Khi được hỏi về cảm hứng vẽ tranh hoa, Giáo sư Hoàng Đạo Kính đã trả lời rằng, "đó chính là hoa của lòng tôi, của lòng mỗi người khi tránh xa được ưu tư và phiền muộn".
Say mê với kiến trúc xây dựng, ít ai nghĩ người từng gọi là "hiệp sĩ" của những di tích khi đã ở độ tuổi gần 80 lại có một triển lãm nhẹ nhàng, đơn thuần chỉ dành riêng cho hoa. Triển lãm "Hoa vô ưu" của ông tại Casta Italia (18 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội) trưng bày 18 bức tranh mới nhất được vẽ chỉ trong vòng hai tháng. Bước vào phòng tranh này, hẳn ai cũng cảm thấy chạnh lòng và xúc động vì những bông hoa không chỉ đẹp, thanh tao, mà còn gợi lên sự an bình, thư thái và cảm giác tự tại đến dễ chịu.
Có thể nói, Giáo sư Hoàng Đạo Kính đã thả hồn mình vào những nét vẽ và mong rằng người thưởng thức sẽ cảm nhận được tinh thần hội họa trong tranh của ông bằng sự thanh thản nhất.
Ông cho biết, ông vẽ hoa như muốn tìm đến thế giới của sự "vô ưu" nơi cửa Phật. Khi vẽ, ông luôn để cảm xúc trong sự yên bình cùng với những loài hoa đời thường như hoa ly, hoa chuối, hoa loa kèn, hoa hướng dương... Vì vậy, dưới nét cọ tả thực của ông, những đóa hoa tĩnh vật này trở nên vô cùng sống động với nhiều sắc thái: rực rỡ, e ấp, kiêu hãnh và đẹp mong manh trong cả giây phút chuẩn bị tàn phai.
Người xem cũng nhận thấy trong dáng lá, sắc hoa ấy có cả niềm vui cũng như khoảng lặng của chính tác giả.
Tại buổi khai mạc 26/5, Nhà thơ Hữu Thỉnh đã gọi Giáo sư Hoàng Đạo Kính là "chàng trai Hà Nội hào hoa" và chia sẻ cảm giác bất ngờ và thú vị khi bị hút vào vẻ đẹp của các bức tranh bởi tính chuyên nghiệp rất cao và nhận ra sự rung động trong tâm hồn sâu kín của tác giả. Khẳng định tài năng không giới hạn của Giáo sư Hoàng Đạo Kính, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết, tranh của ông cũng giống như tâm hồn giàu chất văn chương của ông.
Đại sứ Italy tại Việt Nam Lorenzo Angeloni thì lại thấy tò mò với cách Giáo sư Hoàng Đạo Kính đã dùng hội họa giải phóng mình khỏi những ưu phiền. Trong khuôn khổ triển lãm, Đại sứ quán Italy đã phối hợp với ông tổ chức một hội thảo về "Bảo tồn và nâng cao giá trị các di sản văn hóa".
Đặc biệt, một số tranh trong 18 bức trưng bày dự kiến được bán để tài trợ cho một suất học bổng cao học chuyên ngành về bảo tồn và nâng cao giá trị các di sản văn hóa cho cán bộ, kiến trúc sư hoạt động trong lĩnh vực này. Ngay tại buổi khai mạc Triển lãm, Đại sứ Lorenzo Angeloni đã đăng ký mua một bức tranh bởi theo ông, "vừa nhìn thấy, bức tranh đã truyền năng lượng cho tôi".
Là chuyên gia về bảo tồn và trùng tu di tích, Giáo sư Hoàng Đạo Kính đã tham gia giảng dạy, nghiên cứu, thiết kế và khôi phục hàng trăm di tích trên các vùng miền đất nước và chủ trì thiết kế nhiều công trình văn hóa tâm linh. Tên tuổi ông gắn liền với những công trình lớn như lần đầu trùng tu theo bài bản khoa học ngôi đình Tây Đằng cổ nhất Việt Nam, xây nhà bia giúp bảo quản 82 văn bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trùng tu Nhà hát Lớn Hà Nội hay góp tay gìn giữ, bảo tồn, trùng tu di sản đô thị Hội An, hệ thống tháp Chăm (Ninh Thuận), khu Đại Nội cùng Lăng Minh Mạng ở cố đô Huế…
Không chỉ nổi danh trong lĩnh vực kiến trúc, đã từ lâu Giáo sư Hoàng Đạo Kính còn dành tình yêu đặc biệt cho hội họa. Ở thập niên 1980, ông từng có triển lãm tranh màu nước ở Hà Nội, Huế và Warsaw (Ba Lan). Năm 2013, ông đã giới thiệu 40 bức tranh trong khuôn khổ triển lãm “Bóng xưa và Sắc hoa” tại Hà Nội và Huế.
Chia sẻ về những dự định sắp tới, Giáo sư Hoàng Đạo Kính cho biết, cùng với niềm đam mê không ngừng về kiến trúc và vấn đề bảo tồn di tích, chắc chắn ông sẽ tiếp tục con đường hội họa để có những triển lãm riêng dành cho hoa.
Theo Thế giới & Việt Nam
TRẦN KIÊM ĐOÀN
Người về như lá xưa về cội,
Vẫn áo nâu sòng thuở Huế xưa.
Nẻo Đạo đã về và đã tới!
Hoàn không Từ Hiếu vọng chuông chùa.
(Nguyên Tâm)
VŨ NHƯ QUỲNH
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, văn học và văn hóa luôn giữ vai trò quan trọng, làm nòng cốt xây dựng nền văn hiến lâu đời và đặc sắc của dân tộc.
VÕ VÂN ĐÌNH
Trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, ngoài Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu là một trong những ngày tết gắn với thời điểm đặc biệt, là thời điểm chuyển giao trong chu kỳ vận hành của thời gian của vũ trụ.
VÕ VÂN ĐÌNH
Trong lịch sử văn học, tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ”, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã từng nhắn gửi: “Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ XIII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ XIII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VI của tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận được 179 tác phẩm, công trình của 94 tác giả, nhóm tác giả đăng ký tham dự giải. Sau khi tiến hành rà soát, có 21/179 tác phẩm, công trình của 08/94 tác giả không đảm bảo các tiêu chí quy định về thời gian công bố, về hồ sơ tác phẩm xét giải thưởng vòng sơ khảo.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Thực hiện chủ trương của Đảng, đầu tháng 8/1945, từ Huế, Nguyễn Vịnh và Trần Quý Hai, đại diện cho Xứ ủy Trung Kỳ lên đường ra dự Hội nghị cán bộ Đảng họp ở xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
ĐỖ XUÂN TUẤT*
Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Kể từ khi ra đời, Đảng ta đã coi báo chí là vũ khí sắc bén trên mặt trận chính trị tư tưởng. Đặc biệt, trong Cao trào Dân chủ 1936 - 1939, đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam.
(Lê Minh Phong phỏng vấn các cộng tác viên của Sông Hương)
... Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI,- chúng ta tiến vào một thời kỳ mới của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; thời kỳ toàn Đảng ra sức khắc phục, tháo gỡ và quyết tâm hành động để đổi mới tương lai của đất nước.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Cách đây tròn 70 năm, tối 18/9/1945, hơn 50 văn nghệ sĩ Huế đã thống nhất thành lập Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên với Ủy ban Chấp hành Lâm thời do Hoài Thanh làm Chủ tịch, Thanh Tịnh, Hà Thế Hạnh làm Thư ký; “toàn thể hội nghị đã chấp thuận đề án ba bức điện văn cương quyết ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính quyền nhân dân, nhiệt liệt hưởng ứng anh chị em văn hóa Bắc Bộ, và tha thiết kêu gọi anh chị em văn hóa các tỉnh mau tổ chức liên đoàn văn hóa hàng tỉnh để đi đến sự thành lập Liên đoàn Văn hóa cứu quốc Trung Bộ”.(1)
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ XII (NHIỆM KỲ 2015 - 2020)
TS. NGUYỄN NGỌC THIỆN
(UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy)
Nhân hội thảo quốc gia về Stendhal tổ chức tại Huế, kỷ niệm 200 năm cách mạng Pháp (1789 - 1989) phóng viên Tạp chí Sông Hương có dịp gặp anh Hoàng Ngọc Hiến phỏng vấn "chớp nhoáng" trước thềm Đại hội Nhà văn những điều Sông Hương muốn biết cũng là điều anh Hiến đã bày tỏ với một tạp chí bạn. Nay giới thiệu cùng bạn đọc Sông Hương.
Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đang có những bước chuyển mình lớn trong thời đại mới, phản ánh chân thật, toàn diện và sâu sắc vùng đất và con người Cố đô. Bầu không khí sáng tạo được ươm mầm, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trên nền cách tân khá mạnh mẽ. Để hiểu thêm về tình hình chung của hoạt động nghệ thuật, Sông Hương có cuộc trao đổi với một số văn nghệ sĩ đang nắm cương vị Chủ tịch các Hội chuyên ngành trước thời điểm diễn ra Đại hội lần thứ XII Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế là Liên đoàn văn hóa cứu quốc Thừa Thiên, được thành lập ngày 18/9/1945. Quá trình 70 năm (1945 - 2015) hình thành và phát triển, văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng các giai đoạn lịch sử của đất nước. Tiến tới Đại hội Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2015 - 2020, phóng viên của Tạp chí Sông Hương đã có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Lê Phùng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế.
HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ XII
Tính từ thời điểm mở cửa phục vụ khách tham quan thưởng lãm, đến nay, Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật (TBTPNT) Điềm Phùng Thị đã hoạt động được hơn 20 năm. Trong thời gian đầu mở của, Nghệ sĩ, Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị đã giới thiệu 125 tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu trong khuôn viên một ngôi biệt thự kiến trúc Pháp cổ kính mà trước đó là trụ sở của Phòng Giáo dục thành phố Huế.