Hương trong vườn xưa

14:15 07/08/2014

NGUYỄN NHÃ TIÊN
                   tùy bút

Tưởng người nên lại thấy người về đây
                                  (Nguyễn Du)

Làng văn hóa Tiên Điền - Ảnh: internet

Đã bao lần có dịp hành hương về Tiên Điền - quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du, nhưng rơi vào giữa một ngày mưa lất phất thì quả đây là lần đầu tiên tôi nếm trải. Hình như gió lạnh và mưa bụi mỏng mảnh đầy trời, cọng hưởng với vô vàn tiếng lá lao xao trong vườn Tiên Điền, dễ khiến con người ta quên đi thực tại mà vọng tưởng đến âm vang người xưa đâu đây. Bước vào nhà bảo tàng Nguyễn Du, xem từng di vật, từ nghiên mực Nguyễn Du thường dùng đến bộ tách uống rượu…, mỗi thứ một linh hồn, tất cả lặng im hay là thăm thẳm tiếng nói tịch ngôn bao phủ một niềm bí mật, gợi mở ra thế giới vô tận của người xưa.

Sinh ra tại phường Bích Câu - Thăng Long, cho đến cuối đời mất tại Huế, kì thực Nguyễn Du về ở tại quê hương Tiên Điền của mình không nhiều so với cuộc đời dằng dặc có hơn nửa thế kỉ, từng bao nỗi thác ghềnh dằn xé số phận của một thiên tài. Người ta ước đoán rằng, trong quãng thời gian không nhiều, độ năm, sáu năm về sinh sống tại quê nhà, đấy là những tháng năm thanh bần nhất trong cuộc đời Nguyễn Du. Biển Nam mênh mông làm người đi câu (Nam hải điếu đồ), hay Hồng Sơn chín mươi chín ngọn làm gã thợ săn (Hồng Sơn liệp hộ), chính thời gian này, đa phần các tác phẩm văn Nôm “văn chiêu hồn”, và “truyện Kiều” đã được viết ra tại đây.

Bây giờ người xưa vẫn đang ở đây! Cái “Lời quê chắp nhặt dông dài” ngót ba nghìn năm trăm hai mươi tư câu, cái bản Kiều chữ Nôm in vào năm 1902 giấy đã ố vàng, nằm im lặng trong chiếc tủ kính của nhà bảo tàng. Một sự im lặng tỏa sáng, một sự im lặng chừng như là tột cùng đỉnh cao của mọi âm thanh, mà sức vang hưởng làm động vọng cả thời gian và trái tim của cả nhân loại. Tôi nhớ Đàm Văn Chí, trong Lch s văn hóa Vit Nam đã viết rằng: “Truyện Kiều cực kì diễm lệ hào hoa phù hợp với tuổi trên ba mươi của Nguyễn Du (tức là thời gian ông về lại Tiên Điền - 1796) thông thường là ở mức độ phong nẫm về tình ý, lại có vẻ thực vì chính đó là vang dội của những mối tình đẹp của riêng mình, có tính dở dang bi kịch và bạc mệnh”. Đến nhà viết sử cũng lãng mạn theo người xưa mà đoán định Truyện Kiều rằng: “Chính đó là vang dội của những mối tình đẹp”. Thế nên đi trên đất Tiên Điền vang bóng cảnh cũ người xưa, chập chùng bao giai thoại về tình yêu của Nguyễn Du như muốn thi thố với rêu xanh mà tươi tốt.

Theo câu hát ví của Nguyễn Du viết “Thác lời trai phường nón Tiên Điền gởi gái phường vải Trường Lưu”, tôi thử một cuộc “điền dã” bằng tâm tưởng. Nghĩa là từ khu vườn Tiên Điền này đây, ngày xưa anh em Nguyễn - Tiên Điền từng men theo con đường dưới chân ngọn Hồng Lĩnh, đạp sim mua vượt dải Ngàn Hống qua phường vải Trường Lưu hát ví. Sẽ khó mà đoán định ra nơi nào là bến sông Cài, nơi cô lái đò từng liều lĩnh vượt mưa to gió lớn chèo thuyền đưa Nguyễn Du qua sông cho kịp đêm hát: Sóng to thuyn nh khó sang. Thiếp nguyn thiên địa giúp chàng mt phen. Mối tình nảy nở từ đó, để Nguyễn Du viết trong bài hát ví của mình: Tiếc thay duyên Tn phn Tn. Chưa quen đã l chưa gn đã xa… Hng Sơn cao ngt my trùng. Sông Cài my trượng thì lòng by nhiêu. Và rồi còn bao hồng nhan khác nức tiếng phường vải Trường Lưu, những nàng Uy, nàng Sạ, những sắc nước hương trời khác… đến nỗi huyền thoại cả một vùng đất làm say lòng giống nòi tình: Mun tm mát thì lên giếng Đoài. Mun ly v đẹp hi người Trường Lưu.

Nhưng tại sao cứ là những giai thoại, không chỉ đầy hư ảo ở Tiên Điền, mà ngay trên đất Bắc - Thăng Long, nơi Nguyễn Du sinh ra và lớn lên, một thời hoa niên đẹp đẽ những giấc mộng đại toàn, lại cũng vẫn những giai thoại. Ai ơi chèo chng tôi sang. Ko tri trưa trt l làng tôi ra. Câu chuyện tình với cô lái đò sông Nhị đã đưa đón Nguyễn ngày ngày đến lớp học bên kia sông, là do dân gian sáng tạo ra hay là hiện thực. Dấu vết những tình yêu không lưu lại trong thơ Nguyễn Du chút bóng dáng nào ư? Có đấy, nhưng lại cũng mơ hồ, để từ đó trí tưởng của đại chúng lại thêu dệt thêm hoa gấm, cho sương khói cùng với thời gian ngày mỗi hư ảo lung linh hơn. Bài thơ “Mộng đắc thái liên” (Mộng thấy hái sen) của Nguyễn Du là một trường hợp như thế… Kim thn kh thái liên. Nãi ước đông lân n. Bt tri lai bt tri. Cách hoa văn tiếu ng… (Sáng nay đi hái sen. Hn cùng cô láng ging. Đến lúc nào không biết. Nói cười sau khóm sen…). Người đẹp hái sen ở hồ Tây để Nguyễn hẹn hò mơ mộng ngày ngày vác cần câu ra ngồi câu là ai thế? Thật khó có thể trả lời một cách cụ thể, cho dù thơ ấy rõ ràng đã nói lên tình yêu của Nguyễn Du: Hoa dĩ tng s úy. Thc dĩ tng s liên. Nghĩa là: Hoa tng người mình trng. Gương tng người ta say. Có người cho rằng, cô gái láng giềng trong bài thơ “Mộng đắc thái liên” của Nguyễn Du có thể là bà chúa thơ Nôm: Hồ Xuân Hương. Lại là một cách ước đoán không dựa trên một logic nào cả. Mãi về sau người ta phát hiện thơ Xuân Hương trong tác phẩm “Lưu hương kí” có bài “Nhớ bạn cũ”, Xuân Hương đề tặng đích danh “viết gởi Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu - Hầu người ở Tiên Điền huyện Nghi Xuân” (Nguyễn Hầu là tên gọi tôn xưng những người được phong tước bá - tức Nguyễn Du).

Dm khách muôn nghìn ni nh nhung
Cy ai ti đấy gi cho cùng
Mi tình chc đã ba năm vn
Gic mng ri ra na khc không
Xe nga trm mng duyên tp np
Phn son càng ti phn long đong
Biết còn my chút sương đeo mái
Lu nguyt năm canh chiếc bóng chong.

Thơ như thế là phơi mở ra trước nhật nguyệt một mối tình rất thực: Mi tình chc đã ba năm vn, chứ nào phải ngày một ngày hai gì đâu. Chỉ có điều nàng Xuân Hương - tác giả của “Lưu hương kí” và Hồ Xuân Hương (với Tổng Cóc và ông phủ Vĩnh Tường), cả hai nhân vật cùng tên này có phải là một? Và người ta lại ước đoán, lại đi tìm gương mặt tình yêu đích thực của Nguyễn Du là ai, mọi nghi vấn dường như vẫn mãi là nghi vấn. Còn đại chúng, đấy là cơ hội để trí tưởng thỏa mãn tình yêu một thiên tài mà tạo dựng thêm lên lớp lớp giai thoại, huyền thoại đẹp lung linh vây quanh Nguyễn Du, như một sự bày tỏ lòng ngưỡng mộ không biên giới của tất cả.

Mưa trong vườn Tiên Điền vẫn lấm tấm lay phay rắc hạt cùng gió từng cơn thổi qua phơn phớt lạnh. Hàng cây xà cừ dọc theo con đường làng Xuân Tiên thăm thẳm một thứ mù sa như dẫn lối đưa đường cho từng vọng tưởng. Vâng, chính hàng cây nầy đây, chỗ cánh cổng bước vào vườn ấy, ngày xưa anh em Nguyễn Tiên Điền mỗi lần đi săn về thường buộc ngựa nơi ấy, tiếng hí vang động cả khu vườn. Giữa không gian mênh mông và thanh vắng đó, tôi chợt nghe ra mơ hồ những thanh âm: Ào ào đổ lc rung cây. trong dường có hương bay ít nhiu. Đi giữa một nơi chốn mà nghe ra cây lá trong vườn xưa biết gieo rắc vào lòng người bao niềm xao xuyến. Cây lá còn biết tỏ tình như thế, huống là người. Và tôi cũng hòa điệu theo gió lá ấy lảy một câu Kiều: Tưởng người nên li thy người v đây!

N.N.T
(SDB13/06-14)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   
                            Bút ký   

    Nước non ngàn dặm ra đi
    Cái tình chi? 

  • LỮ MAI   
        Bút ký  

    Nơi những mái nhà sàn được phủ lớp rêu dày dễ đến nửa gang tay cứ thôi miên, hút hồn khách lạ. Nơi chim rừng hót vang từ sáng tới chiều.

  • PHẠM XUÂN HÙNG

    Tôi nghĩ chắc hiếm có nhà văn, nhà thơ nào thành danh mà trong sự nghiệp sáng tác lại vắng bóng cây cỏ. Sở dĩ loài thực vật thấp bé như cỏ lại trở thành đối tượng mỹ học là nhờ vào những yếu tính trái ngược, thậm chí phi lý nhưng vẫn tồn tại.

  • HỒ NHIÊN  

    Những ngày mới tinh mơ đã đầy nắng. Nắng thấm vào sương làm rực lên sắc hồng ảo diệu. Thiên nhiên tạo nên vẻ đẹp thật giản đơn, và con người chỉ đủ năng lực chuyển tải thông điệp về cái đẹp đó bằng các loại hình nghệ thuật, và điều đó xem như chiếc cầu nối để đưa mỗi ai trở về chiêm ngắm thứ vốn sẵn trong trời đất.

  • NGUYỄN VĂN DŨNG  
                        Bút ký  

    La Habana là thủ đô của đảo quốc Cuba. Tôi thăm La Habana dịp thành phố rộn ràng chuẩn bị kỷ niệm 500 năm tuổi. Những gì tôi thấy ở đây khác xa với những gì tôi từng mường tượng.

  • ĐÔNG HÀ

    Thường trong thời gian của cuộc đời, người ta hay dành riêng khoảng thời gian đáng trân trọng nhất, đó là những ngày đầu năm mới, để nói về muôn sự.

  • ĐÔNG HÀ  

    Tôi vẫn nhớ, chưa bao giờ quên, bài ca dao Mười quả trứng. Bài ca dao được hát lên từ phiên chợ Kẻ Diên nghèo, một vùng quê Bình Trị Thiên khắc nghiệt.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  
                               Bút ký   

    Chỉ mấy ngày mưa dồn dập, trắng trời quê hương, tang thương lại gieo lên mảnh đất nghèo khó mỗi lần lũ về.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

                            Bút ký

  • ĐÔNG HÀ      
        Tản văn  

    Nếu mỗi đời người dành ra một quãng thời gian để lưu giữ ký ức, tôi tin rằng, ký ức của mỗi người là một cái nhà kho khổng lồ.
     

  • LÊ THỊ MÂY
              Bút ký

    Thật khó lòng quên anh, người bạn cùng đi chuyến tàu Thống Nhất từ Hà Nội vào Sài Gòn.

  • ĐẶNG YÊN
             Bút ký

    Với Hương Trà, những điều tưởng chừng quên lãng về một vùng đất nhiều tiềm năng đã sống dậy. Cái xưa và cái nay trộn lẫn giữa làn ranh văn hóa và ý thức, tính bất toàn và biến đổi, giữa cổ kính và hiện đại.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  
                                    Bút ký  

    Huế được xem là một thành phố vườn, cả thành phố là một công viên lớn, ở đâu cũng thấy được một màu xanh mát dịu của cỏ cây, sông, hồ, đồi núi.

  • TRUNG SƠN
                 

    Trong đời viết văn làm báo, lần đầu tôi "đi thực tế" không phải với các bạn đồng nghiệp, cũng không có ai đưa rước, mà đi cùng "bà xã" của tôi - một cô giáo đang loay hoay chưa biết tìm việc gì làm thêm để bù đắp khoản tiền lương ít ỏi của mình.


  • LÊ HƯNG TIẾN

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   

    Ngày cuối năm, tiếng còi tàu vang bên sân ga cũ bận rộn những chuyến đi về. Cái màu vôi đỏ trong đêm, bóng người vội vã dưới hàng sứ trắng nở tàn lặng lẽ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ  

    Thiên hạ đang náo nức đủ tin sốt nóng, sao lại đi nói chuyện mít? Cũng do trên trang mạng một tờ báo lớn mới đây có bài “Dân mạng thế giới xôn xao vì trái mít”; nguồn tin gốc lại là một trang mạng của Mỹ! Nhiều vùng quê Việt Nam mình đang vào mùa mít, nhà tôi lại sở hữu 2 cây mít năm nào cũng trĩu quả, cần chi tìm xem chuyện bên Mỹ?

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG  

    Thuở bé, mỗi lần đứng trước chiếc tủ gỗ sơn màu xanh ngọc khiêm tốn nép cuối góc nhà, tôi trải hồn mình cùng bức tranh khắc những nét chân phương về một ngã ba sông bằng lặng, mênh mông với những ngọn núi trập trùng cao thấp tầng mây làm hậu cảnh.

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                            Bút ký

    Nhắc tới vùng đất miền tây Gio Linh, trước mắt tôi hiện ngay ra những trái mìn nổ bất ngờ trong thời bình.

  • VĨNH NGUYÊN  
                 Hồi ký  

    Boong tàu lau xong sạch bóng. Toàn thể mọi người tập trung boong trước ăn sáng. Ăn xong, tôi cùng một số anh em cụm lại (cũng ở boong trước) nghe đài tiếng nói Việt Nam. Hồi ấy, toàn phân đội, tàu nào cũng được phát một cái đài orionton để nghe tin tức, nghe chương trình ca nhạc vào những giờ nghỉ…