Lý luận phê bình sân khấu: Vẫn thiếu và yếu

14:09 01/12/2017

Thêm một lần mổ xẻ về thực trạng của lý luận phê bình sân khấu hiện nay, các nhà chuyên môn, tác giả đều cho rằng lý luận phê bình của sân khấu nước nhà rất thiếu, yếu và luôn bị các nhà hát… phớt lờ.

Một cảnh trong vở kịch “Điệp khúc vi rút” của Nhà hát Kịch Hà Nội. (Ảnh: Thái Anh).

Khó khăn tìm thấy tác phẩm lý luận phê bình sân khấu đúng nghĩa của cây bút chuyên nghiệp là một thực tế không thể phủ nhận ở thời điểm hiện nay. Và, gần như công tác quan trọng này giờ đây đang được “nương” theo các tin, bài đăng tải trên hàng trăm tờ báo, tạp chí. Thực tế đó khiến nhiều người băn khoăn: liệu rằng đây có thể coi là tác phẩm lý luận phê bình hay chỉ là những tin, bài giới thiệu tác phẩm đến công chúng?

Theo nhà báo Cao Minh: “Có thể thấy, hiện nay hầu như không có nhà báo nào viết hay, viết giỏi, có kiến thức về sân khấu, chứ chưa nói đến lĩnh vực lý luận phê bình. Vậy nên, trên các tờ báo cũng hầu như vắng bóng những bài phê bình sân khấu. Trên mặt báo chỉ còn dạng bài phổ biến nhất là giới thiệu vở diễn, giới thiệu các gương mặt diễn viên”.

Trong khi đó tác giả Ngọc Thụ lại chia sẻ: “Thú thực, tôi chưa bao giờ được các nhà lý luận phê bình vạch cho tôi những cái được của tác phẩm, cái vụng về kém cỏi của vở diễn… Khi nghỉ hưu, có thời gian rảnh rỗi, đọc lại một số bài viết, tôi vừa buồn cười, vừa xấu hổ. Buồn cười vì các bài báo cứ na ná giống nhau… Một điều đáng xấu hổ hơn nữa là có nhà báo không xem vở diễn mà vẫn có bài trang trọng trên báo, theo đúng tờ giới thiệu. Tất nhiên, cũng có một số bài về sân khấu đăng trên các tạp chí nghiên cứu thì mang tính bình là chính chứ không có phê…”.

Không chỉ nhà báo Cao Minh, tác giả Ngọc Thụ mà cả NSND Lê Tiến Thọ cũng đều cho rằng việc cần làm nhất hiện nay để thúc đẩy lý luận phê bình sân khấu phát triển là Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo thế hệ kế cận. Theo NSND Lê Tiến Thọ, cần quan tâm đến việc làm thế nào để các khoa đào tạo lý luận phê bình ở các trường hấp dẫn được người học, chứ không nên kéo dài tình trạng có năm không tuyển sinh được chỉ tiêu nào. Tác giả Ngọc Thụ thì bày tỏ sự đáng tiếc khi cũng có sinh viên được học các chuyên ngành về lý luận phê bình hoặc liên quan đến lý luận phê bình song ra trường không tìm được việc làm hoặc dễ dàng bỏ nghề vì đời sống không được đảm bảo. “Chúng tôi thấy, các cơ quan chức năng  chưa quan tâm đến việc đào tạo lớp trẻ làm công tác lý luận phê bình” - tác giả Ngọc Thụ nói.

Riêng PGS TS Trần Trí Trắc đề xuất, trong khi chờ một thế hệ kế cận thì tại sao không quan tâm, động viên những cây bút phê bình đã được đào tạo trước đó?. Theo ông, cái cần gạt đi là, quan niệm về nhà lý luận phê bình, sao cứ nhắc đến họ thì chỉ nghĩ đến chuyện bị họ soi mói, chê bai? Đâu phải như vậy, nhà phê bình chỉ muốn đồng hành cùng các nhà hát trong quá trình dựng vở để nhỏ, to chuyện này, chuyện kia, miễn sao vở diễn khi đến với công chúng đạt được giá trị thẩm mỹ cao nhất.
 

Theo Thái Anh - ĐĐK

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Năm 2020 đánh dấu những bước chuyển mình đáng nhớ đối với nhiều loại hình nghệ thuật. Sự phối kết giữa những môn nghệ thuật tưởng chừng không hề “ăn nhập” với nhau lại tạo ra nhiều bất ngờ.

  • Bộ sách Lục tỉnh cầm ca (NXB Văn hóa - Văn nghệ) cũng là tên của một nhóm bạn trẻ, đã tái hiện nguồn tư liệu về các loại hình diễn xướng của Nam bộ, xứng đáng trở thành câu trả lời cho câu hỏi: Giới trẻ ngày nay có còn quan tâm đến nghệ thuật truyền thống hay không?

  • Bạo lực học đường - một vấn đề tưởng chừng rất cũ nhưng lại luôn mới, bởi ngày nào chúng ta chưa tìm ra cách xử lý căn cơ, tận gốc rễ của vấn đề thì ngày ấy, nó vẫn còn là một nỗi nhức nhối của ngành giáo dục và của cả cộng đồng.

  • Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai rất bất thường, cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai; trong đó có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố. Đỉnh điểm là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22-10 đã gây thiệt hại lớn tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển cũng xảy ra trên diện rộng tại đồng bằng sông Cửu Long.

  • Cho đến nay, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, giải pháp phong tỏa kiểm soát lây lan dịch bệnh trong cộng đồng được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế nhiều nơi trên thế giới.

  • Theo giám tuyển nghệ thuật, dịch giả Nguyễn Như Huy, gần đây dòng sách nghệ thuật bỗng được quan tâm, đặc biệt là với sự xuất hiện của tác phẩm Câu chuyện nghệ thuật với độ dày gần 688 trang cùng giá bìa lên đến 999.000 đồng.

  • Xã hội hóa (XHH) văn hóa nghệ thuật (VHNT) ở TPHCM có tốc độ khá nhanh nhưng vẫn còn đó những vấn đề trầm kha. Ngoài sự thiếu giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về VHNT, còn có sự dễ dãi, thiếu chiều sâu của chính các đơn vị tham gia công tác XHH.

  • Sau nhiều lần cách tân, sân khấu nghệ thuật chèo vẫn không thoát khỏi những khó khăn. Nhiều nghệ sĩ cho rằng, để chèo được tái sinh thì phải thiết kế lại tư duy để chèo thu hút khán giả.

  • Khi được hỏi, người thầy đầu tiên của bạn là ai? - nhiều bạn trẻ có cùng chung đáp án: Không ai khác chính là cha, mẹ!

  • Nói việc thiện thì dễ, làm việc thiện mới khó. Cổ nhân đã dạy như vậy và xem chừng vẫn luôn là chân lý...

  • Những ngày này, lũ chồng lũ, bão số 8 dự báo sắp tràn về miền Trung khốn khổ, chính quyền phải huy động đến 700.000 bộ đội ứng phó với bão.

  • Thỉnh thoảng, một vài bạn bè trên mạng xã hội (MXH) của tôi lại đăng thông tin “thoái ẩn”, như một lời cáo biệt với cộng đồng. Sau một thời gian, có người quay trở lại, có người bặt vô âm tín.

  • Liên quan đến câu chuyện phát triển văn hóa đọc, vào ngày 6-10, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã trình bày chuyên đề Hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc: Thách thức - cơ hội - những kiến nghị và công việc cần làm trước đại diện đến từ các nhà xuất bản (NXB), công ty sách tại TPHCM.

  • Trong thiên phóng sự tháng Tám “Sáng, Mê” đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1949, nhà văn Vũ Bằng có thuật lại quang cảnh sau: “Từ đầu tháng, những hàng bánh Trung thu không còn thiếu một cách quảng cáo gì mà không đem ra dùng. Báo chí. Truyền thanh bươm bướm”. Các nhà buôn xưa đã hăm hở “quảng cáo”, “PR” cho nhãn hiệu bánh của mình.

  • TRANG TUỆ

    “Tuổi già và dòng chảy thời gian dạy ta mọi thứ”
                                       (Sophocles)

  • Ký ức hiện lên trên hình con vật tinh xảo, ngộ nghĩnh, trên từng lớp giấy nhiễu, vải hay giấy bóng kính của chiếc đèn Trung thu tưởng chừng đã bị lãng quên. Nói như nhà nghiên cứu Trịnh Bách: “Bắt đầu từ ấy mà khơi lên, mà thắp sáng con đường tìm về nét đẹp truyền thống. Cũng là trả lại phong vị cho mùa trăng tháng Tám vốn hàm chứa bao giá trị văn hóa dân tộc”.

  • Trước khi đọc bài viết này, xin hãy dành một ít phút tự hỏi chính mình rằng: Bạn có tự hào khi nói “Tôi là người Việt Nam” không?

  • Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay sân khấu Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nặng nề khi các nhà hát, đơn vị nghệ thuật phải tạm dừng hoạt động. Trong khoảng thời gian này, các nghệ sĩ, diễn viên đã miệt mài tập luyện, để giờ đây khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều sân khấu trong cả nước đã “sáng đèn” trở lại với những vở diễn mới phục vụ công chúng.

  • Sau 3 ngày làm việc, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã kết thúc và ra mắt Ban chấp hành mới.

  • Đây là chủ đề nội dung chia sẻ của Đức Dalai Lama trong chương trình đối thoại trực tuyến toàn cầu, diễn ra hồi giữa tháng 8 do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace - USIP) tổ chức.