Dù chưa tới ngày chính lễ (6-4) nhưng lượng du khách đổ về Lễ hội Đền Hùng 2017 tăng đột biến. Trước tình trạng này, BTC Lễ hội Đền Hùng đã đưa ra các khuyến cáo dành cho du khách về tham dự lễ hội năm 2017.
Dòng người đổ về Lễ hội Đền Hùng 2017 tăng đột biến vào ngày 3-4
Theo thông tin từ BTC, riêng ngày 3-4, Lễ hội Đền Hùng đã đón 1,7 triệu lượt du khách hành hương về với đất Tổ. Do lượng người đông lại cùng đổ về cổng đền chính nên tình trạng chen chúc, nhích từng centimet để đi khiến không ít người ngao ngán.
2 giờ nhích được 20m
Nhiều người chưa quên cảnh tượng hỗn loạn diễn ra tại Lễ hội Đền Hùng năm 2016, khi nhiều người già, trẻ nhỏ ngất xỉu do không chịu nổi cảnh chen lấn, ngột ngạt vào đúng ngày chính hội. Với lượng du khách dự báo sẽ tăng hơn, không ai dám chắc, nỗi ám ảnh ấy không tái hiện lần nữa.
Theo phản ánh của một số người dự Lễ hội Đền Hùng năm nay, dù tình trạng hỗn loạn như năm ngoái chưa xảy ra nhưng có lúc, trong vòng 2 giờ đồng hồ, du khách chỉ nhích được 20m vì quá đông. Mệt mỏi phải chờ đợi dưới trời nắng, nhiều người muốn quay lại thì cũng không thể giữa một biển người cũng mệt mỏi không kém.
Trước phản ánh của người dân, BTC Lễ hội Đền Hùng 2017 cho biết, dù lượng người đến với lễ hội năm nay có tăng về số lượng nhưng không có hiện tượng chen lấn, xô đẩy. Người dân hành hương trong trật tự và an ninh được đảm bảo tốt nhất. BTC đã huy động 1.000 cán bộ, chiến sỹ công an bố trí, phân luồng giao thông tránh ùn tắc ngay từ các khu vực bên ngoài, đảm bảo giao thông được thông thoáng. Các tình huống xấu nhất có thể xảy ra đã nằm trong phương án dự phòng của BTC.
Lễ Giỗ tổ diễn ra sớm hơn 1 tiếng
Đáng chú ý, Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2017 sẽ diễn ra sớm hơn dự kiến 1 tiếng đồng hồ so với mọi năm, tức là bắt đầu lúc 6h sáng 6-4. Bên cạnh đó, thay vì chờ đợi Lễ giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra tại khu vực đền Thượng, nơi thường xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy, lượng người về hành lễ đúng ngày giỗ Tổ sẽ được phân luồng về khu vực trung tâm của lễ hội với không gian rộng rãi, thoáng đãng. Tại đây, người dân sẽ được xem truyền hình trực tiếp toàn cảnh lễ dâng hương của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Các mặt hàng bán tại lễ hội đều được niêm yết giá công khai. Tuy nhiên, với một lễ hội lớn như Đền Hùng, BTC nhiều khi không thể kiểm soát hết các quán hàng bán lẻ. Bởi vậy, BTC cũng khuyến cáo rằng người dân nên hỏi giá trước khi mua hàng để tránh to tiếng cãi vã. Cùng với đó, khi gửi xe nếu thấy không có vé và không niêm yết giá gửi xe, du khách nên chuyển sang bãi gửi xe khác. Tại Lễ hội Đền Hùng 2017, 3 bãi gửi xe tự phát đã được các lực lượng chức năng phát hiện và xử lý.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Chinh, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2017: “Hàng ngày số điện thoại đường dây nóng 0210.3860.026 hoặc 0210.6551.666 vẫn liên tục nhận được các cuộc điện thoại phản ánh của người dân liên quan tới chất lượng phục vụ, dịch vụ tại lễ hội. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp các thắc mắc của người dân và sẽ đưa ra biện pháp xử lý kịp thời với mong muốn tạo sự hài lòng cho du khách khi đến với Lễ hội Đền Hùng 2017”.
Không cắt điện ngày giỗ Tổ Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN HANOI) cho biết sẽ không cắt điện cao, trung, hạ thế ngày 6-4. Các địa điểm diễn ra lễ hội, hoạt động văn hóa thể thao... đều được bố trí nguồn cấp dự phòng. Đối với các địa điểm đặc biệt quan trọng được cấp điện bằng 2 nguồn điện lưới hoặc có máy phát điện dự phòng. EVN HANOI đã xây dựng phương án đảm bảo điện và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc. Các Công ty Điện lực cũng đã tiến hành kiểm tra các trạm biến áp, trạm trung gian, các đường dây trung, hạ thế, các điểm tiếp xúc và aptomat, không để tình trạng quá tải xảy ra và xử lý ngay khi phát hiện những bất thường trên lưới, đảm bảo thông tin thông suốt trong mọi tình huống, kiểm tra phương tiện phòng chống cháy nổ tăng cường cho các trạm trọng điểm. |
Theo Phạm Thu Hương - ANTĐ
LÊ QUANG THÁI
Lễ cầu mưa hoặc cầu tạnh đều được gọi chung là lễ đảo vũ. Trong lịch sử có những năm hết cảnh nắng hạn đến mưa sa kéo dài.
TÔN THẤT BÌNH
Trong các loại dân ca nghi lễ ở Huế (hò đưa linh, hát bả trạo, hát sắc bùa v.v...) hát hầu văn chiếm một vị trí riêng trong đời sống tâm linh của những người theo Thiên Tiên Thánh Giáo.
LÊ TRUNG VŨ
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
HÀ SÂM
TRẦN LÂM BIỀN
Một thực tế không thể phủ nhận là: Trong quá khứ và cả hiện tại việc thờ Mẫu trên đất Việt đã có một địa bàn khá rộng lớn.
LÊ AN PHƯƠNG
Ngay từ thời sơ khai, con người ý thức về sự tồn tại vật chất - bản - thân - mình: có hai con người - linh hồn và thể xác. Con người thể xác có thể chết, nhưng con người linh hồn sẽ sống mãi!
PHAN NỮ
Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi nằm cách đất liền 15 hải lý, về phía Đông Bắc, gồm 1 đảo lớn (Cù Lao Ré), 1 đảo bé (Cù Lao Bờ Bãi), và hòn Mù Cu, vốn là bãi đá nhô cao nằm ở phía Đông đảo lớn. Huyện Lý Sơn hiện có 3 xã là An Hải, An Vĩnh và An Bình với tổng diện tích tự nhiên là 9,97 km2, dân số 18.924 người (năm 2015).
NGUYỄN VĂN UÔNG
Đổ xăm hường là thú chơi tao nhã xuất phát từ nội cung triều Nguyễn. Trò chơi này lan truyền dần ra các gia đình quan lại, quí tộc và người khá giả chốn kinh kỳ.
HOÀNG HUYỀN THANH - LÊ CHÍ QUỐC MINH
Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt cộng đồng xuất hiện và gắn liền với quá trình phát triển của cộng đồng người, là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống tổng hợp, vừa độc đáo vừa phong phú.
Làng Đông Hồ (xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) vốn nổi danh với nghề làm tranh dân gian, nhưng nay do nhu cầu đời sống mà hầu hết người dân chuyển sang làm vàng mã.
Rẽ thân rơm rạ, vờn trên mặt cỏ rồi lấy đà phóng mình vút lên… Những con diều từng phút, từng giây thay đổi, đan cải, biến ảo với muôn hình hài và sắc màu, rồi chậm rãi rót xuống mặt đất thanh âm trầm bổng. Ấy là thức quà của đồng nội, cũng là hào quang ước mơ của đời nông dân chân lấm, tay bùn.
Trong những ngày tháng ba này, hàng triệu con dân nước Việt không kể gần xa lại cùng nhau hướng về đất Phong Châu - Phú Thọ, thành kính, tưởng nhớ, tri ân tiên tổ.
Ngày 3/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại sân khấu hồ Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2017 đã tổ chức Hội Sách đất Tổ năm 2017.
Nằm trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2017, tối 1/4 (tức 5/3 âm lịch), Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì năm 2017 do Ủy ban Nhân dân thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) tổ chức đã diễn ra tưng bừng tại quảng trường công viên Văn Lang và các tuyến đường của thành phố.
Năm nay, Lễ hội diễn ra trong 6 ngày (từ 1-6/4/2017 tức từ ngày 5-10/3 năm Đinh Dậu) với phần Lễ có nghi thức trang trọng, gồm Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân (bắt đầu từ 6h30 ngày 6/3 âm lịch) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ sẽ diễn ra buổi sáng cùng ngày.
Năm Đinh Dậu - 2017, giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng diễn ra trong 06 ngày, từ ngày 01 - 06/4/2017 (tức từ ngày 05 - 10/3 âm lịch) do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia góp giỗ của 4 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thái Bình, Bình Phước và Bến Tre. Các hoạt động đều có quy mô lớn hơn, nội dung phong phú, đa dạng và có nhiều nét mới.
Ngày 21/3, tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã diễn ra Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2017 gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên lần thứ VI.
Lễ hội được tổ chức từ xa xưa tới nay, không chỉ là pho sử ngàn đời được mở ra mỗi năm một lần để trao truyền cho các thế hệ, cố kết cộng đồng... mà còn là dịp bán sản phẩm nhà nông, trao đổi sản vật địa phương... Nhiều tiềm năng, giá trị của lễ hội đã được chú ý khai thác, đặc biệt là gắn lễ hội với phát triển du lịch, nhưng hiệu quả chưa cao.
Theo TS Nguyễn Ngọc Mai, ngày nay, các nghi lễ trong hệ thống thờ Mẫu Tam phủ đã hội họp cả nghi lễ trong hệ thống Tam phủ thờ ba vị nam thần: Thiên Thần – Địa Thần – Thủy Thần và hệ thống thần linh các vùng miền khác.