Hai mặt LHP Cannes

08:48 16/06/2015

Mặc dù năm nay khép lại với kết quả gây đầy tranh cãi, LHP Cannes vẫn là nơi đáng mơ ước cho mọi nhà làm phim trẻ, mong tìm được bệ phóng tốt cho giấc mơ điện ảnh của mình.

Người Pháp đã khai sinh ra nghệ thuật thứ bảy, và không ngạc nhiên khi họ sở hữu một trong những liên hoan phim danh tiếng nhất thế giới - LHP Cannes, nơi xuất hiện những minh tinh màn bạc cùng những đạo diễn gạo cội đến từ những trung tâm quyền lực nhất thế giới, và cũng là nơi sẵn sàng tiếp nhận những nền điện ảnh khiêm tốn, những nhà làm phim ít tên tuổi đang mong muốn tìm kiếm cơ hội. Ở Cannes, nghệ thuật không bị đóng khung và giới hạn. Chỉ cần bạn có tài năng, và thể hiện được tài năng đó, bạn sẽ được đón nhận với sự nồng nhiệt nhất. LHP Cannes là vậy, vừa trưởng giả như giới quý tộc Pháp, lại vừa bình dân như khẩu hiệu “Bình đẳng, tự do, bác ái” thể hiện trên quốc kì nước này.

Bệ phóng ước mơ

LHP Cannes lần thứ 68 diễn ra từ ngày 13 đến 24/5 vừa qua cũng không đi ra khỏi tiêu chí đó. Sự đặc sắc của nó được thể hiện ngay ở việc lựa chọn Hội đồng giám khảo. Một đạo diễn 26 tuổi đã được mời vào Hội đồng giám khảo xét duyệt Giải thưởng Cành Cọ Vàng cao quý. Điều đó thể hiện rằng, Cannes chưa bao giờ bị già nua như độ tuổi của nó. Cannes tôn trọng mọi nhân tố tài năng của điện ảnh và chẳng ai có thể nghi ngờ tài năng của chàng trai trẻ Xavier Dolan, khi anh đã có đến bốn phim trong tổng số năm phim từng được LHP Cannes tôn vinh.

Chính sự đa dạng của Hội đồng giám khảo tùy theo từng năm mà LHP Cannes luôn để lại dấu ấn đặc biệt, vừa tạo nên những tranh luận bất tận của giới phê bình, vừa là nơi đáng mơ ước cho mọi nhà làm phim trẻ, mong tìm được bệ phóng tốt cho giấc mơ điện ảnh của mình.

Năm nay, giới phê bình đã hết sức kinh ngạc khi tác phẩm Dheepan của đạo diễn người Pháp Jacques Audiard được trao giải Cành Cọ Vàng.

Nhiều người cho rằng, giải thưởng này chỉ nhằm vinh danh vị đạo diễn đã từng có những tác phẩm vô cùng đặc sắc như A Prophet hay Rust and Bone, họ không đánh giá cao Dheepan so với những bộ phim cùng tranh giải khác như Carol của đạo diễn Todd Haynes, hay The Assassin của đạo diễn Hầu Hiếu Hiền. Chẳng thế mà trên trang web metacritic nơi thống kê đánh giá về phim của các nhà phê bình, Dheepan chỉ nhận được điểm78/100 so với 98/100 điểm của Carol, hay 85/100 của The Asasssin. Nhưng nếu để ý đến lời phát biểu của Chủ tịch Hội đồng giám khảo - “đây là hội đồng nghệ sĩ, không phải hội đồng phê bình” -  ta hoàn toàn hiểu vì sao Dheepan lại được lựa chọn.

Châu Âu chưa bao giờ ở trong tình trạng căng thẳng về dân nhập cư như thời điểm hiện tại, đặc biệt sau vụ những thành phần Hồi giáo cực đoan tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo hồi đầu năm. Dheepan đã xuất hiện như một sự xoa dịu và biện minh cho những thân phận nhập cư khổ sở, đang phải đấu tranh từng ngày với cuộc sống hòng có thể làm lại cuộc đời ở xứ sở mới, và thoát được cuộc sống đầy bế tắc ở quê nhà, mà ở đây là Sri Lanka. Một thông điệp rất rõ ràng, mạnh mẽ và hợp thời điểm. Cho thấy giá trị vị nhân sinh của điện ảnh, Dheepan vừa là một tác phẩm nghệ thuật vị nghệ thuật, vừa đưa ra được thông điệp sắc sảo về một vấn đề đang thực sự gây khó dễ cho châu Âu.

Năm nay, ba đạo diễn đương đại hàng đầu của châu Á có tác phẩm lọt vào vòng xét duyệt trao giải: The Assassin của đạo diễn Đài Loan Hầu Hiếu Hiền, Mountains May Depart của đạo diễn Trung Quốc Giả Chương Kha, và Our Little Sister của đạo diễn Nhật Bản Hirokazu Koreeda. Cuối cùng, Hầu Hiếu Hiền của The Assassin được trao giải đạo diễn xuất sắc nhất. Mặc dù không giành được những giải thưởng lớn như Cành Cọ Vàng hay Grand Prix, The Assassin đã đánh dấu sự trở lại rất ấn tượng của bậc thầy về sử dụng hình ảnh người Đài Loan. Ông đã mang đến một bộ phim mới cho một đề tài cũ về võ thuật và văn hóa phương Đông với cách nhìn mang đậm phong cách riêng và hoàn toàn tinh khiết như tờ The Hollywood Reporter bình luận.

Phù phiếm và hời hợt

Là một liên hoan phim, Cannes không dừng lại ở việc chọn ra tác phẩm xuất sắc nhất, nó còn là nơi để mọi tác phẩm điện ảnh thuộc mọi đề tài tự quảng bá mình mà không có bất kì giới hạn nào. Chẳng thế mà năm nào cũng vậy, những bộ phim về tính dục luôn luôn được chào đón, và được nhắc đến nhiều nhất. Love của đạo diễn Gaspar Noé là một điển hình của mùa liên hoan 2015. Gaspar Noé mang đến LHP Cannes một tác phẩm khiêu dâm được gắn mác nghệ thuật. Vị đạo diễn người Argentina không xa lạ với LHP Cannes, khi luôn là một tác giả tiên phong cho những bộ phim sử dụng tính dục như yếu tố chủ đạo để gây sốc.

Trong một lần phỏng vấn, đạo diễn gạo cội người Pháp Jean-Luc Godard đã nói rằng: “Hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh và đứa con trên lưng lừa không gây ra chiến tranh; chính sự diễn giải bằng lời của nó mới là thứ dẫn đến chiến tranh, khiến cho những chiến binh của Luther phá nát các tác phẩm của Raphael.”  Điều đó có nghĩa là, một tác phẩm điện ảnh, dù ở đề tài nào, sự cấm kị lớn đến đâu, nhưng khi nó được diễn giải hợp lý thì công chúng vẫn hoàn toàn bị thuyết phục. Nhưng có vẻ, ở Cannes, người ta cứ mặc sức sử dụng những chất liệu cấm kị một cách dễ dãi, thiếu sáng tạo, chỉ để tạo ra những tác phẩm gây sốc nhưng hời hợt và kém chất lượng nghệ thuật. Love là một minh chứng cho điều đó. Vô hình trung, LHP Cannes phần nào, ở khía cạnh phù phiếm, cổ xúy một thứ điện ảnh hời hợt và rẻ tiền.

Như vậy, nhìn tổng quan LHP Cannes 2015, chúng ta vẫn thấy được tầm quan trọng của nó trong hoạt động của giới làm phim, cũng như thấy được ở đó những điều hấp dẫn mà người hâm mộ điện ảnh cần đến - sự phá cách, luôn luôn làm mới mình, tôn vinh những giá trị điện ảnh đích thực, cổ suý tinh thần sáng tạo đối với mọi nền điện ảnh lớn nhỏ trên thế giới. Nhưng đồng thời, nó vẫn phô bày sự phù phiếm và sự “kiêu ngạo” vì danh tiếng của mình.

Nguồn: Nguyễn Thế Tuấn - Tia Sáng

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Đoản văn này được George Orwell viết năm 1936 kể về khoảng thời gian ông làm việc như một nhân viên bán sách bán thời gian tại tiệm sách cũ Booklover’s Corner tọa lạc ngay góc phố Pond Street và South End Green, thành phố London, nước Anh. Hiện nay tiệm sách cũ Booklover’s Corner không còn nữa, thay vào đó là một nhà hàng pizza, tuy nhiên ở đó còn gắn một tấm biển ghi rằng “George Orwell, nhà văn (1903 - 1950) từng sống và làm việc trong một tiệm sách ngay vị trí này”.

  • Tác giả Oriana Fallaci lột tả cảm xúc của người phụ nữ từ lúc mang thai, dằn vặt nội tâm giữa việc giữ hay từ bỏ đứa con trong bụng, đến khi đau đớn mất con.

  • Sau gần một thế kỷ bị chìm trong quên lãng, "Temperature" - tác phẩm của nhà văn F. Scott Fitzgerald - đã được xuất bản trên một tạp chí.

  • Chúng tôi giới thiệu với bạn đọc một tư liệu văn học khá đặc biệt mới được công bố lần đầu trên tuần báo Ngọn lửa nhỏ (số 49 tháng 12-1988) Liên Xô, có liên quan số phận cuộc đời của nhà thơ Nga mà hiện nay tên tuổi ông đã trở nên nổi tiếng thế giới - Iôxíp Brôđxki (giải thưởng Nô ben).

  • Một khu triển lãm thuộc địa nhằm ca tụng quá trình chinh phạt của thực dân Pháp, trong đó có nhiều di tích đến từ Việt Nam, hiện đang hoang phế điêu tàn.

  • Năm 1854, Nhật Bản chính thức “mở cửa” sau khoảng 250 năm thực thi chính sách Sakoku (Tỏa quốc) dưới thời Edo (1600-1868) và không lâu sau, gấp gáp bước vào công cuộc Duy tân thời Minh Trị (1868-1912) với hàng loạt đổi thay mạnh mẽ.

  • NGUYỄN DƯ

    Tôi vốn không thích đi đến những nơi xa lạ. Ngại những cái phiền toái.

  • WILLIAM B NOSEWORTHY 

    "Những cuốn Lịch Sử Thơ Mỹ” chỉ có bốn ấn bản chính đáng kể, được viết theo chủ đề trên.

  • SERGEI BELOV
          Tiểu truyện

    Trên góc đường Malaya-Meschanskaya và Stolyrany có một chung cư trông thật khiêm tốn, đó là nơi nhà văn Dostoievsky với đứa cháu của người vợ đã mất cùng bà nhũ mẫu trung thành đang ở.

  • Ở các nước phương Tây trước đây, tóc thường được lấy từ di hài người vừa nhắm mắt xuôi tay và giữ làm vật lưu niệm trong gia đình. Các món tóc từng ở trên đầu hai nhà soạn nhạc bậc thầy Wolfgang Amadeus Mozart và Ludwig van Beethoven đã được đem ra bán đấu giá trong cùng một phiên tại nhà Sotheby London vào ngày 28/5 mới đây, sau một đợt triển lãm cho công chúng thưởng ngoạn.

  • (Đọc “Cuộc cách mạng một-cọng-rơm”)*

    Từ một chuyên viên trong văn phòng của một viện nghiên cứu, chàng trai tuổi đôi mươi Masanobu Fukuoka bỏ ngang xương để trở thành một nhà nông nuôi dưỡng tín điều duy nhất: làm nông theo hình thái tự nhiên.

  • Vlađimia Maiakôvski (1893 - 1930) là nhà thơ đầu tiên ở thế kỷ XX đã cống hiến tài năng lớn lao của mình cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cái vốn thơ dấn thân, say mê và dữ dội của ông, ông đưa nó ra đường phố, hướng về phía quần chúng và biến nó thành "chỉ huy sức mạnh con người".

  • LTS: Dana Gioia là một nhà thơ, nhà phê bình, và thầy giáo hiện ở Mỹ. Ông sinh năm 1950 tại Los Angeles. Ông học đại học Standford và tốt nghiệp M.A về Văn chương Đối chiếu từ Đại học Harvard trước khi làm việc trong ngành kinh doanh. Sau 15 năm làm quản trị thương mại ở New York, ông bỏ chức phó chủ tịch công ty để toàn tâm viết sách và dạy học.

  • Hẳn là đã có rất nhiều người nghe nói đến cuộc tranh luận uyên bác kéo dài hơn 200 năm đề cập đến những bài Xô-nêt của Shakespeare và những cố gắng chưa có kết quả nhằm nhận ra những nhân vật chính trong các tác phẩm, đó là "Người đàn bà sầu thảm" và "Cậu bé dễ yêu".

  • TRẦN PHƯƠNG LINH

    Gunter Grass, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Đức, từng đoạt giải Nobel văn học năm 1999, vừa qua đời ngày 13/4/2015 tại bệnh viện ở thành phố Lubeck-Đức, hưởng thọ 87 tuổi.

  • Triết hiện sinh chia tay với triết học "trừu tượng". Nó quan tâm đến tính chủ thể cụ thể của con người, chứ không phải khái niệm trừu tượng về "chủ thể". Đó là lý do nhiều triết gia hiện sinh (như Sartre, Camus...) chọn hình thức văn nghệ (tiểu thuyết, kịch...) để đến gần hơn với đời sống thực, nói lên những băn khoăn, thao thức, đau khổ và lựa chọn trong "thân phận" làm người.

  • (Vài suy nghĩ nhân đọc thư của các bạn Việt Nam nghe đài Matxcơva)

    IRINA ZISMAN MÔSCƠVINA (Nhà báo Liên Xô)

  • Series hòa nhạc tương tác dành cho trẻ nhỏ dưới tám tuổi Bach Before Bedtime đang nỗ lực xóa bỏ khoảng cách cố hữu giữa nghệ sĩ và khán giả, làm cho môi trường âm nhạc cổ điển trở nên thân mật nhất trong khả năng có thể.

  • Triết học đôi khi được hiểu như là “nghệ thuật sống” và quả thật, điều này đúng. Nhưng cũng có những lý do để tin rằng triết học có thể còn là “nghệ thuật chết”.