Láng giềng, những toan tính tiểu nông

10:39 22/06/2011

Dễ ai quên câu hát: “Trời sinh voi trời không sinh cỏ, Thượng đế buồn Thượng đế bỏ đi”.

Trong cuốn Hành trình về phương đông của Dr Baird T.Spalding (Nguyên Phong dịch) có đề cập đến một vị đã dùng kính thiên văn khuyếch đại tìm Thượng đế, và cho rằng Thượng đế thật sự đã “bỏ đi”. Vẫn nghĩ Thượng đế vẫn còn đó, trời còn đó nhưng trời không sinh “cỏ” trong lúc vẫn sinh “voi”. Thế nên động vật trên địa cầu mới tranh chấp, lấn chiếm diện tích để sinh tồn.

Ở quê hồi tôi còn nhỏ, đất đai nhà nào nhà nấy rộng rinh, vườn“mi thông với vườn tau - có chăng ngăn bởi bụi chè tàu thưa. Chưa hề có khái niệm bán đất, ai quy hoạch vườn tược hay khai hoang đất cồn, đấy quả là nhà tiên tri thời đại. Thế hệ ông bà chuyển giao quan hệ láng giềng cho mẹ cha, đất vẫn như bèo dâu. Chuyển tiếp qua đời con cháu, đất bắt đầu rục rịch. Chuyện từ một vài đứa con của làng đỗ đạt lên tỉnh học hành, chúng thấy quá chật chội trong những căn phòng cho thuê hay ở các ký túc xá. Đất chật người đông. Cụm từ “tấc đất tấc vàng” nay được hiểu tận cùng nghĩa đen. Chúng trở về quê mang theo nhiều hoài bão.

Không phải qua thời đói vàng mắt, người dân không đào côộc chuối ăn thay cơm nữa mà lúc đó chuối mọc nhiều. Hoàn toàn không. Chuối là một loài thân mềm, bão cấp 6 cũng đủ quật gãy, sao được nhiều người dân trồng làm hàng rào ngăn cách, làm “biên giới” giữa vườn nhà này với vườn nhà kia?

Chuối lớn nhanh, đẻ “con” cũng nhanh. Một cây chuối không bị tước quyền sống cứ ngang nhiên đẻ con qua đất láng giềng. Chả mấy ai để ý. Ừ, chuối chứ có phải tường bao bê tông hay hàng rào điện tử Mcnamara đâu, cứ để nó lớn, lớn lên thì người ta chặt cho trâu bò lợn gà ăn. Người từng ra thành phố không nghĩ ngắn như người chưa thoát khỏi lũy tre làng. Chiến lược chiếc gậy và củ cà rốt được áp dụng. Láng giềng bên kia trồng chuối lên kế hoạch thay hàng rào, chuối mọc đến đâu tính đất đến đó. Láng giềng bên này mới bắt đầu khởi động tư duy. À té ra chúng lấn đất. Dòng trích lục, nhà còn nhà mất, nhà bị mối mọt nhắm đường biên mà gặm trước. Nhưng đa phần không có trích lục. Ông cha để đất lại cho cháu con thế nào ở thế ấy. Nào ai quan tâm. Có nhà giở trích lục, gọi cả trí thức của làng đến cũng chịu không xác định được ranh giới. Cũng có trường hợp xin làm cái chòi ở tạm trong vườn ông vườn bà, chòi được cơi nới thành nhà. Nhà được nới vườn tược để trồng rau canh tác phục vụ thức ăn tại chỗ. Sau đất đai báo động, ông nọ bà kia đuổi, khách nhất mực không chịu đi, một hai đất này của bà tui... Đất bị láng giềng đểu cướp trắng trợn. Đã có xung đột sứt đầu mẻ trán...

Những mảnh vỡ, những mẩu chuyện tưởng vụn vặt ở nông thôn quê tôi xưa đã thành đề tài lớn mang tầm quốc tế bây giờ.

 

Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam. Nước bạn đã phù phép thổi bay “dòng trích lục” về biển đảo Tổ quốc, xem đó là chứng cứ tầm thường, không đủ sức thuyết phục, và rắp tâm chiếm bằng được nguồn lợi từ biển Đông vốn của chung các nước ASEAN (trong đó có Việt Nam), và không ngoại trừ Mỹ.

Thông tin “vượt biên” cho hay, người dân nước bạn hầu như mù tịt về Hoàng Sa và Trường Sa. Phần còn lại biết rõ hai quần đảo đó của Việt Nam thì cũng tìm cách bưng bít. Con dân nước Việt “hiểu biết” quá nhiều về nước bạn thông qua truyền thông; phía con dân nước bạn thì ngược lại. Chúng ta chỉ mới có một vài trang thông tin chính thức bằng tiếng nước bạn để chuyển tải nội tình qua phía “bạn”. Còn xu hướng học tiếng nước bạn trong sinh viên các trường đại học của ta đang gia tăng... Bài học lịch sử cho thấy, ngày xưa chúng ta thắng Mỹ chủ yếu nhờ ý chí quyết tâm của toàn dân tộc cộng với sự giúp đỡ từ các nước XHCN anh em, song cũng có một phần nhờ vào sự đấu tranh từ phía nội bộ chính quyền Mỹ, và đặc biệt từ người dân Mỹ. Họ thừa biết cuộc chiến tại Việt Nam là cuộc chiến tranh phi nghĩa; việc họ phải giao con cái cho quân đội Mỹ lại càng phi lý.

Trên mạng chính thức của nước bạn tuyên bố nếu không xác lập được quyền lợi từ biển Đông bằng hòa bình, nước bạn sẽ xác lập bằng quân sự. Trở lại chuyện láng giềng nông thôn. Nếu tôi có một khu vườn chính danh, không ai dễ cướp trắng; nhưng đến một ngày trái đất “hết đất”, nếu kẻ xấu đến “xin” đất vườn tôi để chôn người thân của họ, tôi sẵng sàng hiến.

22/06/2011

N.N

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Có những thứ sẽ dần trôi tuột theo năm tháng, guồng quay của cuộc sống hiện đại có thể đã làm biến đổi phần nào giá trị của Tết. Nhưng nếu biết lắng lại, nghĩ khác đi thì Tết dường như vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm thức mỗi người.

  • Nếp nhà lãng đãng khói hương như chiếc cầu nối với quá khứ. Hồn người tĩnh tại, thong dong hòa quyện miền tâm linh thăm thẳm. Nhưng không phải dịp Tết đến ta mới thấy nhẹ nhàng. Bất cứ khi nào đứng trước ban thờ tiên tổ, bao bộn bề, lo toan đều tự nhiên rũ bỏ, để gia tâm bảo vệ những gì tốt đẹp của tinh thần.

  • Vừa qua, một số cá thể thiên nga đã được thả vào hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Việc làm này đã gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Dù sau đó, các cá thể thiên nga đã được di chuyển đến một địa điểm khác song từ sự việc này nhiều người tỏ ra băn khoăn bởi hồ Hoàn Kiếm vốn được coi là nơi linh thiêng, hơn nữa hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn còn là Di tích quốc gia đặc biệt.

  • Khi toàn cầu hóa, nhiều người mới ý thức rõ hơn tầm quan trọng của sáng tạo. Nhiều quốc gia coi sáng tạo là nguồn lực chính trong nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, bên cạnh động lực cũng tạo ra nhiều thách thức đối với khả năng sáng tạo của con người.

  • “Hiện thực” của đời sống hiện ra trước cái nhìn của chúng ta luôn luôn là một hỗn hợp, một nồi súp lẩu của “thực tế” và “tri nhận”, không tách bạch, và không dễ tách bạch được.

  • Nuôi dưỡng tâm hồn ham đọc sách từ bé cho con, sẽ giúp con dễ dàng vượt qua được giai đoạn khủng hoảng của tuổi mới lớn, giúp con mạnh mẽ đối mặt với những thay đổi của bản thân, và sóng gió của cuộc đời.

  • Để không bị lãng quên giữa các loại hình nghệ thuật giải trí hiện đại, sân khấu cải lương nói riêng, nghệ thuật truyền thống nói chung, đang tìm cách chuyển mình, dần tìm lại chỗ đứng. Trong quá trình tìm hướng đi mới ấy, các nghệ sĩ không hoàn toàn chạy theo thị hiếu một cách dễ dãi mà bỏ qua yếu tố nghệ thuật.

  • Một năm qua, sự xuất hiện của các sàn đấu giá nghệ thuật đã góp phần thúc đẩy hội họa phát triển, tạo ra thị trường lành mạnh thu hút nhà đầu tư cũng như giới mộ điệu. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ.

  • Văn hóa là sản phẩm, đồng thời là điều kiện, động lực, phương thức tồn tại và phát triển của một đất nước. Văn hóa có sự phát triển tự thân nhưng cũng có cả sự tiếp nhận bên ngoài. Theo các chuyên gia, trong khi bảng giá trị của người Việt xuất hiện một số hiện tượng lệch lạc, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống chuẩn mực xã hội, từ đó xác định khuôn khổ để trở lại chân giá trị.

  • Khi các hoạt động diễn xướng dân gian dần tách khỏi, đình làng dường như đánh mất một phần linh hồn, còn nghệ thuật truyền thống cũng thiếu khí vị. Theo NSƯT Đoàn Thanh Bình, những buổi diễn của Giáo phường Đình làng Việt một năm qua chính là hành trình để mỗi người được về lại ngày xưa, đắm mình trong đời sống văn hóa cộng đồng.

  • Thêm một lần mổ xẻ về thực trạng của lý luận phê bình sân khấu hiện nay, các nhà chuyên môn, tác giả đều cho rằng lý luận phê bình của sân khấu nước nhà rất thiếu, yếu và luôn bị các nhà hát… phớt lờ.

  • Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã chia sẻ đầy trăn trở tại Hội thảo "Liên hoan phim Việt Nam trong sự nghiệp phát triển điện ảnh dân tộc" vừa qua ở Đà Nẵng.

  • Sáng 16/11, Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội - nhận diện, bảo tồn và phát triển” tại đình Hào Nam. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa - xã hội, các nghệ nhân dân, đồng đền, thủ nhang, thanh đồng…

  • Gần đây, một số trường ngoài công lập tăng học phí cao gây phản ứng của phụ huynh và bất bình dư luận. Đáng chú ý là theo Luật Giáo dục 2005, các cơ quan quản lý nhà nước không có thẩm quyền quản lý việc thu chi của các trường ngoài công lập. Các trường này hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và ngành giáo dục chỉ giám sát về chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình đào tạo.

  • Là di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng Quốc gia từ năm 1991, nhưng những giá trị lịch sử, yếu tố nguyên gốc tại chùa Khúc Thủy, thôn Khúc Thủy (xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội) đã bị xâm phạm nghiêm trọng.

  • Không phải ai sinh ra cũng đã có thẩm mỹ âm nhạc mà nó được hình thành gắn với không gian sống, điều kiện thụ hưởng. Theo nhạc sĩ Quốc Trung, hiện nay ở Việt Nam hầu hết các chương trình nghệ thuật chỉ trình diễn một vài thể loại nhạc, bó hẹp sự lựa chọn của khán giả. Nếu mọi người tự mở rộng, bỏ qua rào cản để thử nghiệm nhiều thể loại nhạc khác nhau, sẽ phát hiện ra nhiều thứ mới mẻ, thú vị.

  • Cuộc sống của họ ra sao, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, suy nghĩ về truyền thống, hiện tại và tương lai như thế nào? Để tìm ra câu trả lời, đạo diễn người Hà Lan Manouchehr Abrontan đã đi từ Nam ra Bắc, phỏng vấn hàng trăm phụ nữ ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, vai trò khác nhau. Và “Việt Nam tim tôi” ra đời như tình ca về vẻ đẹp, sức mạnh của phụ nữ Việt.

  • “Học sinh như bó đuốc, nhiệm vụ của tôi là truyền lửa cho bó đuốc. Nhưng trước khi truyền lửa được thì giáo viên phải là người yêu thích, say mê tìm tòi, chắt lọc cái hay trong môn học, khơi gợi cho các em tự tìm tòi, tự phát hiện ra vấn đề”. Đó là chia sẻ của thầy giáo Lê Quang Nhân, Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk tại Lễ tuyên dương gương Người tốt việc tốt đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016 - 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) tổ chức sáng 18.10.

  • Trong bối cảnh cần khẳng định văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, việc tìm ý tưởng sáng tạo từ “Truyện Kiều” được cho là con đường ngắn nhất. Như GS. Phong Lê, Chủ tịch Hội Kiều học Việt Nam nhận định: “Doanh nhân dùng chữ tâm ấy để tiến là phúc cho họ, cũng là phúc cho xã hội vậy”.

  • Trước các phương tiện nghe nhìn, sách đang trở nên yếu thế hơn. Người lớn cũng ngại đọc sách, còn trẻ em thì thích xem iPad và chơi game. Làm sao để tạo được thói quen đọc sách cho trẻ, qua đó, dần nuôi dưỡng tâm hồn các em bằng sách?