Chiều 30-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tổ chức Hội thảo khoa học “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” diễn ra tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
hà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thuyết trình tham luận về cung điện Đan Dương tại hội thảo
Vào buổi sáng cùng ngày, các nhà khoa học đã đi khảo sát thực địa tại chùa Thiền Lâm, Vạn Phước, ni viện Diệu Đức, các hộ dân được nghi vấn là nơi có dấu tích cung diện Đan Dương.
|
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thuyết minh tại thực địa bên mộ mẹ của cụ Phạm Liệu, nơi nghi vấn có các di vật của cung điện Đan Dương |
Chủ trì tại hội thảo có GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và PGS.TS Đỗ Bang, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử trong nước và tại Huế tham dự.
Từ lâu, việc giải mã nơi đặt lăng mộ vua Quang Trung, cung điện Đan Dương là những vấn đề khoa học được giới nghiên cứu trong nước chú ý tìm tòi. Tuy nhiên, tất cả các công việc chỉ nằm trên những bài viết, chưa có sự khảo sát thực địa, khai quật để hiển lộ những kiến giải và cả nghi ngờ.
|
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thuyết minh về hình ảnh di vật qua khảo sát với GS. Phan Huy Lê tại chùa Vạn Phước |
09 bài tham luận tham gia Hội thảo được đánh giá có góc nhìn cả bảo vệ việc có cung điện Đan Dương và phủ nhận vấn đề này. Thừa nhận có Cung điện Đan Dương, các nhà nghiên cứu như Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Nhã, Thanh Tùng, Hồ Vĩnh, Lê Tân đưa ra những luận chứng của mình. Trong khi đó, hai nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Huy và Võ Vinh Quang đưa ra những ý kiến phản biện, một số bổ sung của hai nhà nghiên cứu Đỗ Bang và Trần Đại Vinh.
|
Các nhà khoa học điền dã tại chùa Vạn Phước |
Qua những điều tra, khảo sát nghiên cứu thư tịch cổ, nhiều nhà nghiên cứu giả định Huế là nơi tọa lạc lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ. Một số nhà nghiên cứu, nhà sử học trong và ngoài nước đã đưa ra những giả thiết khác nhau về địa điểm đặt Lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung, trong đó nổi bật là cuốn sách "Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương" của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, tuy nhiên đến nay vẫn chỉ dừng lại là những giả thiết chưa đủ sức thuyết phục.
|
Anh Hiếu, một người dân tại Bình An trình bày về bức tường thành lớn, nghi là dấu tích cung điện Đan Dương |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã đưa ra những bằng chứng qua việc khảo sát điền suốt nhiều năm qua của ông như những hoa văn, bức tường thành, các phiến đá, giếng cổ. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tìm dấu vết mộ vua Quang Trung, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cũng đã tìm thấy những dấu tích được cho là cung điện do vua Quang Trung xây dựng, đến nay vẫn còn tại thực địa.
|
Các nhà khoa học khảo sát "giếng loạn" tại chùa Diệu Đức, một công trình được cho là gắn với triều đại Quang Trung |
Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh cho rằng không có cung điện Đan Dương tại Huế mà chỉ có Đan Lăng, nơi an táng vua Quang Trung. Tuy vậy dẫn địa bạ sơ đồ điền thổ của làng Bình An (vào thời Duy Tân) có một thửa đất khá gần chùa Thiền Lâm, ở vị trí phía đông của chùa Từ Đàm có ghi rằng “cựu hoàng lăng”. Phải chăng nên tìm hiểu địa điểm này để truy tìm lăng mộ vua Quang Trung.
|
Nhà nghiên cứu TS. Nguyễn Nhã thuyết trình tham luận tại hội thảo |
Nhà Nghiên cứu Võ Vinh Quang, dưới góc nhìn văn bản học đã đưa ra những nhận định khoa học bất ngờ, có hay không cái” tên riêng “Đan Dương, Đan lăng để chỉ cung điện lăng mộ vua Quang Trung hay đó chỉ là “danh từ chung” phiếm chỉ những công trình thuộc về vua chúa. Sự giải mã bằng văn bản học này dường như thay đổi cái nhìn của chúng ta về một vấn đề khoa học còn nhiều ẩn số, nếu thuyết phục sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới về đặt lăng mộ vua Quang Trung, cung điện Đan Dương trong tương lai.
|
Một số hình ảnh di vật liên quan đến cung điện Đan Dương do nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cung cấp |
Dựa trên những khám phá của Hội thảo, Công ty Du lịch Vietravel sẽ thực hiện bộ phim tài liệu: "Hành trình khám phá Cung điện Đan Dương" theo đúng dòng chảy lịch sử về Cung điện này.
Trường Giang
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định về việc tổ chức "Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam" lần thứ ba - Huế 2025.
Dự kiến, số đơn vị cấp phường xã sẽ giảm đáng kể sau khi kế hoạch sáp nhập được thực hiện trong thời gian tới. Ngoài giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, việc sáp nhập còn tạo ra nguồn động lực mới đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh tế.
Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024.
Ủy ban nhân dân thành phố Huế vừa ban hành Kế hoạch khai chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.
Sáng 13/4, Trường Đại học Luật - Đại học Huế đã long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (2015-2025), đánh dấu 68 năm xây dựng và phát triển (1957-2025). Nhân dịp này, trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Tối 9/4 tại Nhà hát sông Hương (TP Huế), Bộ Công an tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân lần thứ XIII năm 2025 khu vực 3.
Theo kết quả tại Hội nghị công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 được Bộ Nội vụ tổ chức vào sáng ngày 6/4, thành phố Huế tăng 17 bậc về chỉ số SIPAS và nằm trong Top 10 cả nước về chỉ số PAR Index.
Ngô nương mạc xướng tiêu tiêu khúc Thử khứ Giang Nam hựu vạn trùng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có thông báo về việc để quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone.
Biết đâu nguồn cội như một khúc du ca phiêu bồng cất lên giữa những câu chuyện kể hoài kể mãi. Tại Gác Trịnh, vào chiều tối ngày 01/04/2025 đã diễn ra một đêm nhạc tưởng nhớ 24 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.
Kinh tế Huế đang có những bước phát triển đột phá khi 3 tháng đầu năm 2025, chỉ số GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - cán đích 9.9%. Tiếp đà này, dự báo tốc độ phát triển KTXH của Huế sẽ vượt xa dự đoán 8%, hứa hẹn chạm mốc 2 con số.
Sáng 26/3, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).
Tối ngày 25/3, tại sân khấu bán thực cảnh ven sông Hương đã diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”.
Hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế động thổ, khởi công và khánh thành, nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương. Sau khi chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, Huế khởi sắc về nhiều mặt, nhất là kinh tế và du lịch.
Sáng 24/3, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (Nay là thành phố Huế) (26/3/1975 - 26/3/2025).
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 với chương trình nghệ thuật có Chủ đề: “Lời tự tình dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 tại sân khấu bờ Sông Hương phía trước trường Quốc Học (12 Lê Lợi, TP Huế).
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025), nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được động thổ, khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
Sáng ngày 17/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Đảng bộ các cơ quan Thành phố Huế đã tổ chức công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hội đồng nhân dân Thành phố Huế nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do Phó bí thư Thường trực Thành ủy Huế Phạm Đức Tiến chủ trì.