Kỷ niệm lần thứ 115 ngày sinh thi sĩ - nghệ sĩ Ưng Bình Thúc Giạ Thị (9-3-1877 - 9-3-1992)

14:53 09/12/2020

VƯƠNG HỒNG

Ưng Bình Thúc Giạ Thị quê phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877, mất ngày 4 tháng 4 năm 1961. Ông là cháu nội Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ nổi tiếng với "Vỹ Dạ Hợp tập".

Ảnh: internet

Thân sinh của Ưng Bình là Tiểu thảo Hường Thiết. Với hàm Hiệp tá Đại học sĩ, Hường Thiết có nhiều sáng tác giá trị như: "Tứ tự ca" (viết về lịch sử Việt Nam kể từ thời Hồng Bàng); "Liên nghiệp hiên thi tập (chữ Hán); "Vẽ một bản đồ nước Việt Nam (từ thời Hồng Bàng đến năm 1900, bản mộc lưu tại Viện bảo tàng cách mạng, Hà Nội đã được công bố trong Bulletin des amis du vieux de Hué)

Thân mẫu Ưng Bình là bà Nguyễn Thị Huệ, thông thạo chữ Hán, có nhiều bài thơ nôm được truyền tụng như "Nhớ quê", "Thượng cm hạ thú" (mỗi câu thơ đều có tên cầm và thú), "Xuất gia"...

Ưng Bình đỗ cử nhân hán học năm 1909; tốt nghiệp trường Quốc học Huế, am hiểu tường tận tiếng Pháp, đỗ đầu kỳ thi ký lục năm 1904. Giòng dõi "cành vàng lá ngọc", học hành đỗ đạt, ông ra làm quan, khi về hưu với hàm Thượng Thư, Hiệp Tá đại học sĩ. Tuy hưu trí, ông vẫn được cử làm Viện trưởng Viện Trung kỳ niên khóa 1939-1940, Hội trưởng Hội Truyền bá quốc ngữ Trung kỳ 1940-1945.

Làm quan suốt cả đời người nhưng Ưng Bình không màng danh lợi; Hơn thế nữa, ông sợ danh lợi, ghét nịnh hót, luồn cúi: "Ghét cụm bèo trôi che bóng nước, Giận chòm mây nổi khuất vành trăng"(1). Phẩm hàm, và chức tước của triều đình và Nhà nước Pháp bảo hộ ban cho, ông tỏ thái độ xem thường đến mức châm biếm. Thêm một chức tước đối với ông, giống như: "Hàng ghế nhích lên năm bảy tấc"; thăng một ngạch bậc quan trường chỉ là "Thẻ bài thêm lớn một vài ly”.

Làm quan, Ưng Bình chỉ giàu, rất giàu về bầu rượu túi thơ, câu hò điệu hát; đời sống vật chất lại khá thanh bạch: "Khoa danh có sn, quan quyền có; Ca cải không gì, ruộng đất không". Coi thường, khinh ghét danh lợi nhưng phải làm quan. Cho nên, khi được về hưu, Ưng Bình xem như là một hạnh phúc vì "Lưng tôm khỏi phi cúi lòn". Với khí tiết đó, ông lại nhìn đời quan trường của mình mà rất đỗi tự hào: "...Thuở ra sân khấu không làm rộn, Khi hạ vai tuồng ít hổ ngươi".

Những năm ở quan trường, trị nhậm nhiều nơi, có dịp đi đây đi đó, giao du rộng, cảnh quan đất nước trải mở dưới tầm mắt, sáng tác của Ưng Bình theo đó mà phát triển. Thể loại bao trùm là thơ cổ, xướng họa xoay quanh một chữ TÌNH: Tình nước non, tình người, tình bằng hữu thâm giao... Thời gian về hưu rỗi rảnh, mối quan hệ giữa nhà thơ với sinh hoạt dân gian có điều kiện gắn bó, nên bên cạnh thơ cổ, Ưng Bình phát triển mạnh sáng tác các thể loại hò ca, xướng hát. Đây cũng là thời kỳ nhà thơ tiếp xúc sâu với văn học dân gian, đồng thời nhiều sáng tác của nhà thơ được nhân dân lao động tiếp nhn, trở thành văn học dân gian.

Sự nghiệp sáng tác thơ ca của Ưng Bình rất phong phú, được lưu truyền khá rộng rãi. Về chữ Việt có trên 1000 bài, thơ chữ Hán có "Lộc Minh thi tập" gồm 227 bài; hát bộ có vở tuồng "Lộ Địch" dựa một phần theo cốt truyện Le Cid của nhà văn Pháp P.Corneille, được công diễn nhiều lần trong những năm 1937-1938, vở tuồng "Tào Lao" lấy cốt truyện cổ. Thơ ca, tuồng của ông, một số đã được xuất bản gồm Tình Thúc Giạ (1942); Đời Thúc Giạ (1961); Bán buồn mua vui (1954); Lộ Địch (xuất bản lần đầu năm 1936 - tái bản năm 1959). Tiếng Hát Sông Hương (1972).

Thơ ca của Ưng Bình có giá trị nhiều mặt về nội dung tư tưởng cũng như về nghệ thuật. Qua những bài như Vịnh hòn non bộ, Đêm trung thu thăm lu ông Hoàng, Chim khóc tổ, Cơm độc lập nước tự do, Bản đ nước Việt Nam, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Phan Thanh Giản, Phu xe đối đáp, Cám cảnh người hành khất, Ngày xuân ở Vỹ D, qua những bài đề vịnh danh lam thắng cảnh(2), Ưng Bình Thúc Giạ Thị tỏ rõ một tấm lòng đối với non sông đất nước, đối với dân nghèo thật đáng quý trọng.

Thơ ca của Ưng Bình nhìn chung phóng khoáng, tao nhã, hàm súc, hồn nhiên; một số bài, nhất là thơ chữ Hán, khá điêu luyện, ý và tứ thơ phảng phất hồn thơ thịnh Đường.

Thơ ca của Ưng Bình Thúc Giạ Thị có nhiều bài, nhất là những câu hò, điệu hát đã đi vào sinh hoạt của nhân dân xứ Huế từ mấy chục năm nay một cách thâm trầm, bền vững. Nội dung của những câu hò điệu hát đó được thể hiện bằng thứ văn chương bình dân, theo ngôn từ của nhân dân lao động, nhiều bài, nhiều câu đã khái quát hóa cuộc sống lao động, sản xuất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ đến cao độ được nhân dân tiếp nhận và truyền khẩu, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của chị chèo đò, anh cầm chày giã gạo hoặc của khách du lịch đêm trăng vui chơi giải trí bằng thuyền trên dòng sông Hương đầy thơ mộng.

Mặt khác, Ưng Bình đã khéo vận dụng ca dao, tìm thi hứng từ văn học dân gian để sáng tác thơ ca. Với hai câu: "Lu ly na nước na dầu, Nửa thương cha mẹ na sầu nhơn duyên", ông đã làm bài thơ cổ động dùng hàng nội hóa; với câu ca dao: "Cua nói có, vọ nói không, cơ chi có miu giữa đồng, Hai ta th thốt kẻo lòng ngại nghi", ông đã làm bài thơ "Nói nên dạ ở không nên..."; từ câu ca dao: "Rồi mùa toóc rả rơm khô, Bạn v quê bạn biết mô mà tìm", ông đã làm nên bài thơ với những câu đầy tình tứ: "Kẻ đi người ở gây thương nhớ, Mông quạnh đồng không gẫm chán chê".

Ưng Bình còn rất sành, quý trọng và say mê ca nhạc dân tộc, nhất là về ca Huế, tuồng, nhiều làn điệu dân ca của cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Đối với dân ca miền Bắc, ông đánh giá:

"Cô đào Thanh thật sành ngh hát nói,
Cô đào Nghệ khéo kể khúc tỳ bà,
Chn Long Biên đủ điệu huyền ca,
Cô đào tơ hát giỏi, chị đào già vn hay".

Đối với dân ca miền Trung, nơi Ưng Bình đặt tất cả tâm hồn và gắn bó cuộc đời hào hoa phong nhã của mình, ông tán dương:

"Điệu hát dễ dàng là điệu hò khoan xứ Huế,
Không pha tiếng quyển, không nệ tiếng đàn,
Miễn làm sao giọng hát du dương,
Tình kia nghĩa nọ đôi đường phân minh"

Đối với dân ca miền Nam, nhiều người đương thời đã bài xích điệu cải lương, còn ông lại tán thưởng đề cao:

"Khổng Minh tọa lu là câu ca cổ bản,
Bạch Vân Tôn cát là điệu hát ngày xưa,
Bạn cải lương ra rạp đến giờ,
Nhạc Âu văn Á đổi cuộc cờ thêm vui."

Đối với các nghệ nhân, ông nhìn họ với tất cả tấm lòng ái mộ chân thành, rất mực tôn trọng. Nhiều bài thơ ca tặng nghệ nhân hoặc làm tại chỗ cho nghệ nhân trình bày, ông đã viết với bao lời hay, ý đẹp.

Thật ít có nhà thơ nào hiểu rõ, đề cao dân ca và ca sĩ dân gian như Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Ông xứng đáng với danh hiệu thi hào - nghệ sĩ mà người đời mến tặng.

Huế, Xuân Nhâm Thân
V.H
(TCSH48/03&4-1992)

 

-----------------

1. Những câu ngoặc kép trong bài này được trích từ Tuyển tập thơ ca Ưng Bình Thúc Giạ Thị, 450 trang, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, 1992 (đang ấn hành)

2. Xem “Ưng Bình Thúc Giạ Thị”: Thơ ca. Nhà xuất bản Thuận hóa, 450 trang, Huế, 1992.

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN HỒ  

    Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).

  • ĐỖ TẤN ĐẠT

    (Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)

  • VƯƠNG TRỌNG  

    Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.

  • (Một đôi chỗ cần lưu ý)

    CHU TRỌNG HUYẾN

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)


  • Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.

  • ĐỖ LAI THÚY
     

    Khi mọi thần thoại gãy đổ,
    thơ chính là nơi thần linh trú ngụ.

                (Saint John Perse)
    Tôi không tiến đi đâu cả,
    Tôi là hiện tại.

                (Pablo Picasso)

     

  • TRẦN THÙY MAI    

    (Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)

  • HỒ THẾ HÀ

    Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng: 

  • UÔNG TRIỀU  

    Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.

  • Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Rừng sâu có trước các dân tộc,
    sa mạc đến sau con người

                (F.R.de Chateaubriand)

  • HUỲNH NHƯ PHƯƠNG 

    Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.

  • VŨ THÀNH SƠN   

    Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.

  • THÚY HẰNG  

    Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH 

    Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng. 

  • NGÔ MINH

    Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.