Chiều 30-10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và Công ty CP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) tổ chức Hội thảo khoa học “Cung điện Đan Dương thời Tây Sơn tại Huế” diễn ra tại Hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế.
hà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thuyết trình tham luận về cung điện Đan Dương tại hội thảo
Vào buổi sáng cùng ngày, các nhà khoa học đã đi khảo sát thực địa tại chùa Thiền Lâm, Vạn Phước, ni viện Diệu Đức, các hộ dân được nghi vấn là nơi có dấu tích cung diện Đan Dương.
|
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thuyết minh tại thực địa bên mộ mẹ của cụ Phạm Liệu, nơi nghi vấn có các di vật của cung điện Đan Dương |
Chủ trì tại hội thảo có GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và PGS.TS Đỗ Bang, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử trong nước và tại Huế tham dự.
Từ lâu, việc giải mã nơi đặt lăng mộ vua Quang Trung, cung điện Đan Dương là những vấn đề khoa học được giới nghiên cứu trong nước chú ý tìm tòi. Tuy nhiên, tất cả các công việc chỉ nằm trên những bài viết, chưa có sự khảo sát thực địa, khai quật để hiển lộ những kiến giải và cả nghi ngờ.
|
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thuyết minh về hình ảnh di vật qua khảo sát với GS. Phan Huy Lê tại chùa Vạn Phước |
09 bài tham luận tham gia Hội thảo được đánh giá có góc nhìn cả bảo vệ việc có cung điện Đan Dương và phủ nhận vấn đề này. Thừa nhận có Cung điện Đan Dương, các nhà nghiên cứu như Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Nhã, Thanh Tùng, Hồ Vĩnh, Lê Tân đưa ra những luận chứng của mình. Trong khi đó, hai nhà nghiên cứu Nguyễn Anh Huy và Võ Vinh Quang đưa ra những ý kiến phản biện, một số bổ sung của hai nhà nghiên cứu Đỗ Bang và Trần Đại Vinh.
|
Các nhà khoa học điền dã tại chùa Vạn Phước |
Qua những điều tra, khảo sát nghiên cứu thư tịch cổ, nhiều nhà nghiên cứu giả định Huế là nơi tọa lạc lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ. Một số nhà nghiên cứu, nhà sử học trong và ngoài nước đã đưa ra những giả thiết khác nhau về địa điểm đặt Lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung, trong đó nổi bật là cuốn sách "Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương" của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, tuy nhiên đến nay vẫn chỉ dừng lại là những giả thiết chưa đủ sức thuyết phục.
|
Anh Hiếu, một người dân tại Bình An trình bày về bức tường thành lớn, nghi là dấu tích cung điện Đan Dương |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã đưa ra những bằng chứng qua việc khảo sát điền suốt nhiều năm qua của ông như những hoa văn, bức tường thành, các phiến đá, giếng cổ. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu tìm dấu vết mộ vua Quang Trung, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cũng đã tìm thấy những dấu tích được cho là cung điện do vua Quang Trung xây dựng, đến nay vẫn còn tại thực địa.
|
Các nhà khoa học khảo sát "giếng loạn" tại chùa Diệu Đức, một công trình được cho là gắn với triều đại Quang Trung |
Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh cho rằng không có cung điện Đan Dương tại Huế mà chỉ có Đan Lăng, nơi an táng vua Quang Trung. Tuy vậy dẫn địa bạ sơ đồ điền thổ của làng Bình An (vào thời Duy Tân) có một thửa đất khá gần chùa Thiền Lâm, ở vị trí phía đông của chùa Từ Đàm có ghi rằng “cựu hoàng lăng”. Phải chăng nên tìm hiểu địa điểm này để truy tìm lăng mộ vua Quang Trung.
|
Nhà nghiên cứu TS. Nguyễn Nhã thuyết trình tham luận tại hội thảo |
Nhà Nghiên cứu Võ Vinh Quang, dưới góc nhìn văn bản học đã đưa ra những nhận định khoa học bất ngờ, có hay không cái” tên riêng “Đan Dương, Đan lăng để chỉ cung điện lăng mộ vua Quang Trung hay đó chỉ là “danh từ chung” phiếm chỉ những công trình thuộc về vua chúa. Sự giải mã bằng văn bản học này dường như thay đổi cái nhìn của chúng ta về một vấn đề khoa học còn nhiều ẩn số, nếu thuyết phục sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới về đặt lăng mộ vua Quang Trung, cung điện Đan Dương trong tương lai.
|
Một số hình ảnh di vật liên quan đến cung điện Đan Dương do nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cung cấp |
Dựa trên những khám phá của Hội thảo, Công ty Du lịch Vietravel sẽ thực hiện bộ phim tài liệu: "Hành trình khám phá Cung điện Đan Dương" theo đúng dòng chảy lịch sử về Cung điện này.
Trường Giang
Sáng 2/6 tại Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Trước nhà có cây hoàng mai lại được đông đảo bạn đọc gần xa, nhất là những người yêu mến Huế chào đón. Là một người dành tình cảm đặc biệt với Huế, tác giả Minh Tự còn mang đến một bất ngờ lớn với độc giả khi ông cũng đồng thời ra mắt phiên bản Anh ngữ ở lần tái bản này.
Triển lãm mỹ thuật “Phố tranh Festival Huế 2024” là hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Năm nay, Tháng hành động vì trẻ em mang chủ đề ý nghĩa "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em". Đây là lời kêu gọi mạnh mẽ khơi dậy trách nhiệm chung của toàn xã hội trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em".
Theo kế hoạch, sáng 31/05, UBND tỉnh đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 05/2024, nhằm thông tin báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 và quý II năm 2024.
Sáng 22/5 (15/4 ÂL), tại Tổ đình Từ Đàm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568.
Tối 18/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), sáng 17/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức lễ dâng hoa lên Người tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 15/5,tại hội trường UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ với danh vị “Tài trợ Đồng” cùng 3 đơn vị: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Tập đoàn BRG.
Chiều ngày 13/5, tại hội trường tỉnh Thừa Thiên Huế, BTC Festival Huế 2024 và Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam tổ chức ký hợp đồng tài trợ.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh, Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề: "Dương Nỗ - Hành trình tháng Năm" diễn ra từ ngày 18 - đến 20/ 5 với nhiều chương trình đặc sắc và hoạt động ý nghĩa.
Tối ngày 11/5/2024, tại Phủ Nội Vụ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình “Thơ Nguyễn Duy với Huế" giới thiệu các thi phẩm trong tập thơ “Thời gian đi xám mặt đỉnh đồng", đây là tập thơ viết về Huế của nhà thơ Nguyễn Duy.
Thường trực HĐND tỉnh vừa cho biết, sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ 17, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016 – 2021. Theo đó, kỳ họp dự kiến diễn ra trong 01 buổi, họp phiên trù bị vào lúc 7h50' và khai mạc vào lúc 8h00' ngày 14 tháng 5 năm 2024 (thứ Ba).
Chiều 10/5, Sở Văn hóa & Thể thao Thừa Thiên Huế; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cùng Hội NSNA Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ Khai mạc giao lưu, sáng tác ảnh tại Thừa Thiên Huế. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
Chiều ngày 09/5, tại Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo giới thiệu Festival Huế 2024 và tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 (07/6 – 12/6/2024).
Sáng ngày 9/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2023. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tham dự Hội nghị.
Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ. Trong phiên họp ngày 8/5/2024, Hội nghị tập trung xem xét 20 hồ sơ có giá trị về nhiều mặt và đạt các tiêu chí về ý nghĩa trong khu vực, tính độc bản và tính quý hiếm. Việt Nam có 1 hồ sơ Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế) được xem xét trong đợt này.
Chiều ngày 07/5, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Mar6 Studios về dự án phim điện ảnh “Hoàng Hậu Cuối Cùng".
Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết "Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế" và cuộc thi ảnh "Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế" năm 2024.