Sakharov sống trong một tòa nhà đồ sộ và không mấy vui vẻ ở Matxcơva. Tòa nhà do những tù nhân chiến tranh Đức thiết kế và xây dựng trên những công trường đã bị ném bom suốt thời chiến tranh.
Nhà vật lý Nga Andrei Sakharov - Ảnh: internet
Gian nhà có một hành lang và hai phòng liền nhau. Có cả một chồng thư từ trên chiếc kệ sách kiểu cũ. Chiếc phong bì trên cùng ghi một cách đơn giản: "Viện sĩ Hàn Lâm Sakharov, Matxcơva".
Khuôn mặt của Sakharov không hẳn là đẹp trai đó, là một khuôn mẫu của trí thức Nga, một khuôn mặt bạn dễ nhận ra giữa đám đông.
Để miêu tả tầng lớp trí thức Nga, Chekov đã làm cho họ trở thành những kẻ yếu đuối, tựa như không có xương sống. Nhưng yếu mềm và lịch sự vẫn chưa đủ. Nói đến trí thức Nga còn phải kể đến sự trung thành. Trong chiếc áo khoác màu đỏ thẩm, sơ mi ca rô, quần Jean (vải nội hóa), giày vải cũ mòn, Sakharov vẫn không bao giờ để mất tính chất trí thức Nga. Lúc bạn nói chuyện với ông, ông ta thường hơi ngoảnh đầu sang một bên để bạn hầu như chỉ nhìn ông về một phía. Nhưng bạn có cảm giác rằng ông ta đang lắng nghe, đang tập trung vào điều bạn đang nói. Và bạn sẽ thán phục ông về sự tập trung khả năng hiểu được điều mà bạn muốn diễn tả.
Sự đào luyện một con người không phải chỉ là vấn đề của nền giáo dục, nó còn là vấn đề quan tâm đến kẻ khác và ý thức mạnh mẽ về lòng danh dự.
Sakharov là một kẻ bướng bĩnh, điều ấy vừa có lợi vừa bất lợi. Điều ấy có thể là một sự bất lợi trong cuộc sống gia đình, nhưng nó đã không xảy ra.
Có người đã nói đùa: "Tôi nghĩ rằng những Viện sĩ Hàn Lâm thì không nên ăn mặc như thế". Và ông trả đũa: "Thế anh biết chắc những viện sĩ Hàn lâm nên trông giống thế nào ạ?"
Có điều có thể chắc chắn là Sakharov luôn luôn mệt mỏi.
Một trong những người viết tiểu sử của ông có lần đã cho hay rằng trước lúc ngủ Sakharov không đọc gì ngoài những chuyện trinh thám.
Sự thể không phải vậy. Chúng ta hãy xem xét những kệ sách chất đầy tác phẩm cổ điển Nga đã cũ mòn mà xem - Sách vẫn là một thứ tiêu khiển của gia đình Sakharov. Ngày nay họ còn xem T.V. Họ còn vào thư viện Gorky để bổ sung nguồn thông tin đang thiếu hụt của họ - ngay cả về trận bóng đá. Bây giờ họ xem hầu như tất cả mọi thứ bởi chỉ có một nguồn thông tin duy nhất.
Nhà của họ thường đông đảo khách. Nhưng không phải tất cả mọi người đều chia sẻ cảnh ngộ của ông. Vì vậy, những quan điểm của ông trong bài khái luận "Sự tiến bộ, cùng tồn tại hòa bình và sự tự do tư tưởng" của ông vào năm 1968 đã không được nhiều người phương Đông và phương Tây đồng tình.
Sakharov xem bài khái luận như một bảng tóm lược tư tưởng của nhiều người, bao gồm cả Bertrand Russell, Albert Einstein, Niels Bohr và nhiều nhà khoa học Xô Viết khác. Vào năm 1975, ông tập hợp những tư tưởng của họ trong tập sách "Đất nước tôi và Thế giới". Tất nhiên là có một số điểm tương đồng giữa những điều Sakharov đã phát biểu lúc đó và những điều bây giờ chúng ta đang nói. Nhưng Sakharov không thể tự cho mình là một kẻ ảo tưởng. Ông ta chỉ nghĩ một cách giản đơn rằng một điều gì đó đã giúp ông hội nhập những tư tưởng của quần chúng vào chính sách của chính phủ. Ông miêu tả công cuộc đổi mới như một bước phát triển rộng lớn cho đất nước Liên Xô và cho phần còn lại của thế giới.
Andrei Sakharov đã và vẫn là một người tham gia tích cực vào quá trình ấy.
Ông thường có quan điểm riêng về những gì tạo nên một thái độ tận tụy đối với hành tinh này.
Sau khi đông đảo khách khứa đã ra về. Sakharov tự mình sửa soạn bữa ăn. Nhiều vị khách đề nghị để họ làm công việc đó, để ông có thể sử dụng thời gian vào công việc có ích hơn. Ông đã lịch sự nhưng cương quyết từ chối.
Sau đó có người đề cập đến công việc bếp núc lần nữa:
- Có phải đó là công việc ông thích thú không, thưa ông Andrei? và ông đã trả lời bằng một câu mà không ai đoán trước được:
- Không phải vị khách nào có thể cũng rửa bát một cách tận tụy được.
Tất nhiên không thể nào nói hết về công việc của ông. Những cú điện thoại, những cuộc viếng thăm, những cuộc phỏng vấn, những buổi tham khảo về khoa học. Andrei Sakharov còn là đồng Chủ tịch của tổ chức Quốc tế về sự sống còn và phát triển của nhân loại.
Sakharov thỉnh thoảng cũng nhắc lại những mẩu chuyện đùa cay đắng và điều mong muốn rằng ông có thể trở về Gorky dăm bảy tháng để tập trung cho việc nghiên cứu khoa học. Ông tự xem mình đã lạc hậu so với khoa học và muốn bước nhanh cho kịp. Ông cũng cảm thấy rằng tiềm năng của một nhà khoa học nơi ông chưa hề cạn.
Tiếng tăm đã đè nặng lên vai ông và đôi khi còn làm ông đau khổ.
Cũng như vào những năm 60, Sakharov đang nghiên cứu về những hạt cơ bản và vũ trụ luận trong mối liên hệ nội tại của nó - một lãnh vực nghiên cứu đang phát triển nhanh.
Cho rằng ngày nay số các nhà khoa học cũng nhiều như đối với cả lịch sử nền văn minh, Sakharov tự cho mình là một đốm nhỏ trong thế giới trí thức. Ông buồn lòng vì đã không làm được nhiều hơn và ông xem những năm 1960 là thời kỳ làm được nhiều việc phải của mình, sau đó Sakharov đã phải chọn lựa giữa những hoạt động xã hội và khoa học, ông đã không hối tiếc vì sự lựa chọn hoạt động ấy, mặc dầu khoa học vẫn là tình yêu đầu tiên và duy nhất của ông.
Sakharov thường làm việc đến nửa đêm. Trong những ngày này, ông thường ngồi ở bàn làm việc đến 3 hoặc 4 giờ sáng. Công việc thật vất vả, nhưng ông đã làm được nhiều. Mặc dầu làm việc cật lực, thức ăn hàng ngày của ông cũng đơn giản: Sauerkaut, xúp cải bắp, khoai lang, phó mát và rau.
Sau khi bà vợ đầu của ông mất, Sakharov quyết định ăn mỗi ngày một bữa. Ông đã sống như thế một thời gian. Bây giờ thì ông thích ăn ba bữa. Ông thường ra khu chợ rau cách xa nhà một khoảng đường với hai cái giỏ trên tay.
Ông thường không mấy bận tâm vì những chuyện vặt vảnh trong nhà. Nhưng bà vợ ông, Yelena Bonner, thỉnh thoảng lại sử dụng đến cái búa và cái tuốc nơ vít.
![]() |
Từ trái qua: Yelena Bonner, Sakharov và Sofiya Kalistratova, 1986 - Ảnh: wiki |
Có hai cách giải thích về lần gặp gỡ đầu tiên giữa Bonner và Sakharov. Andrei nói rằng họ đã gặp nhau ở nhà một người bạn vào mùa thu năm 1970. Yelena lại cho rằng họ đã gặp nhau trong một phiên tòa ở Kalyga. Lời giải thích của Yelena có vẻ chắc chắn hơn.
Ngoài ra còn có một cách giải thích thứ ba - xuất hiện trên nhiều tạp chí và trong cả một cuốn sách "bán chạy nhất" - cho rằng Bonner chạy theo Sakharov vì tiền.
Sakharov có nhiều tiền như vậy à? Vâng, đúng thế. Giải thưởng Nhà nước và tiền tiết kiệm của ông ta lên đến 139.000 rúp. Hai năm trước khi gặp Yelena, ông ta đã cống hiến số tiền đó cho Hội Chữ Thập Đỏ và Dự án về trung tâm Nghiên cứu Ung thư ở Matxcơva (bà vợ đầu của ông đã chết vì ung thư).
Gia đình Sakharov có mấy bức tranh. Có một bức là chân dung bà Ruth, mẹ của Bonner, người đã lấy vị Bí thư thứ nhất ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Acmêni và cũng là một ủy viên của Quốc tế Cộng sản, ông Gevork Alikhanov. Alikhanov đã bị bắt vào năm 1937. Ruth cũng bị bắt và sống mấy năm ở trong trại. Bà đã được phóng thích vào năm 1954 và trở về Matxcơva. Ông chồng bà thì không về nữa. Cũng không ai biết số phận của ông ra sao.
Ruth Bonner đã chết một cách yên lành cuối năm ngoái. Bà đã đi ngủ và sáng ra không còn thức dậy nữa.
Trước khi bọn trẻ ra nước ngoài, căn nhà nhỏ chứa đến bảy con người, bây giờ thì lại trong vắng vẻ quá.
Cuốn sách bán chạy nhất viết về Sakharov thì sao? Tác giả cuốn sách đã đến Gorky để phỏng vấn nhà khoa học ấy.
Sakharov đã yêu cầu một bài viết xin lỗi về những sai trái trong tập sách. Tác giả đã từ chối. Sakharov đã phát biểu: "Thật đáng tiếc là ngày nay người ta không được phép đấu súng", và một lần đã đập vào mặt vị khách ấy.
LÊ HÙNG VỌNG
(Theo báo Tin Matxcơva 6-88)
(SH33/10-88)
Người phát ngôn của nhà xuất bản Penguin Random House Canada đã xác nhận tin Alice Munro (1931 - 2024) qua đời ngày 13/5 vừa qua tại quê hương Ontario, Canada. Bà là cây bút truyện ngắn đầu tiên, và cũng là nhà văn Canada đầu tiên đạt giải Nobel năm 2013.
NGUYỄN CHÍ NHÂN
Bài LA MARSEILLAISE đã được ROUGET DE LISLE, sĩ quan công binh đồn trú tại Strasbourg sáng tác ngày 26 tháng tư năm 1792.
A THỊNH (Đài Loan)
Thuở sinh viên, tôi được thầy kể chuyện Hồng Thừa Trù(1). Làm quan cuối thời Minh, ông đã từng nói: "Quân ân tự hải, thần tiết như sơn" (Ơn đức nhà vua mênh mông tựa biển, khí tiết bề tôi vững chãi như non).
Trí óc con người thật là thông minh và tuyệt vời, nhưng ta vẫn chưa thể hiểu nổi nó một cách tường tận. Đôi khi trí óc có thể làm được những điều đáng kinh ngạc.
NANCY REAGAN (Mỹ)
Ai theo dõi những cuộc họp cấp cao, chắc chắn sẽ nói rằng, cuộc gặp gỡ giữa Ronald Reagan và Mikhail Gorbachov tập trung vào hai vấn đề then chốt khác: Quan hệ giữa hai vị nguyên thủ quốc gia và quan hệ giữa hai vị phu nhân của họ.
VŨ THƯỜNG LINH
NGUYỄN THỊ HIỀN LÊ - PHAN LÊ CHUNG
Motoi Yamamoto sinh năm 1966 tại Onomichi, tỉnh Hiroshima, Nhật Bản, là một nghệ sĩ đương đại có niềm đam mê nghệ thuật với sự sáng tạo kết hợp với chất liệu đặc biệt gắn liền với đời sống con người: muối.
ANNIE ERNAUX
Nobel Văn học 2022
ĐỖ QUANG HUY
Năm 2014, một trong những nhà văn vĩ đại nhất nước Pháp, bước ra ánh sáng. Một giờ chiều, ngày mùng chín tháng mười, Stockholm, Viện Hàn Lâm Thụy Điển đưa ra thông báo ngắn gọn: Giải Nobel Văn học 2014 thuộc về Patrick Modiano.
Gia đình gốc người Liban, sinh tại Le Caire, Ai Cập (1920), học tiểu học tại quê nhà, trung học tại Paris, lại trở về Le Caire học Trường Đại học Mỹ ngành báo chí, cùng chồng chuyển sang sống tại Liban năm 1942, định cư tại Paris từ năm 1946, nhập quốc tịch Pháp và sống luôn ở đó cho đến khi qua đời (2011), Andrée Chedid đã bắc nhịp cầu nối liền hai nền văn hóa Pháp và Trung Đông bằng những tác phẩm của mình.
VÕ BÙI LÊ LAM
HÀN GIANG
Tôi thấy một nàng tiên nhỏ buồn bã
Dưới bóng cây giấy
Tôi biết một nàng tiên nhỏ buồn bã
Một đêm bị gió cuốn bay(1)
GÉRARD CHAPUIS
Judith Gautier là nữ văn sĩ Pháp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1845 tại Paris. Bà chết khi đang dàn dựng và trang trí một máng cỏ hang lừa bởi cơn nhồi máu cơ tim ngày 26 tháng 12 năm 1917 tại Saint-Énogat/Dinard, hưởng thọ 72 tuổi.
TÔ NHUẬN VỸ
Ghi chép
AK.DISKINDƠ
(Liên Xô cũ)
Xavêli Đrôdơđốp, một đạo diễn trẻ vừa mới tốt nghiệp trường Đại học sân khấu đến thành phố Dakơpersk để nhận công tác tại nhà hát kịch địa phương. Anh đến đây với những ý định dũng cảm, những kế hoạch đầy hứa hẹn và niềm hy vọng tràn trề.
LƯƠNG DUY THỨ
(Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Quách Mạt Nhược 1892-1992)
Nói đến văn học Trung Quốc hiện đại không thể không nhắc đến Lỗ Tấn, Quách Mạt Nhược, Mạo Thuẫn, Tào Ngu, Ba Kim v.v.. Quả vậy, Quách Mạt Nhược là lão gia lớn đứng ở vị trí thứ hai sau Lỗ Tấn.
HOÀNG LONG
Khi sáng tác văn chương hay một tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sỹ luôn muốn tác phẩm mình tạo ra sẽ hay để đời.