Khi được hỏi về cảm hứng vẽ tranh hoa, Giáo sư Hoàng Đạo Kính đã trả lời rằng, "đó chính là hoa của lòng tôi, của lòng mỗi người khi tránh xa được ưu tư và phiền muộn".
Say mê với kiến trúc xây dựng, ít ai nghĩ người từng gọi là "hiệp sĩ" của những di tích khi đã ở độ tuổi gần 80 lại có một triển lãm nhẹ nhàng, đơn thuần chỉ dành riêng cho hoa. Triển lãm "Hoa vô ưu" của ông tại Casta Italia (18 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội) trưng bày 18 bức tranh mới nhất được vẽ chỉ trong vòng hai tháng. Bước vào phòng tranh này, hẳn ai cũng cảm thấy chạnh lòng và xúc động vì những bông hoa không chỉ đẹp, thanh tao, mà còn gợi lên sự an bình, thư thái và cảm giác tự tại đến dễ chịu.
Có thể nói, Giáo sư Hoàng Đạo Kính đã thả hồn mình vào những nét vẽ và mong rằng người thưởng thức sẽ cảm nhận được tinh thần hội họa trong tranh của ông bằng sự thanh thản nhất.
Ông cho biết, ông vẽ hoa như muốn tìm đến thế giới của sự "vô ưu" nơi cửa Phật. Khi vẽ, ông luôn để cảm xúc trong sự yên bình cùng với những loài hoa đời thường như hoa ly, hoa chuối, hoa loa kèn, hoa hướng dương... Vì vậy, dưới nét cọ tả thực của ông, những đóa hoa tĩnh vật này trở nên vô cùng sống động với nhiều sắc thái: rực rỡ, e ấp, kiêu hãnh và đẹp mong manh trong cả giây phút chuẩn bị tàn phai.
Người xem cũng nhận thấy trong dáng lá, sắc hoa ấy có cả niềm vui cũng như khoảng lặng của chính tác giả.
Tại buổi khai mạc 26/5, Nhà thơ Hữu Thỉnh đã gọi Giáo sư Hoàng Đạo Kính là "chàng trai Hà Nội hào hoa" và chia sẻ cảm giác bất ngờ và thú vị khi bị hút vào vẻ đẹp của các bức tranh bởi tính chuyên nghiệp rất cao và nhận ra sự rung động trong tâm hồn sâu kín của tác giả. Khẳng định tài năng không giới hạn của Giáo sư Hoàng Đạo Kính, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết, tranh của ông cũng giống như tâm hồn giàu chất văn chương của ông.
Đại sứ Italy tại Việt Nam Lorenzo Angeloni thì lại thấy tò mò với cách Giáo sư Hoàng Đạo Kính đã dùng hội họa giải phóng mình khỏi những ưu phiền. Trong khuôn khổ triển lãm, Đại sứ quán Italy đã phối hợp với ông tổ chức một hội thảo về "Bảo tồn và nâng cao giá trị các di sản văn hóa".
Đặc biệt, một số tranh trong 18 bức trưng bày dự kiến được bán để tài trợ cho một suất học bổng cao học chuyên ngành về bảo tồn và nâng cao giá trị các di sản văn hóa cho cán bộ, kiến trúc sư hoạt động trong lĩnh vực này. Ngay tại buổi khai mạc Triển lãm, Đại sứ Lorenzo Angeloni đã đăng ký mua một bức tranh bởi theo ông, "vừa nhìn thấy, bức tranh đã truyền năng lượng cho tôi".
Là chuyên gia về bảo tồn và trùng tu di tích, Giáo sư Hoàng Đạo Kính đã tham gia giảng dạy, nghiên cứu, thiết kế và khôi phục hàng trăm di tích trên các vùng miền đất nước và chủ trì thiết kế nhiều công trình văn hóa tâm linh. Tên tuổi ông gắn liền với những công trình lớn như lần đầu trùng tu theo bài bản khoa học ngôi đình Tây Đằng cổ nhất Việt Nam, xây nhà bia giúp bảo quản 82 văn bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trùng tu Nhà hát Lớn Hà Nội hay góp tay gìn giữ, bảo tồn, trùng tu di sản đô thị Hội An, hệ thống tháp Chăm (Ninh Thuận), khu Đại Nội cùng Lăng Minh Mạng ở cố đô Huế…
Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực kiến trúc, đã từ lâu Giáo sư Hoàng Đạo Kính còn dành tình yêu đặc biệt cho hội họa. Ở thập niên 1980, ông từng có triển lãm tranh màu nước ở Hà Nội, Huế và Warsaw (Ba Lan). Năm 2013, ông đã giới thiệu 40 bức tranh trong khuôn khổ triển lãm “Bóng xưa và Sắc hoa” tại Hà Nội và Huế.
Chia sẻ về những dự định sắp tới, Giáo sư Hoàng Đạo Kính cho biết, cùng với niềm đam mê không ngừng về kiến trúc và vấn đề bảo tồn di tích, chắc chắn ông sẽ tiếp tục con đường hội họa để có những triển lãm riêng dành cho hoa.
Theo Thế giới & Việt Nam
Đó là hàng nghìn bài thơ, văn chạm khắc trên các cung điện và văn bia ở hoàng thành, các lăng vua ở cố đô Huế.
Vào tháng 4-2012, nhà đấu giá Bảo Lợi (Poly) lớn nhất Trung Quốc đã tổ chức buổi đấu giá bức thư họa có tên Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ, dù là một tác phẩm sao chép từ nguyên bản đang được bảo quản tại Bảo tàng Liêu Ninh nhưng cái giá đạt được thật không ngờ: khoảng 1,8 triệu USD.
Vẫn biết hoạ sĩ Võ Xuân Huy - giảng viên Đại học Mỹ thuật Huế là người luôn vận động để đưa ra những khái niệm mới.
NGÔ KHA
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cơ quan Tuyên huấn và các tờ báo kháng chiến của tỉnh có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với ngành đường dây. Theo sự phát triển của tình hình, về sau ngành đường dây thay đổi tên gọi là giao bưu (giao thông liên lạc và bưu điện).
HOÀNG VŨ THUẬT
Văn học nghệ thuật đương đại là vấn đề rộng lớn, nhiều nhìn nhận đánh giá khác nhau, nhiều ý kiến trái chiều, đôi khi cực đoan, phiến diện; điều này trở thành phức tạp và khó tìm được đáp số chung.
Các nhà vua triều Nguyễn, người nào cũng giỏi thơ văn. Người nào cũng có cách "chơi thơ" rất độc đáo. Vua Tự Đức in thơ lên tiền vàng, in lên các loại đồ sứ như chén, ấm, bình..., thêu trên trướng, liễn.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6
LTS: Vào giữa cuối tháng 7/2014, Tạp chí Nhật Lệ (Hội VHNT Quảng Bình) sẽ tổ chức Hội thảo TẠP CHÍ VĂN NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN CÁI MỚI TRONG VHNT ĐƯƠNG ĐẠI dành cho các tạp chí văn nghệ sáu tỉnh Bắc miền Trung. Đây là chủ đề rất hay và phù hợp với những nỗ lực lâu nay của các tạp chí văn nghệ miền Trung.
Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu hai tham luận vừa gửi về tham dự hội thảo nói trên.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21 - 6
Trước ngày dịch giả Thái Nguyễn Bạch Liên “đi xa” không lâu, anh đưa tặng tôi bản thảo tập “DANH NGÔN VÀ SỨC MẠNH” (biên dịch từ tác phẩm của Lâm Bác Văn - Trung Quốc), trong đó có lời bình một danh ngôn về nghề báo mà hình như anh chưa kịp gửi đăng ở đâu.
VIỆT HÙNG
Nhân ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6
Nhìn chung, so với nhiều tờ báo trong cả nước, thì báo và tạp chí văn nghệ từ Trung ương đến địa phương đều bị hạn chế về số lượng độc giả. Từ mặt bằng chung về lượng độc giả như thế, tạp chí văn nghệ địa phương còn phải chịu thiệt thòi hơn nhiều lần so với các báo văn nghệ Trung ương; từ đó, dẫn đến số lượng phát hành rất ít ỏi.
(SHO).Với chủ đề đa văn hóa và hội nhập, ngày 23/2, Hội người Việt Nam tại thành phố Leipzig thuộc bang Sachsen của Đức đã tổ chức Lễ hội đa văn hóa các dân tộc Việt Nam tại trung tâm hội chợ thành phố này.
(SHO) Lễ khai mạc chính thức “Năm Việt Nam tại Pháp” đã diễn ra tại Nhà hát Châtelet vào 19h ngày 14.2 (giờ Paris). Ngay trước đó, triển lãm “Rồng - nghệ thuật cung đình Việt” đã diễn ra tại Bảo tàng Guimet.
Cuộc thi hát thính phòng - nhạc kịch lần IV-2009 do Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức từ ngày 24 đến 28/4/2009 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia (Hà Nội). TP.HCM có 7 thí sinh tham dự và đã giành 2 giải Ba trong số 8 giải chính thức của cuộc thi.