốn). Đó chỉ là con số tương đối, nhưng cho thấy tỉ lệ đọc sách của người Việt hiện nay quá thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. Ở các nước Âu, Mỹ, trung bình mỗi người đọc khoảng 12 cuốn sách mỗi năm. Tại Nhật Bản, trung bình 1 người 1 tháng đọc hết một cuốn sách.

Khoản tiền 2.000 tỉ đồng mua văn hóa phẩm (trong đó có sách) của người Việt chỉ bằng 1/33 tiền chi cho việc nhậu nhẹt. Theo Bộ Công Thương, trong 11 tháng năm 2015, sản lượng bia các loại ước đạt 3 tỉ lít, tương đương với chi 3 tỉ USD - hơn 66.000 tỉ đồng.

“Tôi đã nghe được một học thuyết thế này: Đọc sách thì hay buồn ngủ, vì vậy phải uống bia vào cho tỉnh táo mới đọc sách được, nên người ta tiêu tiền nhiều cho việc uống bia. Nhưng nhìn từ thực tế, uống bia xong lại buồn ngủ, đi xe gây tai nạn, vừa không đọc được sách lại không an toàn cho bản thân. Nói thế để thấy, người dân bao biện nhiều cho việc thích uống bia và lười đọc sách. Điều này còn đáng lo hơn cho vấn đề nhận thức, lĩnh hội tri thức trong cộng đồng. Người ta vẫn ví sách là nguồn tri thức vô giá của nhân loại, chúng ta không đọc để lĩnh hội tinh hoa đó, mà lại mê “chém gió” ở hàng bia” - Giáo sư Lê Văn Lan chia sẻ.

Chăm “còm phây”,lười đọc sách

Cả nước hiện có 30 triệu người dùng mạng xã hội Facebook (trong đó có 27 triệu hoạt động trên thiết bị di động), tính riêng mỗi ngày có 20 triệu người (17 triệu trên thiết bị di động). Con số này cao hơn 13% so với mức sử dụng mạng xã hội trung bình mỗi ngày trên toàn cầu. Cùng đó, người Việt hiện dành khoảng 2,5 tiếng mỗi ngày trên Facebook, nhiều hơn 1 giờ so với các mạng xã hội khác, gấp đôi thời gian dành để xem tivi và gấp nhiều lần thời gian dành để đọc sách.

Sẽ không đáng lo nếu người dân dùng facebook để kết nối, lĩnh hội thông tin. Nhưng điều đáng buồn là cư dân mạng dùng công cụ này để học hỏi, tìm kiếm thông tin thì ít, mà để cổ súy phong trào “ném đá”, từ trong nhà ra thế giới, tung tin nhảm, thậm chí làm những trò “trẻ trâu” như thách đố cả IS chỉ nhằm mục đích câu like... thì nhiều. Rất nhiều câu chuyện đau lòng từ thế giới ảo nhưng hậu quả thật đã xảy ra. Đánh nhau vì thách nhau trên facebook, tự tử vì bị bôi nhọ, xúc phạm trên face, bị phạt tiền, thậm chí vướng vào lao lý vì tung tin nhảm.

Chia sẻ về vấn đề này, hoa hậu Đặng Thu Thảo cho biết: “Người Việt chúng ta đang lười đọc sách, nhất là lớp trẻ, độ tuổi cần đọc nhiều, nghe nhiều để biết cách ứng xử và tích lũy tri thức. Các bạn cứ viện ra đủ lý do, nào là sách ngày nay không hấp dẫn, không hứng thú bằng các phương tiện nghe, nhìn và giải trí khác, nhưng đó chỉ là ngụy biện. Nhiều bạn trẻ chăm chỉ lên face, có khi chỉ để “ném đá” cho có phong trào, nhưng lại chẳng thể dành ra 2 tiếng mỗi ngày để đọc sách. Trước đây, tôi cũng lười đọc, nhưng giờ thì không. Buồn có thể đọc những cuốn truyện cười để vui lên, cần tìm hiểu các vấn đề như thời trang, kinh doanh, hay hướng nghiệp đều có thể tìm trong sách vở”.

Tất cả đều bắt đầu từ thói quen. Tiếc thay cho những ai không có thói quen đọc sách. Xây dựng thói quen đọc sách cho mình và người khác là việc khó, nhưng không thể không làm, vì đấy là việc có ích, thiết thân, trước hết cho chính mình.

Theo LĐO

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trên nóc một tòa nhà cao tầng ở thành phố T., người ta gắn lên đấy dòng chữ ngất nghểu, rõ to, gò bằng thép không rỉ, cách mấy cây số cũng nhìn thấy: Phân bón hữu nghị. Từ xưa đến nay chỉ nghe nói phân dùng để bón lúa, phân bón khoai sắn, và phân bón các loài cây khác… chưa nghe nói phân bón hữu nghị bao giờ. Chắc bón loại phân này, tình hữu nghị giữa các dân tộc tăng trưởng nhanh chăng? Loại phân bón hữu nghị có lẽ ngành ngoại giao đặt hàng?!

  • (SH) - Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, nghề làm báo nhiều khi ăn nhau ở ý tưởng. Một sự kiện đã được hàng chục báo đưa đến nhàm, nhưng người viết sau vẫn có chỗ đứng nếu như có ý tưởng mới.

  • (SH) - Không khác nào một sự nghịch lý trớ trêu khi người tiêu dùng và dư luận cả nước lên tiếng yêu cầu đã lâu song vẫn chưa “được” cơ quan quản lý nhà nước và những doanh nghiệp kinh doanh công khai Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

  • QUANG PHONG

    Đóng và mở - hai vấn đề tưởng chừng như rất mâu thuẫn nhưng lại là quan điểm rất cần thiết phải được lưu tâm trong quy hoạch, phát triển đô thị Huế. Đóng - là để bảo tồn những giá trị của di sản trước sự xâm thực của làn sóng phát triển và mở - đó là vai trò lan tỏa, kết nối với các đô thị để bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững và có sức sống của đô thị sau này.

  • (SH) - Báo chí trong nước tuần này tiếp tục cảnh báo về sự khó khăn của ngành nông nghiệp, vốn được coi là “trụ cột của nền kinh tế” nước nhà. Khảo sát của Tiền Phong cho hay : Nông, thủy sản Trung Quốc ngập tràn chợ Việt.

  • (SH) - Dự án bauxite tỉ đô ở Tây Nguyên đã cho ra lò những mẻ sản phẩm đầu tiên song rất đáng băn khoăn và suy nghĩ khi đó lại chẳng phải là những “trái ngọt đầu mùa”.

  • (SH) - Từ chuyện ở Tây Nguyên có địa phương xây dựng đến hơn 500 nhà văn hóa cộng đồng với kinh phí hàng chục tỉ đồng nhưng thưa thớt cư dân vào sinh hoạt, phải đóng cửa im ỉm đến chuyện các làng thanh niên lập nghiệp rộng mênh mông nhưng hoang vắng đã cho thấy nhiều nơi đang ném tiền qua cửa sổ.

  • (SH) - Gần đây tại Thừa Thiên - Huế, dư luận bàn tán xôn xao về việc cô giáo Hoàng Thị Mai, Hiệu trưởng Trường THPT Cao Thắng, thành phố Huế cho giáo viên làm đề thi của học sinh để kiểm tra chất lượng giáo viên ở trường.

  • Sau 56 ngày đêm chiến đấu, quân đội ta đã buộc hơn 10.000 quân Pháp phải đầu hàng, kết thúc thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ (ngày 7/5/1954). 

  • Thời gian gần đây, những bản nhạc rap tự sáng tác, tự chia sẻ của giới trẻ đang giành được nhiều sự quan tâm của công chúng bởi ngôn từ giản dị và ý nghĩa xã hội sâu sắc. 

  •  

    Nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói như vậy khi hay tin Hiệp hội Vận tải đề xuất nên phá Đàn Xã Tắc để... xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát. 

  • 1. Những ngày qua, cư dân mạng truyền nhau clip hàng trăm học sinh một trường THPT tại TP.HCM đồng loạt xé đề cương ôn tập môn Lịch sử, rồi lên tầng 2 thả xuống trắng cả sân trường.

  • Nhà nước kêu gọi cắt giảm chi tiêu thường xuyên 10% nhưng hầu hết các địa phương đều mạnh tay chi vượt dự toán. Tiền dành cho y tế, giáo dục dù ít ỏi nhưng lại xài không hết... Đó là những nghịch lý trong xài tiền ngân sách được chính các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra trong phiên họp mới đây.

  • 1.000 tỉ đồng. Đó là số tiền mà Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) có thể phải đền bù cho chủ 12 dự án du lịch khi dừng xây dựng cảng Kê Gà ở tỉnh Bình Thuận.

  • 1. Mấy ngày nay, thông tin người đàn ông không tay không chân Nick Vujicic, đến Việt Nam trong tháng 5 làm nhiều người ngóng đợi.

  • Mỗi năm hàng nghìn trí thức trẻ du học theo các con đường khác nhau và không ai trả lời được câu hỏi: Bao nhiêu người trong số họ sẵn lòng trở về với những khó khăn về lương bổng, cơ hội và điều kiện làm việc?

  • Trong những giá trị minh triết và sách lược tinh túy của tiền nhân, trọng dụng nhân tài mãi là bài học cho muôn đời sau.

  • Dù được tôn vinh là “báu vật nhân văn sống” nhưng bà Hà Thị Cầu và nhiều nghệ nhân khác phải sống chật vật với nỗi lo "cơm áo".

  • SHO - Xóa đăng ký thường trú với người đi tù hoặc người xuất cảnh từ hai năm trở lên. Cấm người chống tiêu cực phát tán thông tin trong kỳ thi. Chỉ được bày bán thịt bảo quản ở nhiệt độ thường trong vòng 8 giờ. Đó là những văn bản mang tên… "lú lẫn"!

  • Dự án bauxite Tây Nguyên của TKV ngay từ đầu đã được phản biện bởi nhiều cán bộ lão thành, nhà nghiên cứu khoa học và hàng ngàn người dân kiến nghị nêu những bất cập rất rạch ròi, sâu sắc về các mặt: An ninh, kinh tế, môi trường, văn hóa-xã hội.