NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21 - 6
Trước ngày dịch giả Thái Nguyễn Bạch Liên “đi xa” không lâu, anh đưa tặng tôi bản thảo tập “DANH NGÔN VÀ SỨC MẠNH” (biên dịch từ tác phẩm của Lâm Bác Văn - Trung Quốc), trong đó có lời bình một danh ngôn về nghề báo mà hình như anh chưa kịp gửi đăng ở đâu.
Ảnh: internet
Đó là câu nói của một nhân vật nổi tiếng thế giới: Thomas Jefferson (1743 - 1826), người khởi thảo Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, sáng lập Đại học Virginia:
“Nếu để cho tôi ra quyết định: có chính phủ mà không có báo chí, hoặc ngược lại, chỉ báo chí chứ chẳng cần chính phủ, tôi sẽ không do dự chọn lựa phương án thứ hai.”
Thomas Jefferson (TJ) đã viết như thế trong một lá thư gửi bạn, khi ông là công sứ của Mỹ tại Pháp. Hẳn chúng ta ai cũng hiểu, không bao giờ có tình huống phải lựa chọn như thế; chẳng qua, TJ muốn nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của báo chí trong đời sống xã hội; mặt khác qua danh ngôn này, chúng ta hiểu rằng “báo chí” và “chính phủ” (CP - theo tôi, nên hiểu là các cơ quan Nhà nước ở mọi cấp, chứ không chỉ riêng một số vị đứng đầu quốc gia - NKP), do chức năng xã hội quy định, ở thời nào cũng vậy, tuy không phải là hai lực lượng đối kháng, nhưng luôn có “vấn đề” với nhau. Lâm Bác Văn đã dẫn ra một số bằng chứng:
“...Tháng 10/2000, tờ “Trung thời văn báo” (Đài Loan) vạch trần sự kiện thượng tá Lưu Quan Quân - quan chức Cục An ninh quốc gia đã tham ô đào tẩu, liền bị nhà đương cục lục soát tòa báo, phong tỏa ban biên tập. Tháng 2/2001, nhật trình “Trung Quốc thời báo” và tuần báo “Nhất chu san” tiếp tục đưa tin vụ Lưu Quan Quân, liên can tới nhiều điều cơ mật của Cục An ninh quốc gia và những hoạt động tình báo ở nước ngoài. Tương tự, “Nhất chu san” bị niêm phong kiểm tra và chủ biên “Trung Quốc thời báo” thì lâm vào tình trạng nhà chức trách trực tiếp khống chế...
...Tháng 6/1971, “Thời báo Nữu Ước” đã đăng tải Pentagon (Văn kiện Lầu năm góc, hay còn gọi Tập tài liệu lịch sử chiến tranh Việt Nam), tiếp đó, “Báo Bưu điện Hoa Thịnh Đốn” cũng chuyển tải nguồn tin bí mật ấy. Richard M.Nixon (1913 - 1994) phát đơn kiện hai nơi New York và Washington yêu cầu tòa án phán quyết đình bản các tòa báo này. Vụ kiện của tổng thống tất nhiên phải lên tới tòa án tối cao và kết quả với tỉ số 6/3, chánh án đã tuyên bố: “Thời báo Nữu Ước” và “Báo Bưu điện Hoa Thịnh Đốn” có quyền đăng in những văn kiện thuộc “sở hữu công chúng”. Trong bản ý kiến của tòa, đại pháp quan Hugo Black hạ bút viết: “Chỉ có một nền báo chí tự do không bị áp chế thì mới vạch trần hữu hiệu những thủ đoạn lừa bịp của chính phủ. Trong nhiều trách nhiệm của báo chí, quan trọng nhất là phòng chống bất cứ một bộ phận nào thuộc chính phủ lừa dối nhân dân...” Lời phán xử của Black tràn đầy tinh thần báo chí mà TJ sớm đã định nghĩa. Theo định nghĩa đó, nếu báo chí không được tự do, không được bảo hộ thì xã hội không tiến bộ, dân trí không mở mang. Nếu báo chí bị chính phủ dắt mũi, lâm vào cảnh là cái loa của nhà đương cục thì chân lý và chính nghĩa sẽ bị tiêu tan thành mây khói, văn minh nhân loại sẽ lạc hậu vô cùng... Nixon thua kiện, nhưng vẫn không tỉnh giấc, tiếp tục con đường ma quỷ, càng miệt thị báo chí, chà đạp pháp luật và kết quả đã tự hủy diệt bản thân.”(*)1
Ở Việt Nam, từ ngày “Đổi Mới” (1986), báo chí ngày càng chứng tỏ vai trò của mình trong việc thúc đẩy cuộc sống tiến về phía trước. Chính là nhờ sức mạnh của công luận, của báo chí mà Tổng Bí thư Trường Chinh đã chỉ đạo viết lại “Báo cáo Chính trị” tại Đại hội VI của Đảng; từ đó đất nước mới có Đổi Mới. Gần đây, nhờ báo chí lên tiếng mạnh mẽ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chỉ đạo các ngành hữu quan xem xét lại vụ xử 5 sĩ quan công an Phú Yên đánh chết người; và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã kịp thời quyết định dừng đăng cai ASIAD 18… Rõ ràng báo chí hôm nay đã tiến một bước dài theo tiêu chí dám nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, phản ánh trung thành ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, cho dù sự thật đó, ý kiến đó đụng chạm đến các cơ quan quyền lực, đến cả Chính phủ. Các vụ tham nhũng lớn bị phanh phui và xét xử gần đây cũng chứng tỏ điều đó nhưng đồng thời cũng chứng tỏ là bọn tội phạm - không loại trừ các tổ chức “ma-phi-a” và thế lực bảo thủ luôn tìm cách, tìm mọi chỗ dựa để cản trở báo chí hoạt động, hành hung và đe dọa những người làm báo chân chính, thậm chí tung tiền mua chuộc báo chí.
Từ những “bài học” mà thế giới đã đúc kết, từ kinh nghiệm đổi mới báo chí thời gian qua, chúng ta có thể thấy: một “chính phủ” thật sự làm việc vì nhân dân, tôn trọng công lý và khôn khéo thì sẽ biết dựa vào báo chí, lắng nghe những tiếng nói “phản biện” của nhân dân thể hiện trên báo chí để điều chỉnh những sai sót, bất cập trong chính sách của mình, thanh lọc những kẻ sâu mọt trong tổ chức của mình. Tất nhiên, báo chí nhất thiết phải viết đúng sự thật, tôn trọng luật pháp và cũng phải biết giới hạn trước những vấn đề thật sự (xin nhấn mạnh - NKP) là bí mật quốc gia.
Được như thế, “Chính phủ” sẽ làm tròn trọng trách của mình trước lịch sử và báo chí sẽ luôn được nhân dân tin cậy, thương yêu.
N.K.P
(SH304/06-14)
.............................................
(*) Theo bản thảo đã dẫn của TNBL.
Đó là hàng nghìn bài thơ, văn chạm khắc trên các cung điện và văn bia ở hoàng thành, các lăng vua ở cố đô Huế.
Vào tháng 4-2012, nhà đấu giá Bảo Lợi (Poly) lớn nhất Trung Quốc đã tổ chức buổi đấu giá bức thư họa có tên Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ, dù là một tác phẩm sao chép từ nguyên bản đang được bảo quản tại Bảo tàng Liêu Ninh nhưng cái giá đạt được thật không ngờ: khoảng 1,8 triệu USD.
Vẫn biết hoạ sĩ Võ Xuân Huy - giảng viên Đại học Mỹ thuật Huế là người luôn vận động để đưa ra những khái niệm mới.
NGÔ KHA
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cơ quan Tuyên huấn và các tờ báo kháng chiến của tỉnh có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với ngành đường dây. Theo sự phát triển của tình hình, về sau ngành đường dây thay đổi tên gọi là giao bưu (giao thông liên lạc và bưu điện).
HOÀNG VŨ THUẬT
Văn học nghệ thuật đương đại là vấn đề rộng lớn, nhiều nhìn nhận đánh giá khác nhau, nhiều ý kiến trái chiều, đôi khi cực đoan, phiến diện; điều này trở thành phức tạp và khó tìm được đáp số chung.
Các nhà vua triều Nguyễn, người nào cũng giỏi thơ văn. Người nào cũng có cách "chơi thơ" rất độc đáo. Vua Tự Đức in thơ lên tiền vàng, in lên các loại đồ sứ như chén, ấm, bình..., thêu trên trướng, liễn.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6
LTS: Vào giữa cuối tháng 7/2014, Tạp chí Nhật Lệ (Hội VHNT Quảng Bình) sẽ tổ chức Hội thảo TẠP CHÍ VĂN NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN CÁI MỚI TRONG VHNT ĐƯƠNG ĐẠI dành cho các tạp chí văn nghệ sáu tỉnh Bắc miền Trung. Đây là chủ đề rất hay và phù hợp với những nỗ lực lâu nay của các tạp chí văn nghệ miền Trung.
Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu hai tham luận vừa gửi về tham dự hội thảo nói trên.
VIỆT HÙNG
Nhân ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6
Nhìn chung, so với nhiều tờ báo trong cả nước, thì báo và tạp chí văn nghệ từ Trung ương đến địa phương đều bị hạn chế về số lượng độc giả. Từ mặt bằng chung về lượng độc giả như thế, tạp chí văn nghệ địa phương còn phải chịu thiệt thòi hơn nhiều lần so với các báo văn nghệ Trung ương; từ đó, dẫn đến số lượng phát hành rất ít ỏi.
Khi được hỏi về cảm hứng vẽ tranh hoa, Giáo sư Hoàng Đạo Kính đã trả lời rằng, "đó chính là hoa của lòng tôi, của lòng mỗi người khi tránh xa được ưu tư và phiền muộn".
(SHO).Với chủ đề đa văn hóa và hội nhập, ngày 23/2, Hội người Việt Nam tại thành phố Leipzig thuộc bang Sachsen của Đức đã tổ chức Lễ hội đa văn hóa các dân tộc Việt Nam tại trung tâm hội chợ thành phố này.
(SHO) Lễ khai mạc chính thức “Năm Việt Nam tại Pháp” đã diễn ra tại Nhà hát Châtelet vào 19h ngày 14.2 (giờ Paris). Ngay trước đó, triển lãm “Rồng - nghệ thuật cung đình Việt” đã diễn ra tại Bảo tàng Guimet.
Cuộc thi hát thính phòng - nhạc kịch lần IV-2009 do Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức từ ngày 24 đến 28/4/2009 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia (Hà Nội). TP.HCM có 7 thí sinh tham dự và đã giành 2 giải Ba trong số 8 giải chính thức của cuộc thi.