NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21 - 6
Trước ngày dịch giả Thái Nguyễn Bạch Liên “đi xa” không lâu, anh đưa tặng tôi bản thảo tập “DANH NGÔN VÀ SỨC MẠNH” (biên dịch từ tác phẩm của Lâm Bác Văn - Trung Quốc), trong đó có lời bình một danh ngôn về nghề báo mà hình như anh chưa kịp gửi đăng ở đâu.
Ảnh: internet
Đó là câu nói của một nhân vật nổi tiếng thế giới: Thomas Jefferson (1743 - 1826), người khởi thảo Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, sáng lập Đại học Virginia:
“Nếu để cho tôi ra quyết định: có chính phủ mà không có báo chí, hoặc ngược lại, chỉ báo chí chứ chẳng cần chính phủ, tôi sẽ không do dự chọn lựa phương án thứ hai.”
Thomas Jefferson (TJ) đã viết như thế trong một lá thư gửi bạn, khi ông là công sứ của Mỹ tại Pháp. Hẳn chúng ta ai cũng hiểu, không bao giờ có tình huống phải lựa chọn như thế; chẳng qua, TJ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của báo chí trong đời sống xã hội; mặt khác qua danh ngôn này, chúng ta hiểu rằng “báo chí” và “chính phủ” (CP - theo tôi, nên hiểu là các cơ quan Nhà nước ở mọi cấp, chứ không chỉ riêng một số vị đứng đầu quốc gia - NKP), do chức năng xã hội quy định, ở thời nào cũng vậy, tuy không phải là hai lực lượng đối kháng, nhưng luôn có “vấn đề” với nhau. Lâm Bác Văn đã dẫn ra một số bằng chứng:
“...Tháng 10/2000, tờ “Trung thời văn báo” (Đài Loan) vạch trần sự kiện thượng tá Lưu Quan Quân - quan chức Cục An ninh quốc gia đã tham ô đào tẩu, liền bị nhà đương cục lục soát tòa báo, phong tỏa ban biên tập. Tháng 2/2001, nhật trình “Trung Quốc thời báo” và tuần báo “Nhất chu san” tiếp tục đưa tin vụ Lưu Quan Quân, liên can tới nhiều điều cơ mật của Cục An ninh quốc gia và những hoạt động tình báo ở nước ngoài. Tương tự, “Nhất chu san” bị niêm phong kiểm tra và chủ biên “Trung Quốc thời báo” thì lâm vào tình trạng nhà chức trách trực tiếp khống chế...
...Tháng 6/1971, “Thời báo Nữu Ước” đã đăng tải Pentagon (Văn kiện Lầu năm góc, hay còn gọi Tập tài liệu lịch sử chiến tranh Việt Nam), tiếp đó, “Báo Bưu điện Hoa Thịnh Đốn” cũng chuyển tải nguồn tin bí mật ấy. Richard M.Nixon (1913 - 1994) phát đơn kiện hai nơi New York và Washington yêu cầu tòa án phán quyết đình bản các tòa báo này. Vụ kiện của tổng thống tất nhiên phải lên tới tòa án tối cao và kết quả với tỉ số 6/3, chánh án đã tuyên bố: “Thời báo Nữu Ước” và “Báo Bưu điện Hoa Thịnh Đốn” có quyền đăng in những văn kiện thuộc “sở hữu công chúng”. Trong bản ý kiến của tòa, đại pháp quan Hugo Black hạ bút viết: “Chỉ có một nền báo chí tự do không bị áp chế thì mới vạch trần hữu hiệu những thủ đoạn lừa bịp của chính phủ. Trong nhiều trách nhiệm của báo chí, quan trọng nhất là phòng chống bất cứ một bộ phận nào thuộc chính phủ lừa dối nhân dân...” Lời phán xử của Black tràn đầy tinh thần báo chí mà TJ sớm đã định nghĩa. Theo định nghĩa đó, nếu báo chí không được tự do, không được bảo hộ thì xã hội không tiến bộ, dân trí không mở mang. Nếu báo chí bị chính phủ dắt mũi, lâm vào cảnh là cái loa của nhà đương cục thì chân lý và chính nghĩa sẽ bị tiêu tan thành mây khói, văn minh nhân loại sẽ lạc hậu vô cùng... Nixon thua kiện, nhưng vẫn không tỉnh giấc, tiếp tục con đường ma quỷ, càng miệt thị báo chí, chà đạp pháp luật và kết quả đã tự hủy diệt bản thân.”(*)1
Ở Việt Nam, từ ngày “Đổi Mới” (1986), báo chí ngày càng chứng tỏ vai trò của mình trong việc thúc đẩy cuộc sống tiến về phía trước. Chính là nhờ sức mạnh của công luận, của báo chí mà Tổng Bí thư Trường Chinh đã chỉ đạo viết lại “Báo cáo Chính trị” tại Đại hội VI của Đảng; từ đó đất nước mới có Đổi Mới. Gần đây, nhờ báo chí lên tiếng mạnh mẽ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chỉ đạo các ngành hữu quan xem xét lại vụ xử 5 sĩ quan công an Phú Yên đánh chết người; và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kịp thời quyết định dừng đăng cai ASIAD 18… Rõ ràng báo chí hôm nay đã tiến một bước dài theo tiêu chí dám nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, phản ánh trung thành ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, cho dù sự thật đó, ý kiến đó đụng chạm đến các cơ quan quyền lực, đến cả Chính phủ. Các vụ tham nhũng lớn bị phanh phui và xét xử gần đây cũng chứng tỏ điều đó nhưng đồng thời cũng chứng tỏ là bọn tội phạm - không loại trừ các tổ chức “ma-phi-a” và thế lực bảo thủ luôn tìm cách, tìm mọi chỗ dựa để cản trở báo chí hoạt động, hành hung và đe dọa những người làm báo chân chính, thậm chí tung tiền mua chuộc báo chí.
Từ những “bài học” mà thế giới đã đúc kết, từ kinh nghiệm đổi mới báo chí thời gian qua, chúng ta có thể thấy: một “chính phủ” thật sự làm việc vì nhân dân, tôn trọng công lý và khôn khéo thì sẽ biết dựa vào báo chí, lắng nghe những tiếng nói “phản biện” của nhân dân thể hiện trên báo chí để điều chỉnh những sai sót, bất cập trong chính sách của mình, thanh lọc những kẻ sâu mọt trong tổ chức của mình. Tất nhiên, báo chí nhất thiết phải viết đúng sự thật, tôn trọng luật pháp và cũng phải biết giới hạn trước những vấn đề thật sự (xin nhấn mạnh - NKP) là bí mật quốc gia.
Được như thế, “Chính phủ” sẽ làm tròn trọng trách của mình trước lịch sử và báo chí sẽ luôn được nhân dân tin cậy, thương yêu.
N.K.P
(SH304/06-14)
.............................................
(*) Theo bản thảo đã dẫn của TNBL.
TRẦN KIÊM ĐOÀN
Người về như lá xưa về cội,
Vẫn áo nâu sòng thuở Huế xưa.
Nẻo Đạo đã về và đã tới!
Hoàn không Từ Hiếu vọng chuông chùa.
(Nguyên Tâm)
VŨ NHƯ QUỲNH
Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, văn học và văn hóa luôn giữ vai trò quan trọng, làm nòng cốt xây dựng nền văn hiến lâu đời và đặc sắc của dân tộc.
VÕ VÂN ĐÌNH
Trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, ngoài Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu là một trong những ngày tết gắn với thời điểm đặc biệt, là thời điểm chuyển giao trong chu kỳ vận hành của thời gian của vũ trụ.
VÕ VÂN ĐÌNH
Trong lịch sử văn học, tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ”, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã từng nhắn gửi: “Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ XIII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ XIII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô lần thứ VI của tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận được 179 tác phẩm, công trình của 94 tác giả, nhóm tác giả đăng ký tham dự giải. Sau khi tiến hành rà soát, có 21/179 tác phẩm, công trình của 08/94 tác giả không đảm bảo các tiêu chí quy định về thời gian công bố, về hồ sơ tác phẩm xét giải thưởng vòng sơ khảo.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Thực hiện chủ trương của Đảng, đầu tháng 8/1945, từ Huế, Nguyễn Vịnh và Trần Quý Hai, đại diện cho Xứ ủy Trung Kỳ lên đường ra dự Hội nghị cán bộ Đảng họp ở xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
ĐỖ XUÂN TUẤT*
Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Kể từ khi ra đời, Đảng ta đã coi báo chí là vũ khí sắc bén trên mặt trận chính trị tư tưởng. Đặc biệt, trong Cao trào Dân chủ 1936 - 1939, đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam.
(Lê Minh Phong phỏng vấn các cộng tác viên của Sông Hương)
... Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI,- chúng ta tiến vào một thời kỳ mới của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa; thời kỳ toàn Đảng ra sức khắc phục, tháo gỡ và quyết tâm hành động để đổi mới tương lai của đất nước.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Cách đây tròn 70 năm, tối 18/9/1945, hơn 50 văn nghệ sĩ Huế đã thống nhất thành lập Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên với Ủy ban Chấp hành Lâm thời do Hoài Thanh làm Chủ tịch, Thanh Tịnh, Hà Thế Hạnh làm Thư ký; “toàn thể hội nghị đã chấp thuận đề án ba bức điện văn cương quyết ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính quyền nhân dân, nhiệt liệt hưởng ứng anh chị em văn hóa Bắc Bộ, và tha thiết kêu gọi anh chị em văn hóa các tỉnh mau tổ chức liên đoàn văn hóa hàng tỉnh để đi đến sự thành lập Liên đoàn Văn hóa cứu quốc Trung Bộ”.(1)
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ XII (NHIỆM KỲ 2015 - 2020)
TS. NGUYỄN NGỌC THIỆN
(UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy)
Nhân hội thảo quốc gia về Stendhal tổ chức tại Huế, kỷ niệm 200 năm cách mạng Pháp (1789 - 1989) phóng viên Tạp chí Sông Hương có dịp gặp anh Hoàng Ngọc Hiến phỏng vấn "chớp nhoáng" trước thềm Đại hội Nhà văn những điều Sông Hương muốn biết cũng là điều anh Hiến đã bày tỏ với một tạp chí bạn. Nay giới thiệu cùng bạn đọc Sông Hương.
Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế đang có những bước chuyển mình lớn trong thời đại mới, phản ánh chân thật, toàn diện và sâu sắc vùng đất và con người Cố đô. Bầu không khí sáng tạo được ươm mầm, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trên nền cách tân khá mạnh mẽ. Để hiểu thêm về tình hình chung của hoạt động nghệ thuật, Sông Hương có cuộc trao đổi với một số văn nghệ sĩ đang nắm cương vị Chủ tịch các Hội chuyên ngành trước thời điểm diễn ra Đại hội lần thứ XII Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế.
Tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế là Liên đoàn văn hóa cứu quốc Thừa Thiên, được thành lập ngày 18/9/1945. Quá trình 70 năm (1945 - 2015) hình thành và phát triển, văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng các giai đoạn lịch sử của đất nước. Tiến tới Đại hội Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2015 - 2020, phóng viên của Tạp chí Sông Hương đã có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Lê Phùng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế.
HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ XII
Tính từ thời điểm mở cửa phục vụ khách tham quan thưởng lãm, đến nay, Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật (TBTPNT) Điềm Phùng Thị đã hoạt động được hơn 20 năm. Trong thời gian đầu mở của, Nghệ sĩ, Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị đã giới thiệu 125 tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu trong khuôn viên một ngôi biệt thự kiến trúc Pháp cổ kính mà trước đó là trụ sở của Phòng Giáo dục thành phố Huế.