Mặc dù năm nay khép lại với kết quả gây đầy tranh cãi, LHP Cannes vẫn là nơi đáng mơ ước cho mọi nhà làm phim trẻ, mong tìm được bệ phóng tốt cho giấc mơ điện ảnh của mình.
Người Pháp đã khai sinh ra nghệ thuật thứ bảy, và không ngạc nhiên khi họ sở hữu một trong những liên hoan phim danh tiếng nhất thế giới - LHP Cannes, nơi xuất hiện những minh tinh màn bạc cùng những đạo diễn gạo cội đến từ những trung tâm quyền lực nhất thế giới, và cũng là nơi sẵn sàng tiếp nhận những nền điện ảnh khiêm tốn, những nhà làm phim ít tên tuổi đang mong muốn tìm kiếm cơ hội. Ở Cannes, nghệ thuật không bị đóng khung và giới hạn. Chỉ cần bạn có tài năng, và thể hiện được tài năng đó, bạn sẽ được đón nhận với sự nồng nhiệt nhất. LHP Cannes là vậy, vừa trưởng giả như giới quý tộc Pháp, lại vừa bình dân như khẩu hiệu “Bình đẳng, tự do, bác ái” thể hiện trên quốc kì nước này.
Bệ phóng ước mơ
LHP Cannes lần thứ 68 diễn ra từ ngày 13 đến 24/5 vừa qua cũng không đi ra khỏi tiêu chí đó. Sự đặc sắc của nó được thể hiện ngay ở việc lựa chọn Hội đồng giám khảo. Một đạo diễn 26 tuổi đã được mời vào Hội đồng giám khảo xét duyệt Giải thưởng Cành Cọ Vàng cao quý. Điều đó thể hiện rằng, Cannes chưa bao giờ bị già nua như độ tuổi của nó. Cannes tôn trọng mọi nhân tố tài năng của điện ảnh và chẳng ai có thể nghi ngờ tài năng của chàng trai trẻ Xavier Dolan, khi anh đã có đến bốn phim trong tổng số năm phim từng được LHP Cannes tôn vinh.
Chính sự đa dạng của Hội đồng giám khảo tùy theo từng năm mà LHP Cannes luôn để lại dấu ấn đặc biệt, vừa tạo nên những tranh luận bất tận của giới phê bình, vừa là nơi đáng mơ ước cho mọi nhà làm phim trẻ, mong tìm được bệ phóng tốt cho giấc mơ điện ảnh của mình.
Năm nay, giới phê bình đã hết sức kinh ngạc khi tác phẩm Dheepan của đạo diễn người Pháp Jacques Audiard được trao giải Cành Cọ Vàng.
Nhiều người cho rằng, giải thưởng này chỉ nhằm vinh danh vị đạo diễn đã từng có những tác phẩm vô cùng đặc sắc như A Prophet hay Rust and Bone, họ không đánh giá cao Dheepan so với những bộ phim cùng tranh giải khác như Carol của đạo diễn Todd Haynes, hay The Assassin của đạo diễn Hầu Hiếu Hiền. Chẳng thế mà trên trang web metacritic nơi thống kê đánh giá về phim của các nhà phê bình, Dheepan chỉ nhận được điểm78/100 so với 98/100 điểm của Carol, hay 85/100 của The Asasssin. Nhưng nếu để ý đến lời phát biểu của Chủ tịch Hội đồng giám khảo - “đây là hội đồng nghệ sĩ, không phải hội đồng phê bình” - ta hoàn toàn hiểu vì sao Dheepan lại được lựa chọn.
Châu Âu chưa bao giờ ở trong tình trạng căng thẳng về dân nhập cư như thời điểm hiện tại, đặc biệt sau vụ những thành phần Hồi giáo cực đoan tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo hồi đầu năm. Dheepan đã xuất hiện như một sự xoa dịu và biện minh cho những thân phận nhập cư khổ sở, đang phải đấu tranh từng ngày với cuộc sống hòng có thể làm lại cuộc đời ở xứ sở mới, và thoát được cuộc sống đầy bế tắc ở quê nhà, mà ở đây là Sri Lanka. Một thông điệp rất rõ ràng, mạnh mẽ và hợp thời điểm. Cho thấy giá trị vị nhân sinh của điện ảnh, Dheepan vừa là một tác phẩm nghệ thuật vị nghệ thuật, vừa đưa ra được thông điệp sắc sảo về một vấn đề đang thực sự gây khó dễ cho châu Âu.
Năm nay, ba đạo diễn đương đại hàng đầu của châu Á có tác phẩm lọt vào vòng xét duyệt trao giải: The Assassin của đạo diễn Đài Loan Hầu Hiếu Hiền, Mountains May Depart của đạo diễn Trung Quốc Giả Chương Kha, và Our Little Sister của đạo diễn Nhật Bản Hirokazu Koreeda. Cuối cùng, Hầu Hiếu Hiền của The Assassin được trao giải đạo diễn xuất sắc nhất. Mặc dù không giành được những giải thưởng lớn như Cành Cọ Vàng hay Grand Prix, The Assassin đã đánh dấu sự trở lại rất ấn tượng của bậc thầy về sử dụng hình ảnh người Đài Loan. Ông đã mang đến một bộ phim mới cho một đề tài cũ về võ thuật và văn hóa phương Đông với cách nhìn mang đậm phong cách riêng và hoàn toàn tinh khiết như tờ The Hollywood Reporter bình luận.
Phù phiếm và hời hợt
Là một liên hoan phim, Cannes không dừng lại ở việc chọn ra tác phẩm xuất sắc nhất, nó còn là nơi để mọi tác phẩm điện ảnh thuộc mọi đề tài tự quảng bá mình mà không có bất kì giới hạn nào. Chẳng thế mà năm nào cũng vậy, những bộ phim về tính dục luôn luôn được chào đón, và được nhắc đến nhiều nhất. Love của đạo diễn Gaspar Noé là một điển hình của mùa liên hoan 2015. Gaspar Noé mang đến LHP Cannes một tác phẩm khiêu dâm được gắn mác nghệ thuật. Vị đạo diễn người Argentina không xa lạ với LHP Cannes, khi luôn là một tác giả tiên phong cho những bộ phim sử dụng tính dục như yếu tố chủ đạo để gây sốc.
Trong một lần phỏng vấn, đạo diễn gạo cội người Pháp Jean-Luc Godard đã nói rằng: “Hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh và đứa con trên lưng lừa không gây ra chiến tranh; chính sự diễn giải bằng lời của nó mới là thứ dẫn đến chiến tranh, khiến cho những chiến binh của Luther phá nát các tác phẩm của Raphael.” Điều đó có nghĩa là, một tác phẩm điện ảnh, dù ở đề tài nào, sự cấm kị lớn đến đâu, nhưng khi nó được diễn giải hợp lý thì công chúng vẫn hoàn toàn bị thuyết phục. Nhưng có vẻ, ở Cannes, người ta cứ mặc sức sử dụng những chất liệu cấm kị một cách dễ dãi, thiếu sáng tạo, chỉ để tạo ra những tác phẩm gây sốc nhưng hời hợt và kém chất lượng nghệ thuật. Love là một minh chứng cho điều đó. Vô hình trung, LHP Cannes phần nào, ở khía cạnh phù phiếm, cổ xúy một thứ điện ảnh hời hợt và rẻ tiền.
Như vậy, nhìn tổng quan LHP Cannes 2015, chúng ta vẫn thấy được tầm quan trọng của nó trong hoạt động của giới làm phim, cũng như thấy được ở đó những điều hấp dẫn mà người hâm mộ điện ảnh cần đến - sự phá cách, luôn luôn làm mới mình, tôn vinh những giá trị điện ảnh đích thực, cổ suý tinh thần sáng tạo đối với mọi nền điện ảnh lớn nhỏ trên thế giới. Nhưng đồng thời, nó vẫn phô bày sự phù phiếm và sự “kiêu ngạo” vì danh tiếng của mình.
Nguồn: Nguyễn Thế Tuấn - Tia Sáng
BORIS CHEKHONIN
Địa điểm là ở khu Tam giác Vàng, những câu chuyện không phải là nói về CIA, những tên gián điệp, những viên chức chính quyền địa phương thối nát hoặc những nhân vật quen thuộc khác. Thời thế đã thay đổi. Băng-cốc đang phát động cuộc chiến chống lại chất na-cô-tic.
L.T.S: Năm 1985 lần đầu tiên ở Pháp độc giả mới biết có một kịch bản văn học của Jean Paul Sartre viết từ 1959 mang tựa đề "Sigmund Freud hay là Bản giao kèo với quỷ sứ". Gần đây báo Văn học Xô viết số 22 tháng 6-1988 đã đăng kịch bản văn học đó kèm với bài viết của giáo sư A.Belkin - tiến sĩ y học, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lý - nội tiết - thuộc Viện tâm thần học MOCKBA. Sau đây Sông Hương xin giới thiệu với độc giả kịch bản J.P.Sartre và bài viết nói trên của giáo sư tiến sĩ A.Belkin.
PANKAJ MISHRA - BENJAMIN MOSER
Ở chuyên mục Bookends hằng tuần, sẽ có hai nhà văn đứng ra giải đáp các vấn đề đặt ra với thế giới sách. Xưa, Ezra Pound từng khích lệ đồng nghiệp: “hãy làm mới”. Tuần này, Pankaj Mishra và Benjamin Moser tranh luận xem ngày nay liệu có bất kỳ sự mới lạ thật sự nào còn lại cho các nhà văn khám phá.
Hơn 50 năm vừa viết văn vừa làm báo đã làm cho nhà văn Graham Greene trở thành một người nói tiếng nói của quần chúng trên thế giới.
LISANDRO OTERO
Cách đây mấy tháng ở Thủ đô Buenos Aires (Argentina) một hội nghị các nhà văn quốc tế đã được tổ chức, để thảo luận về đề tài tiểu thuyết sẽ ra sao vào thế kỷ hai mươi mốt sắp sửa đến.
Sakharov sống trong một tòa nhà đồ sộ và không mấy vui vẻ ở Matxcơva. Tòa nhà do những tù nhân chiến tranh Đức thiết kế và xây dựng trên những công trường đã bị ném bom suốt thời chiến tranh.
PATRICK MODIANO
(Phát biểu ngày 7/12/2014 tại Hàn lâm viện Thuỵ Điển ở Stockholm của Patrick Modiano, Giải Nobel Văn học 2014)
Mọi thông tin liên quan tới người được nhận giải Nobel sẽ chỉ được Viện hàn lâm Thụy Điển tiết lộ sau 50 năm. Giờ đây, sự thật về nhà văn duy nhất từng từ chối giải thưởng văn học danh giá nhất hành tinh đã được công bố.
Nhà văn người Mỹ F. Scott Fitzgerald - tác giả của cuốn tiểu thuyết kinh điển “Gatsby vĩ đại” - đã viết thư tay cho con gái trong ngày đầu năm. Lá thư dành cho một cô bé, nhưng khiến người lớn cũng phải suy nghĩ.
Trong năm nay, một nhà văn vĩ đại của Mỹ Latinh - Gabriel Garcia Marquez - đã qua đời. Ở đất nước Colombia quê hương ông, người ta đang chuẩn bị cho ra mắt hàng loạt tờ tiền có in hình chân dung nhà văn để mọi thế hệ người Colombia đều sẽ biết và nhớ về ông.
NGUYỄN VĂN DŨNG
Thời trai trẻ tôi yêu nước Nga qua tác phẩm Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoi. Lớn lên tôi càng yêu nước Nga hơn bởi lịch sử hào hùng và nền văn hóa phong phú với những con người Nga nhân hậu, dễ thương. Nay về già, tôi quyết tâm đi thăm nước Nga cho bằng được. Tất nhiên Moskva là chọn lựa đầu tiên.
TRẦN HUYỀN SÂM
LGT: Giải Goncourt ở Pháp 5/11 vừa qua, đã vinh danh cho bác sĩ, nữ văn sĩ Lydie Salvayre, với tác phẩm Pas Pleurer/ Đừng khóc.
VĨNH THƯ
Trích ý kiến trao đổi về tình hình đổi mới công tác văn học nghệ thuật giữa đoàn cán bộ lãnh đạo văn hóa văn nghệ Việt Nam nghiên cứu học tập tại AOH (Viện hàn lâm khoa học xã hội trực thuộc TW Đảng cộng sản Liên Xô) với Ban thư ký và một số nhà văn Liên Xô.
Interstellar, bộ phim khoa học giả tưởng vừa ra mắt tháng 11 vừa qua của đạo diễn Christopher Nolan về hành trình tìm kiếm một trái đất khác - một ngôi nhà mới cho loài người, đã khiến khán giả trầm trồ, kinh ngạc và cảm động bởi nhiều yếu tố khác nhau: kỹ xảo điện ảnh đỉnh cao, cốt truyện đầy tính khoa học hấp dẫn, thông điệp đáng suy ngẫm về tình yêu và mối quan hệ của con người với Trái đất. Nhưng có lẽ ấn tượng mê hoặc nhất về bộ phim là hình ảnh hố đen (black-hole) và lỗ sâu (worm-hole) giữa vũ trụ mà đoàn làm phim đã mô phỏng - một kết quả tuyệt vời của sự cộng tác giữa khoa học và nghệ thuật.
Khác với mọi lần, năm nay, tin nhà văn Pháp Patrick Modiano được Viện Hàn lâm Thụy Điển chọn trao giải thưởng Nobel Văn học có phần làm cho báo chí, truyền thông ngoài nước Pháp ngỡ ngàng.
Tiến sĩ tâm thần học Brian L. Weiss kể về quá trình điều trị cho một bệnh nhân nhớ được tiền kiếp.
Sử gia kiêm nhà văn Italy Angelo Paratico vừa công bố một nghiên cứu mới gây sửng sốt, cho rằng mẹ danh họa Phục hưng Lenardo da Vinci (1452-1519) có thể là một nô lệ người Trung Quốc.
Theo nghiên cứu mới đây của nhà sử học, tiểu thuyết gia người Italy Angelo Paratico, mẹ của Leonardo da Vinci có thể là một nô lệ người Trung Quốc.
Danh họa người Ý Leonardo Da Vinci được nhân loại biết tới như một thiên tài toàn năng. Những hiểu biết và ý tưởng của ông đi trước thời đại mà ông từng sống tới hàng thế kỷ. Mới đây, người ta lại phải ngỡ ngàng trước một phát hiện mới về ông.