Mario Vargas Llosa - Nobel văn học 2010: Paris, nơi tôi đã trở thành nhà văn

14:26 17/12/2010
TRẦN HUYỀN SÂMTrong một nghiệp bút, hình như có tính quyết định bởi những cú sốc. Hoặc là cú sốc ái tình, hoặc là cú sốc chính trị, hoặc là sự thăng hoa của một miền ký ức nào đó ở tuổi hoa niên. Tiểu thuyết gia, chính trị gia Peru: Mario Vargas Llosa - người vừa được vinh danh giải Nobel văn học, dường như đã “chịu” cả ba cú sốc nói trên.

Nhà văn Mario Vargas Llosa - Ảnh: internet

Ngoài cuộc hôn nhân với “bà dì” hơn mình mười lăm tuổi, mà báo giới cho là vô đạo, vụ thất bại tranh cử tổng thống hồi năm 1990, mà kết cục là phải sang lánh nạn chính trị ở Tây Ban Nha, thì Paris - kinh đô nghệ thuật và trí tuệ đã đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của con người lừng danh này.


Paris - nơi nảy sinh những đam mê trong tôi

Mario Vargas Llosa khẳng định rằng, Paris chính là n
ơi ông đã trở thành nhà văn. Nơi mà ông đã tiếp thu tư tưởng triết học hiện sinh của Camus, Sartres, cũng như tinh thần tự do, nhân đạo của các nhà văn Pháp thế kỷ XIX. Cũng nơi đây, ông đã viết những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, đánh dấu phong cách của một tài năng nghệ thuật, đặc biệt là tác phẩm La ville et les chiens, 1963 (Thành phố và những con cho). M.V.Llosa đã phơi bày sự thật trước công luận thế giới về một xã hội - chính trị hà khắc, tàn tệ của Peru những năm 50-60. Ngay lập tức, tác phẩm được đoạt giải Biblioteca Breve và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tiếp theo đó là La Maison verte, 1966 (Ngôi nhà xanh), và đoạt ngay giải Rómulo Gallegos. Nói chung, danh tiếng văn chương của ông được biết đến, trước hết là ở Pháp, chứ không phải là Peru hay Tây Ban Nha. Từ những thập niên 70, ông đã trở thành nhà văn quen biết của độc giả Pháp.

Trả lời phóng viên báo chí, ông nói rằng: “Nếu như phải chọn một thành phố để sống, tôi sẽ chọn Luân Đôn. Nhưng Luân Đôn không phải là nơi nảy sinh trong tôi những đam mê sáng tạo, như tôi đã khám phá ở Paris. Bảy năm ở Paris đã có tính quyết định trong cuộc sống của tôi. Đấy là nơi tôi đã trở thành nhà văn, nơi tôi đã có những đam mê tình yêu… Quả thực, tôi không phóng đại, nếu như tôi nói rằng, tôi đã trải qua tất cả giấc mơ tuổi hoa niên ở Paris” (Lược dịch từ tiếng Pháp: Mario Vargas Llosa: Tự do và cuộc sống).(1)

M.V.Llosa sống và làm việc tại Paris trong khoảng thời gian từ năm 1959 đến 1966. Ông “vào vai” với tư cách là một phóng viên cho hãng thông tấn Pháp AFP, sau đó giảng dạy tiếng Tây Ban Nha ở các trường trung học. Đây chính là một thời kỳ diễn ra các cuộc tranh luận học thuật rất sôi động trên nhiều lĩnh vực như triết học, tôn giáo chính trị - xã hội; cũng là chốn “tụ tập” của các nhà tư tưởng châu Âu, đặc biệt là các chính trị gia đang lánh nạn chính trị. M.V.Llosa đã hẹn gặp các nhà trí thức nổi tiếng như Jean-Paul Sartre, Albert Camus, Simonne de Beauvoir… Với tư cách là một phóng viên, một nhà văn, ông đã có điều kiện tham dự các cuộc thảo luận thú vị và gay cấn về chính trị và nghệ thuật. Sống trong không khí sôi động của những năm tháng chuẩn bị cho cuộc bạo động tháng Năm - 1968 (một cuộc biểu tình lớn chưa từng có ở Paris, thay đổi căn bản các chính sách của nước Pháp); rõ ràng, M.V.Llosa có điều kiện để chiêm nghiệm các vấn đề của xã hội Peru. Phải chăng, tư tưởng chính trị phức tạp của ông được hình thành từ đây? Gạt bỏ những quan điểm cực đoan, Mario.V.Llosa, trên hết hướng đến tư tưởng tự do, tinh thần phản kháng quyết liệt của con người cá nhân.


Vì sao phải là V.Hugo?

Trước hết, đó là sự ảnh hưởng sâu sắc của V. Hugo. Trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên báo Le Point, với tựa đề Hugo, les femmes et moi (V.Hugo, những người đàn bà và tôi), M.V.Llosa đã cho biết những ảnh hưởng sâu sắc của Hugo đối với tư tưởng sáng tác của mình: “Tôi đã đọc Les Misérapbles khi tôi còn rất trẻ. Cuốn sách này đã gây cho tôi một sự xúc động cực điểm, đến mức, tôi không thể đọc lại nó trong những năm sau. Tôi đã có những ý tưởng tuyệt vời về cuốn tiểu thuyết này; và nó đã thay đổi cuộc sống của tôi. Tôi đã đọc lại tác phẩm này vào những năm 70… Đó không chỉ là một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu, mà còn là sự biện minh cho tinh thần nhân đạo của con người...”(2). Theo ông, V.Hugo được tôn thờ như một biểu tượng văn hóa thiêng liêng, là bởi ít có nhà văn nào trên thế giới, lại đặt ra những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo, nhất là nỗi đau và khát vọng của con người như trong tác phẩm của đại văn hào này. Không chỉ ảnh hưởng về tư tưởng sáng tác, M.V.Llosa còn dành riêng một công trình khảo cứu về V.Hugo dưới tựa đề: “Tentation de l’impossible” (tạm dịch Sự cám dỗ của điều kỳ dị(3). Cuốn sách là những nghiên cứu rất công phu của ông về V.Hugo qua tác phẩm Những người cùng khổ. M.V.Llosa đã làm sáng tỏ tư tưởng đạo đức, chính trị và tôn giáo của Hugo, dưới thời đại của đế chế Napoléon Bonaparte. Đặc biệt là vấn đề hiện thực và hư vô trong thế giới nghệ thuật của Hugo. Cuốn tiểu luận này được các nhà phê bình Pháp cho là một sự kiện văn học.

* V.Hugo và M.V.Llosa: những tuổi thơ không bình yên

Ngoài vấn đề văn chương, có lẽ Mario V.Llosa còn đồng cảm với V.Hugo trên hai phương diện: Tuổi ấu thơ không mấy bình yên và cuộc sống lưu vong. Anh em V.Hugo trải qua một tuổi thơ vừa ngọt ngào vừa cay đắng. Cha mẹ ly hôn. Anh em Hugo phải sống với mẹ - một người phụ nữ theo khuynh hướng Bảo Hoàng, với tư tưởng vừa phóng túng vừa nghiêm cẩn. Còn người cha - một thiếu tá trong quân đội đã trở thành đối tượng của lòng yêu thương và căm hận trong cảm thức tuổi thơ của V.Hugo (thậm chí, ông từng chối từ sự trợ cấp của cha). M.V.Llosa còn tệ hơn. Ông bị cha bỏ rơi từ khi còn mấy tháng tuổi. Rời Arequipa - nơi vừa sinh ra (1936), đứa trẻ “ngơ ngác” cùng với mẹ đến trang trại miền Bolivia của ông bà ngoại. Năm 1946, M.V.Llosa buộc phải về thủ đô Lima sống với cha. Và tại đây, cậu bé Llosa bị người cha độc đoán đưa vào học tại Học viện quân sự Léoncio Prado, để “triệt tiêu” ý định theo đuổi nghiệp văn chương. Một nghề nghiệp, mà theo ông ta là phù phiếm. Người cha trong mắt của Llosa là một bộ mặt lạnh lùng, thô bạo và độc đoán. Chân dung người cha được chuyển hóa vào những hình tượng khác nhau qua chủ đề về chính trị -xã hội.

* V.Hugo và M.V.Llosa: sáng tạo nghệ thuật bằng cảm thức lưu vong

Thế hệ của Mario Vargas Llosa là một thế hệ mang cảm thức lưu vong. Và hình như các nhà văn Nobel gần đây đều vậy. Trước V.Llosa, Hugo cũng phải sống lưu vong. V.Hugo đã phản ứng lại chính sách độc tài của Napoléon III và bị lưu đày gần hai mươi năm ở các nước như Bỉ, Anh. Ông đã viết bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ trong những năm tháng sống lưu vong khốn khổ. Và nhờ người tình Juliette Drouet lưu giữ bản thảo, nếu không, có lẽ tác phẩm vĩ đại này đã không đến tay chúng ta ngày hôm nay. Tất nhiên,V.Hugo trở về Pháp trong niềm yêu mến đến mức tôn sùng của công chúng Paris. Bằng chứng là sinh nhật lần thứ 80, hàng ngàn người đổ xuống đại lộ D’Eylau để xưng tụng ông như một vị thánh. Mario Vargas Llosa thì bi đát hơn. Vụ tranh cử tổng thống 1990, khiến cho ông phải rời đất nước Peru - trước sự thù địch gay gắt với nhà chính trị độc tài Alberto Fujimo. Hầu hết, những tác phẩm của ông đều viết ở Pháp và Tây Ban Nha với một cảm thức của một người sống lưu vong như: La Maison verte - 1965, La Ville et les chiens - 1966, La tante Julia et le scribouillard - 1967, Conversation à la cathédrale - 1973, La Guerre de la fin du monde - 1980... Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà ông đã nhìn đất nước Peru ở những góc độ khác: sự thối nát, mục ruỗng, tàn tệ của bộ máy chính trị.


Với Flaubert và nàng Emma Bovary nổi loạn?

Theo Mario V.Llosa, Flaubert là bài học về sự khổ hạnh trong sáng tạo và sự nổi loạn về tình yêu tự do. Flaubert là một điển hình cho sự nỗ lực hết mình trong sáng tạo nghệ thuật. Đó là bài học về tài năng và sự kiếm tìm bản thân thông qua những “khổ ải”. Ông nói rằng, những cố gắng trong lao động nghệ thuật của Flaubert là bài học để ông vượt lên chính mình. Ông tạo lập cho mình một nguyên tắc lao động khổ hạnh (thức dậy lúc 5h và viết cho đến 14h). Ông cũng đã có một tiểu luận về Flaubert, được xuất bản từ năm 1975, được dịch sang tiếng Pháp với tựa đề Flaubert et Madame Bovary, 1978. Trong cuốn tiểu luận này, M.V.Llossa khẳng định, Flaubert chính là cha đẻ của Tiểu thuyết mới “le père du nouveau roman”(4). Flaubert đã phân hủy những yếu tố đông cứng của tiểu thuyết truyền thống như người kể chuyện, thời gian trần thuật, đặc biệt, đã kiến tạo nên những câu văn tuyệt vời, ẩn tàng tính đối thoại và độc thoại. Cũng chính vì vậy mà hình tượng Elma Bovary trở nên sinh động, nhiều chiều.

Phải chăng, sự nổi loạn của nàng Elma là hình ảnh gần gũi đối với người vợ đầu tiên của ông - mối tình say mê kỳ lạ mà ông đã chịu bao nhiêu búa rìu dư luận luận cũng như sự cấm đoán từ phía gia đình? Trong cuốn tiểu thuyết có tính tự truyện: La tante Julia et le scribouillard - 1967 (Dì Julie và gã cạo giấy. Bản dịch của Việt Vũ, 1986Dì Hulia và nhà văn quèn), M.V.Llosa đã mô tả hình tượng một phụ nữ có quan điểm phóng túng về tình yêu và hôn nhân. Dì Julia đã cuốn hút kỳ lạ đối với cậu bé Marito. Chàng sinh viên khoa luật 18 tuổi, mà dưới mắt dì là miệng còn bấm ra sữa, đã táo bạo hôn lên môi dì... (La tante Julia et le scribouillard-1967)(5).

Tất nhiên, trong cuộc đời của M.V.Llosa không chỉ là “nàng Elma nổi loạn”. Ông nói rằng, đàn bà luôn quan trọng và không thể thiếu trong cuộc đời của ông. Không phải lúc mười 19 tuổi, ông mới biết “mùi đàn bà” qua dì Julia (32 tuổi). Đáp lại câu hỏi của phóng viên báo Le Loin.fr: “Lần đầu tiên, ông đã bị ái tình đánh gục như thế nào?”, Mario tiết lộ: “Đó là lúc lên 10, ở Bolivie, một nghệ sĩ xiếc; tôi không nhớ rõ khuôn mặt cô ta, nhưng thân thể rất đẹp, được bó chặt trong chiếc áo tắm màu hồng. Đó là lần đầu tiên, tôi đã mơ đến đàn bà”(2). Hiện Mario V.Llosa sống với Partria - người vợ thứ hai, sau cuộc hôn nhân tai tiếng với Juilia.


Khi một tiểu thuyết gia nói tiếng nói chính trị gia, đó là con người văn chương anh ta đang hành động 

Thông thường, chính trị đối kháng với văn chương. Nhất là những thể chế kìm hãm tự do và hạ thấp giá trị nhân văn của loài người. Tuy nhiên, cả hai đều song hành. Mario V.Llosa là một chứng nhân sinh động. Có phải nhờ vào “vụ thất bại” trên chính trường tranh cử tổng thống hồi năm 1990, mà Mario V.Llosa đã giật giải Nobel văn học danh giá? Ngược lại, có phải nhờ những dấn thân vào con đường chính trị mà Mario V.Llosa trở thành một tiểu thuyết gia sáng giá trên văn đàn châu Mỹ-latinh? Có lẽ cả hai. Trả lời giới báo truyền thông châu Âu, M.V.Llosa cho rằng: nhà văn là phải dấn thân; văn học phải gắn với chính trị, hư cấu tưởng tượng phải gắn với hiện thực và trải nghiệm. Văn chương có thể là một công cụ góp phần kiến tạo nên một xã hội tự do, nhưng cũng có thể có khả năng phá hủy nó. Khi một tiểu thuyết gia nói tiếng nói của một chính trị gia, đó là lúc, con người văn chương anh ta đang hành động (Mario Vargas Llosa: Tự do và cuộc sống, Nguồn tiếng Pháp Mario Vargas Llosa. La liberté et la vie http://www.nonfiction.fr)(1).

Nếu tôi không nhầm thì Mario V.Llosa là trường hợp thứ hai trên thế giới - nhờ thất bại thảm hại trên chính trường chính trị mà thành danh trên lĩnh vực văn chương. Đó là nhà thơ lãng mạn Pháp nổi tiếng Lamartine (1790-1869). Lamartine từng thất bại trước đối thủ lừng danh là Napoléon Bonaparte. Và nhờ sự kiện này, Lamartine vùi đầu vào thế giới thi ca và trở thành một nhà thơ lớn của trào lưu lãng mạn Pháp thế kỷ XIX. Giờ đây, người đời chỉ nhớ đến tập “Trầm tư thơ ca”, còn mấy ai quan tâm đến một chính trị gia Lamartine? Vậy thì, rõ ràng văn chương có giá trị bền lâu hơn chính trị? Có phải Mario V.Llosa sẽ không thể đoạt giải Nobel, nếu ông đắc cử tổng thống?

Sự kiện đoạt giải Nobel của Mario Varga Llosa đã làm sống dậy làn sóng văn chương châu Mỹ-latinh, vốn đã châm ngòi từ lâu và bùng nổ hơn hai mươi năm qua G.Marquez. Cũng vậy, người Tây Ban Nha rất đỗi tự hào vì đã khẳng định được sức mạnh và sự quyến rũ của ngôn ngữ dân tộc mình. Cùng với những giải thưởng danh giá như Cervantes (1994), Jérusalème (1995), giải Nobel văn học 2010 đã đưa tên tuổi Mario Vargas LLosa lên vị trị hàng đầu của những cây bút sáng giá ở châu Âu. Tất nhiên, tư tưởng chính trị phức tạp của ông là vấn đề còn phải bàn cãi. 

T.H.S
(261/11-10)



------------
(1) Mario Vargas Llosa, La liberté et la vie, http://www.nonfiction.fr/article).
(2) V.Hugo, les femmes et moi, Le Point.fr, http://www.lepoint.fr).
3. Mario Vargas Llosa, Victor Hugo et “Les Misérables”.
http://www.monde-diplomatique.fr
(4) Flaubert et Madame Bovary,
http://livres.fluctuat.net/mario-vargas-llosa/livres/l-orgie-perpetuelle-flaubert-et-madame-bovary/
(5) La tía Julia y el escribidor, 1977 (La tante Julia et le scribouillard, 1980, Éditions Gallimard, Paris, France). Chuyển dịch tiếng Pháp bởi Albert Bensoussan.
Bạn có thể vào nguồn này để xem trọn bộ filme: filmehttp://www.ameriquelatine.msh-paris.fr






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ LAI THÚYHòn đất cũng biết nói năng(Nhại ca dao)

  • HOÀNG CẦMĐang những ngày hè oi ả, mệt lử người thì anh ấy mời tôi viết Bạt cho tập thơ sắp muốn in ra. Ai đời viết bạt cho tác phẩm người khác lại phải dành trang giấy đầu tiên để viết về mình? Người ta sẽ bảo ông này kiêu kỳ hay hợm hĩnh chăng? Nhưng cái anh thi sỹ tác giả tập thơ thì lại bảo: Xin ông cứ viết cho, dẫu là bạt tử, bạt mạng, thậm chí có làm bạt vía ai cũng được - Chết, chết! Tôi có thể viết bạt mạng chứ sức mấy mà làm bạt vía ai được.

  • ĐẶNG ANH ĐÀOTrong tác phẩm nghệ thuật, phân biệt thật rạch ròi cái gì là ý thức, sáng suốt, tự giác với cái gì vô ý thức, tự phát, cảm tính không phải là điều đơn giản. Ngay cả những nhà văn lãng mạn như Huygô, nhiều lúc sử dụng nhân vật chính diện như những cái loa phát biểu lý tưởng của mình, thế mà đã có lúc Kessler bịt miệng lại không cho tán tụng nhân vật Côdet và mắng rằng: Huygô anh chả hiểu gì về tác phẩm ấy hết", đồng thời tuyên bố rằng ông còn thích Epônin gấp bội lần "Côdet, cô nàng điệu đàng đã tư sản hóa ấy".

  • ĐỖ ĐỨC HIỂU…Với tôi, Balzac là Tiểu thuyết, và Tiểu thuyết là Balzac, - tiểu thuyết Balzac là "tiểu thuyết tuyệt đối", tức là nó biểu hiện tất cả sức mạnh sáng tạo của ông, tất cả cái "lực" của ý thức và tâm linh, của khoa học và tôn giáo, từ cấu trúc truyện và thời - không gian (chronotope), đến cấu trúc nhân vật, tất cả phối âm, tương ứng với nhau thành một dàn nhạc hoàn chỉnh…

  • HỮU ĐẠTKhông phải ngẫu nhiên, Trần Đăng Khoa lại kết thúc bài viết về Phù Thăng một câu văn rất là trăn trở: "Bất giác... Tôi nắm chặt bàn tay gầy guộc của Phù Thăng, lòng mơ hồ rờn rợn. Chỉ sợ ở một xó xỉnh nào đó, sau lùm cây tối sầm kia, lại bất ngờ cất lên một tiếng gà gáy..." Ta thấy, sau cái vẻ tếu táo bên ngoài kia lắng xuống một cái gì. Đó là điểm gợi lên ở suy nghĩ người đọc.

  • HÀ QUANG MINHTôi không muốn chỉ bàn tới cuốn sách của ông Khoa mà thôi. Tôi chỉ coi đó là một cái cớ để bàn luận về nền văn học nước nhà hiện nay. Là một người yêu văn học, nhiều khi tôi muốn quên đi nhưng vô tình vấn đề nẩy sinh TỪ "CHÂN DUNG VÀ ĐỐI THOẠI" đã trở thành giọt nước cuối cùng làm tràn ly và lôi tuột cái nỗi đau mà tôi muốn phớt lờ ấy. Phải, tôi thấy đau lắm chứ. Bởi lẽ ai có ngờ mảnh đất trong sáng mang tên văn học sao giờ đây lại ô nhiễm đến thế.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN(góp phần định nghĩa minh triết)         (tiếp Sông Hương số 248)

  • Việc giải quyết thành công mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính hiện đại đã hình thành ra các trường phái âm nhạc như: âm nhạc Nga, Pháp, Mỹ, Trung Hoa . . .

  • Phê bình thi pháp học đã mang đến sức sống mới cho phê bình văn học Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thi pháp học là phương pháp minh chứng cho thành quả thay đổi hệ hình nghiên cứu trong phê bình văn học.

  • Hiện nay trên thế giới, quan niệm về Nghệ thuật tạo hình, Nghệ thuật thị giác và Mỹ thuật mang ý nghĩa gần giống nhau. Nó bao gồm: hội họa, đồ họa, kiến trúc, điêu khắc, trang trí ứng dụng, video clip, sắp đặt v.v..Loại hình nghệ thuật này luôn xuất hiện bằng những hình ảnh (image) thu hút mắt nhìn và ngày càng mở rộng quan niệm, phương thức biểu hiện cũng như khai thác chất liệu. Tuy nhiên, để hiểu thế nào là nghệ thuật trong tranh, hoặc vẻ đẹp của một công trình nghệ thuật còn là câu hỏi đặt ra với nhiều người.

  • HÀ VĂN LƯỠNGPuskin không chỉ là nhà thơ Nga vĩ đại, nhà viết kịch có tiếng mà còn là nhà cải cách văn học lớn. Là người “khởi đầu của mọi khởi đầu” (M. Gorki) Puskin bước vào lĩnh vực văn xuôi với tư cách là một người cách tân trong văn học Nga những năm đầu thế kỷ. Những tác phẩm văn xuôi của ông đã đặt cơ sở vững chắc cho văn xuôi hiện thực và sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga, góp phần khẳng định những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc.

  • ĐẶNG VIỆT BÍCHGần đây trên tuần báo Văn Nghệ đã có bài viết bàn về vấn đề đào tạo "Văn hóa học", nhân dịp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra nghị quyết V về xây dựng một nền văn hóa, văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

  • PHAN TUẤN ANH “Cuộc nói chuyện của chúng ta đã cho tôi thấy rằng hết thảy những gì liên quan đến bản chất của ngôn ngữ mới ít được nghĩ đến làm sao”                                       (Martin Heidegger)

  • TRẦN ĐÌNH SỬVăn học sáng tác là nhằm để cho người đọc tiếp nhận. Nhưng thực tế là người đọc tiếp nhận rất khác nhau. Lý luận tiếp nhận truyền thống giải thích là do người đọc không sành.

  • NGUYỄN THANH HÙNGVăn học là cuộc sống. Quan niệm như vậy là chẳng cần phải nói gì thêm cho sâu sắc để rồi cứ sống, cứ viết, cứ đọc và xa dần mãi bản thân văn học.

  • LTS: Cuộc tranh luận giữa hai luồng ý kiến về nhân vật lịch sử Nguyễn Hiển Dĩnh, một mệnh quan triều đình Huế có công hay có tội vẫn chưa thuyết phục được nhau.Vấn đề này, Tòa soạn chúng tôi cũng chỉ biết... nhờ ông Khổng Tử "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giả" (biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, ấy là biết). Vậy nên bài viết sau đây của nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nguyễn Đắc Xuân, chúng tôi xin đăng nguyên văn, tác giả phải gánh trọn trách nhiệm về độ chính xác, về tính khoa học của văn bản.Mong các nhà nghiên cứu, cùng bạn đọc quan tâm tham gia trao đổi tiếp.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNNăm 1998, Thành phố Đà Nẵng dự định lấy tên nhà soạn tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đặt cho con đường mới song song với đường 2 tháng 9 và đường Núi Thành. Nhưng sau đó qua một số tin bài của tôi đăng trên báo Lao Động nêu lên những điểm chưa rõ ràng trong tiểu sử của ông Nguyễn Hiển Dĩnh, UBND Thành phố Đà Nẵng thấy có một cái gì chưa ổn trong tiểu sử của Nguyễn Hiển Dĩnh nên đã thống nhất rút tên ông ra khỏi danh sách danh nhân dùng để đặt tên đường phố lần ấy. Như thế mọi việc đã tạm ổn.

  • Vừa qua nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân có viết một loạt bài về ông Nguyễn Hiển Dĩnh - một quan lại triều nguyễn, nhà soạn tuồng nổi tiếng Quảng Nam. Qua thư tịch, anh chứng minh Nguyễn Hiển Dĩnh tuy có đóng góp cho nghệ thuật tuồng cổ nhưng những hành vi tiếp tay cho Pháp đàn áp các phong trào yêu nước ở Quảng Nam quá nặng nề nên không thể tôn xưng Nguyễn Hiển Dĩnh là danh nhân văn hoá của việt Nam như Viện Sân khấu và ngành văn hoá ở Quảng Nam Đà Nẵng đã làm. Qua các bài viết của Nguyễn Đắc Xuân có những vấn đề lâu nay ngành văn hoá lịch sử chưa chú ý đến. nhà báo Bùi Ngọc Quỳnh đã có cuộc đối thoại lý thú với anh về những vấn đề nầy.

  • ĐỖ NGỌC YÊNVào những năm 70 của thế kỷ, ở nhiều nước phương Tây tràn ngập không khí của cuộc khủng hoảng gia đình, làm cho nhiều người rất lo ngại. Một số kẻ cực đoan chủ trương xóa bỏ hình mẫu gia đình truyền thống. Nhưng cái khó đối với họ không phải là việc từ bỏ hình mẫu gia đình cũ - mặc dù trên thực tế việc làm đó không phải dễ - mà vấn đề đâu là hình mẫu gia đình mới.

  • NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH             Phóng sự điều tra