1. Nói tới Huế, không thể không nhắc tới sông Hương. Sông Hương, dòng sông mang cái tên dịu dàng ấy gắn liền miền đất cố đô, là một phần của Huế. Thật khó có thể tưởng tượng Huế không có sông Hương. Ấy là nói vậy thôi chứ đương nhiên sông Hương là dòng sông của Huế, sông Hương là một phần của Huế; và sông Hương cũng là Huế.
Suốt mấy trăm năm, sông Hương chảy qua trước kinh thành Phú Xuân, hay nói cách khác; toà thành của nhà Nguyễn – vương triều phong kiến cuối cùng được xây dựng trên một bố cục tổng thể hài hoà với thiên nhiên theo những nguyên tắc của Dịch học; mà ở đó dòng sông có ảnh hưởng lớn. Sông Hương đã tạo nên gương mặt của cả kinh thành Phú Xuân; và trải qua bao biến cố trầm luân của lịch sử, sông Hương cũng vẫn tạo nên vóc dáng của thành phố Huế bây giờ. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, thì sông Hương là một yếu tố quan trọng trong quy hoạch thành phố Huế.
Sông Hương chia thành phố Huế làm đôi: bờ bắc và bờ nam. Bờ bắc là kinh thành cổ xưa, là lầu son gác tía, là những kiến trúc rêu phong in dấu thời gian… của một thời vang bóng. Bờ nam là phố mới, là đô thị mới, là sức sống, là sự phát triển… Một bên là quá khứ, là tĩnh lặng; một bên là hiện tại và tương lai, là những âm thanh sôi động. Đôi bờ sông, như thể hai sự đối lập, nhưng lại vẫn hài hoà, tương hỗ, tôn cao lẫn nhau; không lấn át nhau. Ở giữa là dòng sông, với những gợn sóng, những gợn sóng bao đời của dòng sông êm ả.
2. Năm 1897 (tức năm Thành Thái thứ 9), cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương được chính quyền Pháp ở Trung kỳ cho xây dựng ở phía tả kinh thành, và hoàn thành sau hai năm xây dựng – năm 1899 (năm Thành Thái thứ 11). Cây cầu thép đã có nhiều tên và cuối cùng được gọi là cầu Trường Tiền ấy; là một trong những cây cầu thép được xây dựng đầu tiên ở Đông Dương, và nhiều tuổi hơn cả cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội – vốn nổi tiếng là một cây cầu thép quy mô, lớn nhất Đông Dương và châu Á bấy giờ (1899 – 1902).
Sông Hồng vốn là một con sông dữ dội, sông Hương êm đềm hơn rất nhiều. Cầu Long Biên dài 1.682m, gấp hơn bốn lần chiều dài cầu Trường Tiền (401m), cầu Long Biên có 19 nhịp, cầu Trường Tiền sáu nhịp (mà dân gian vẫn quen gọi ngược cho thuận vần trong câu ca dao là “6 vài 12 nhịp” – thực chất là “6 nhịp 12 vài”). Không rõ vì lý do kết cấu xây dựng, hay đơn giản là ý đồ sáng tạo trong tạo hình của những tác giả thiết kế; mà hình dáng cầu Long Biên ở Hà Nội có góc cạnh, mạnh mẽ, khoẻ khoắn… còn hình dáng cầu Trường Tiền ở Huế lại dịu dàng, mềm mại, điệu đà…
Dẫu thế nào thì hình ảnh cầu Trường Tiền với những vòm cong soi bóng xuống dòng sông đã trở thành một nét đẹp không phai, một biểu tượng, in dấu trong lòng người dân xứ Huế và cả những người yêu mảnh đất cố đô. Sau này, trên phạm vi thành phố Huế có những cây cầu khác lớn hơn bắc qua sông Hương như cầu Phú Xuân, cầu Chợ Dinh, và gần đây nhất là cầu Dã Viên; thì cầu Trường Tiền vẫn là tâm điểm số một. Trường Tiền như một món trang sức dành riêng cho dòng sông thơ mộng.
Phải chăng những nhịp cầu cong cong chính là những gợn sóng sông Hương?
|
|
|
|
Ảnh trên trái: Mái chợ Đông Ba. Ảnh dưới trái: Mái khối sảnh khán đài sân vận động Tự Do. Ảnh phải: Khối giảng đường trường đại học Sư phạm. Ở góc nhìn này cho thấy sóng mái "lượn"cả trên mặt bằng. |
3. Kiến trúc sư tài danh Ngô Viết Thụ, người con xứ Huế cũng đã để lại nhiều công trình ở mảnh đất quê hương, trong đó có những công trình nằm ngay bên dòng sông êm ả. Những công trình của ông đều mang dấu ấn kiến trúc hiện đại, nhưng lại chắt lọc những gì tinh tế nhất của kiến trúc và văn hoá truyền thống. Sáng tạo kiến trúc trong một bối cảnh không thuận lợi, nhưng dường như những thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ vượt qua những rào cản chính trị – xã hội đương thời, để trở thành những tác phẩm có giá trị bền vững. Những công trình ở Huế của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ.
Phải chăng những gợn sóng sông Hương là nguồn cảm hứng cho những đường nét kiến trúc nhấp nhô ở lớp mái? Hay cũng có thể là những nhịp cong của cầu Trường Tiền được kéo dài ra mãi? Có lẽ đó không chỉ là một cảm hứng đơn thuần, đơn lẻ mà trở thành một nguyên tắc tạo hình có tính hệ thống. Những công trình nằm bên sông như khách sạn Hương Giang, khách sạn Century, viện đại học Huế (nay là trường đại học Sư phạm Huế) là những khối nhà trải dài, đều mang những gợn sóng nhấp nhô trên mái; thậm chí cả trên cổng. Điều rất thú vị ở những “gợn sóng mái” này được tạo hình nhấp nhô trên cả mặt đứng lẫn mặt bằng; và vì vậy, dù đứng ở bất kỳ đâu, xa hay gần, thấp hay cao thì vẫn cảm nhận được những gợn sóng, như đang chuyển động, hoà cùng dòng sông.
Đó như một nét riêng độc đáo, một phong cách tác giả, thể hiện một sự nhất quán, kiên định; và cũng thể hiện một tư duy kiến trúc có chiều sâu của những bậc thầy!
4. Cầu Trường Tiền đã soi bóng trên dòng sông Hương hơn một trăm năm, vắt qua ba thế kỷ, qua bao thăng trầm lịch sử. Còn sông trôi đã mấy ngàn năm? Những con sóng cứ miên man, những gợn sóng nhấp nhô vô tận theo cả không gian và dòng thời gian… Và chắc cũng vì lẽ đó, hình ảnh những con sóng, những gợn sóng như một nét riêng của kiến trúc Huế. Gợn sóng và dòng sông trở thành một niềm cảm hứng sáng tạo, trở thành một hình tượng biểu đạt, một đối tượng khai thác của chủ nghĩa hình thức.
Có thế đó là một điều thú vị, rất riêng, rất đẹp và tinh tế; đôi khi cũng có thể như một sự ngộ nghĩnh đầy đáng yêu. Hình ảnh những gợn sóng được nhắc lại như một điều dễ hiểu. Những gợn sóng ở mái nhà, mái sảnh, mái cổng… tạo nên những nét cong mềm mại, gợi cảm giác dàn trải và bình lặng – nhưng không tẻ nhạt. Những công trình cũ hay mới xây gần đây; to hay nhỏ đều có thể có hình ảnh những gợn sóng. Có cảm giác rằng, đưa được những con sóng vào công trình, lên mái nhà chính là một niềm tự hào. Đó có thể là những gợn sóng ở sông, đó có thể là vòm cong của những nhịp cầu, và đó cũng có thể chính là “phiên bản” mái của KTS Ngô Viết Thụ. Dù nguồn gốc có thế nào, thì đó vẫn là một nét riêng đáng nhớ, đáng trân trọng.
Đó là Huế, những gợn sóng sông Hương!
BÀI & ẢNH: KTS NGUYỄN TRẦN ĐỨC ANH
Mái sóng ở khách sạn Century – thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ.
|
|
|
Ảnh phải: Cổng trường đại học Sư phạm – thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ. Ảnh trái: Mái sảnh công trình Nhà sách, chỉ với một nét cong – một gợn sóng. |
Theo sgtt.vn
Chiều ngày 26/3, tại phòng triển lãm trường ĐH Nghệ thuật Huế (10 Tô Ngọc Vân) Hội Mỹ thuật phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT, Chi Hội Mỹ thuật Việt Nam tại TT Huế, trường ĐH Nghệ thuật Huế đã tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Trẻ” lần III năm 2018.
Sáng 17/3, Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải qua đời tại nhà riêng ở huyện Củ Chi, TP HCM, hưởng thọ 85 tuổi.
Sáng ngày 11/3, tại thành phố Huế, Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam, Họ Đặng Việt Nam và Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo “Danh nhân Đặng Huy Trứ - Người khai lập ngành nhiếp ảnh Việt Nam. Hội thảo diễn ra nhân kỷ niệm 65 năm ngày Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2018).
Chiều ngày 10/3/2018, tại ngôi nhà thờ họ Đặng thuộc làng Thanh Lương, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, thành phố Huế, Hội NSNAVN phối hợp cùng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Việt Nam (Bộ VHTTDL), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội đồng Họ Đặng Việt Nam và Họ Đặng làng Thanh Lương, Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Dâng hương tưởng niệm Danh nhân Văn hóa Đặng Huy Trứ.
Tháng ba hơi xuân còn nồng. Những cánh đồng hoa mênh mang và trên những đồi hoang vẫn rực sắc màu ngỡ như mùa xuân mới chỉ bắt đầu. Ra xuân cũng là lúc trời đất giao hòa thanh khiết, quãng thời gian nảy nở của lộc chồi ý tưởng sáng tạo, cũng là tháng đậm đầy tính nữ. Đó là điều mà bạn đọc sẽ cảm nhận ở Sông Hương số này.
THÁI KIM LAN
“Tết” đối với tôi hồi trẻ thơ hình như luôn gắn liền với chữ “mới”. “Năm mới”, như bà tôi thường bảo khi tháng chạp đã nghiêng, ánh nắng pha màu trăng lấp ló bên kia sông, kéo lên đỉnh núi Kim Phụng từ đồi Hà Khê. Ấy là lúc nắng “mới” lên, sau mấy tháng mưa dầm lê thê. Một buổi sớm mai còn ngái ngủ trong mùng, nghe bà nói vọng sang bên gian chái phía tây, dặn dò mấy bác sửa soạn lá dong, lá chuối, đong nếp, chuẩn bị mứt món đón Tết, mừng năm mới.
Vào lúc 9h00, ngày 8/2, tức 23 tháng Chạp năm Đinh Dậu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức nghi lễ tái hiện lại sự kiện Thướng tiêu (tục gọi, dựng cây nêu) tại Thế Miếu, Đại Nội Huế.
Mới đây, vào ngày 31/1/2018 sau phẫu thuật lần 1, nhà thơ Nguyễn Miên Thảo tiếp tục phải nhập viện lần thứ 2 tại Khoa Xương Khớp - bệnh viện Thống Nhất do nguyên nhân căn bệnh gút đã biến chứng nặng và vết thương trong lần phẫu thuật đầu tiên đã tái phát lại.
Bài viết mở đầu cho số báo Tết “Nhớ mùa xuân năm ấy” là góc suy tưởng nhân văn khơi gợi lòng tri ân với những cống hiến của lớp người mở lối cho hòa bình: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân - 1968 đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau niềm tự hào sâu sắc”. Đây cũng là dịp chúng ta ngẫm lại những bài thơ chúc Tết hào sảng của Bác Hồ, vang lên trong thời khắc cần hơn cả một sự hối thúc giành lại mùa xuân cho đất nước.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968 ở Huế đi vào lịch sử dân tộc như bản anh hùng ca. Cuộc Tổng tiến công mở ra một bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhân kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân - 1968, Sông Hương giới thiệu những trang viết ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng, đó vừa là những hồi ức khó quên, vừa góp thêm những tư liệu mới để hiểu sâu hơn về thế trận nhân dân.
Mảng sáng tác trong Số đặc biệt 27 kỳ này giới thiệu đến bạn đọc dòng thơ văn nhiều sinh khí, cảm hoài miên man về vùng đất Phú Xuân (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) - xã kinh tế mới của bà con người Huế, gợi lại từng ngăn ô ký ức của những người con cố xứ từng sống, từng qua đây và lần trở lại lưu luyến khôn cùng.
Dòng chảy văn học nghệ thuật trên Sông Hương đang trôi qua một vòng với 12 số báo thường kỳ và 4 số đặc biệt. Một năm với nhiều dấu ấn trong dòng chảy văn hóa Huế có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa - lịch sử của đất nước. Chính vì vậy Ban Biên tập hướng đến thực hiện theo chuyên đề với những bài viết của các nhà nghiên cứu cùng những tư liệu mới đã để lại dấu ấn đậm nét, là nguồn tham khảo cho độc giả về sau. Đó là: Chuyên đề 100 Nam Phong tạp chí, Chuyên đề Cụ Huỳnh Thúc Kháng và báo Tiếng Dân.
Nobel văn học 2017: Sự trở về với những nỗi niềm nhân bản. Những tác phẩm của tiểu thuyết gia Kazuo Ishiguro đã “khai mở vực sâu khôn cùng trong sự kết nối bằng cảm quan bồng bềnh của chúng ta với thế giới”. Sơ khảo giải Nobel văn học từ năm 2010 đến nay, phần nào cho thấy sự sống dậy của chủ nghĩa hiện đại, cũng là sự sống dậy của chủ nghĩa siêu hiện đại “sau mối hoài nghi kinh niên của hậu hiện đại về một tinh thần thời đại/siêu tự sự”. Đó đồng thời cũng là dòng chảy âm thầm và mãnh liệt của tính nhân bản - một yếu tố cốt tủy vĩnh hằng của nghệ thuật mà thời đại “văn minh” dường như đang làm tan loãng nhạt nhòa để tiếp sức cho sự lên ngôi của những giá trị vật chất phủ lên chiều tâm linh mầu diệu hun hút dự sẵn trong mỗi con người.
Tháng Mười trở về trong hơi thu với lá vàng buông mình trong gió. Cuộc hiến dâng của những trái tim nhạy cảm vang lên diệu âm của nỗi buồn và một phần nhỏ nhoi bí mật đàn bà. Những vần thơ của các tác giả nữ trên ba miền trong số báo tháng 10 gửi vào hư vô lời tự trầm day dứt và ẩn sâu trong nó là những câu hỏi không thể trả lời.
Những trang thơ đượm hơi thở biển khơi và rừng núi trong số này, được sáng tác từ các chuyến đi thực tế trong mùa hè vừa qua ở biển Vinh Hiền và rừng A Lưới, sẽ là những trang thơ đẹp do các cây bút từ Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế chuyển đến.
Kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, mở đầu cho số báo này là bài viết: “Cuộc gặp gỡ giữa hai danh nhân văn hóa”, nêu sự kiện trở thành dấu son của lịch sử nước nhà: Trước lúc lên đường sang Paris với vai trò là thượng khách của chính phủ Pháp, Hồ Chủ tịch đã tin tưởng ủy thác, giao Quyền Chủ tịch Nước cho cụ Huỳnh Thúc Kháng gánh vác với phương châm xử thế “dĩ bất biến ứng vạn biến” giữa thời đoạn đất nước trước hiểm họa “ngàn cân treo sợi tóc”... Điều đáng lưu ý nữa là nhân trong bài viết này, tác giả Dương Phước Thu đã sưu tầm được tác phẩm cuối cùng của nhà báo, liệt sĩ Thúc Tề đăng trên tờ Quyết Thắng số 56 ra ngày 20/7/1946, nhan đề BUỔI DIỆN KIẾN ĐẦU TIÊN GIỮA CỤ HỒ CHỦ TỊCH VÀ CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG. Sông Hương giới thiệu nguyên văn bài báo quan trọng này đến bạn đọc.
Thừa Thiên Huế trong Cách mạng Tháng Tám mang một tầm quan trọng đặc biệt. Chính quyền về tay nhân dân, Ủy ban Nhân dân Cách mạng Lâm thời ra đời, triều đại phong kiến tan rã… Bài viết “Tháng Tám vùng lên Huế của ta” nhắc lại những mốc son chói sáng trong dịp kỷ niệm cuộc cách mạng có tác động lớn đến ý thức cách mạng của quần chúng; đây cũng là dịp gợi nhắc chúng ta nhớ đến những tác phẩm văn học đầy hào khí được sáng tác trong “Ngày hội non sông” và cả sau này.
Đang là những ngày hướng đến kỷ niệm dấu ấn giá trị văn hóa của một tờ báo lừng lẫy, Sông Hương tổ chức chuyên đề “100 năm Nam Phong tạp chí”. Chuyên đề nhấn mạnh đến các giá trị văn hóa, những đóng góp lớn của Nam Phong tạp chí vào sự chuyển hướng văn hóa, văn học Việt Nam đầu thế kỷ: cổ súy cho nền văn học mới từ bước khởi đầu; đóng góp về mặt ngôn ngữ trong khai triển ý niệm tiếp nhận văn minh phương Tây, trong nghiên cứu khoa học… qua sự phổ biến và sáng tạo thêm chữ quốc ngữ, đẩy tới một bước mới sự tiến bộ của câu văn xuôi tiếng Việt - văn xuôi nghệ thuật và văn xuôi nghị luận, tranh biện…
SHO - Sáng ngày 4/7, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị triển khai và phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật - thời sự về giai cấp công nhân Công đoàn Thừa Thiên Huế.
Kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 năm nay, Tạp chí Sông Hương giới thiệu đến quý bạn đọc một số tư liệu vừa tìm thấy liên quan đến tuần báo Sông Hương cả hai thời kỳ: thời kỳ do Phan Khôi làm chủ bút và thời kỳ Sông Hương tục bản do Nguyễn Cửu Thạnh quản lý.