Kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 năm nay, Tạp chí Sông Hương giới thiệu đến quý bạn đọc một số tư liệu vừa tìm thấy liên quan đến tuần báo Sông Hương cả hai thời kỳ: thời kỳ do Phan Khôi làm chủ bút và thời kỳ Sông Hương tục bản do Nguyễn Cửu Thạnh quản lý.
Các tư liệu như quyết định số 3120 ngày 3/6/1936 của Toàn quyền Đông Dương cho phép xuất bản Sông Hương tuần báo; Báo cáo mật số 2154 ngày 1/7/1937 của Giám đốc Sở Cảnh sát Trung Kỳ gửi Khâm sứ Trung kỳ về tuần báo Sông Hương; Quyết định đình bản tuần báo Sông Hương (số 1437 ngày 11/10/1937 của Toàn quyền Jules Brévier)… cho thấy: đã có một thời kỳ tuần báo Sông Hương đã mang sứ mệnh trung tâm vận động quần chúng trong phong trào đấu tranh dân chủ. Việc giới thiệu báo “Reo” - tờ báo văn nghệ và trào phúng của Liên đoàn Văn hóa Cứu quốc Thừa Thiên, sẽ khiến độc giả thích thú, và cũng sẽ có nhiều người đặt dấu hỏi: tại sao ngày xưa Huế có các tờ báo trào phúng, mà ngày nay thì thiếu vắng…
Cùng trên số báo này, chuyên đề “Kiến trúc Pháp ở Huế” hy vọng sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin tổng quan, một số tư liệu liên quan cũng như các ý kiến đề xuất từ các nhà chuyên môn, nhằm đóng góp cho việc nghiên cứu và hoạch định chính sách bảo tồn, phát huy di sản kiến trúc Pháo về sau.
Nhân kỷ niệm 110 năm phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT), bài “Nghĩ thêm về Đông Kinh Nghĩa Thục” đã có những phản biện chuẩn xác trước các ngộ nhận trước đây, nhất là quan điểm cho rằng: Phong trào Duy Tân ở miền Trung và miền Nam do tiếp thu thêm ảnh hưởng của ĐKNT mà mở rộng thêm kinh doanh thương nghiệp… Thực tế không hẳn là như vậy, bởi các doanh thương mà quan điểm đó đưa ra, phần lớn đều xuất hiện trước khi phong trào ĐKNT. Nhận thức lịch sử có thể là nhận thức khách quan hay không luôn là câu hỏi lớn đặt ra cho mọi thời đại sử học. Nhưng nhìn nhận lịch sử, đối tượng nhận thức của sử học là một hiện thực đã diễn ra trong quá khứ, chỉ xảy ra một lần và không lặp lại, vì vậy rất cần đến khoa học so sánh và đối chiếu…
Những sáng tác, những bài viết về ký ức cuộc đời trên dặm dài lịch sử, dặm dài bước chân rong ruổi đó đây… chắc chắn sẽ đem đến nhiều cảm xúc cho bạn đọc trong những ngày nắng hạ mênh mông…
Ban Biên Tập
MỤC LỤC:
*Kỉ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam:
- Báo chí Huế đầu thế kỷ XX: TUẦN BÁO SÔNG HƯƠNG - THANH BIÊN
- Sông Hương tục bản và cuộc đấu tranh nghị trường - NGUYỄN KỲ
- REO - Tờ báo văn nghệ và trào phúngcủa Liên đoàn VHCQ Thừa Thiên -DƯƠNG PHƯỚC THU
*Nhân 110 năm ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC (1907 - 2017):
NGHĨ THÊM VỀ ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC - TRẦN VIẾT NGẠC
*50 năm ngày mất Giáo sư Đặng Văn Ngữ:
Chuyến đi cuối cùng của cha tôi - ĐẶNG NHẬT MINH
*Truyện ký:
- Ngài đội Cóc - NGUYỄN VĂN UÔNG
*Tạp bút:
- Nghe đêm - NGUYÊN HƯƠNG
*Bút ký:
- Hành hương miền đất thánh - VÕ QUÊ
*Thơ: NGUYỄN HOÀNG THỌ- PHÙNG TẤN ĐÔNG - NHƯ QUỲNH PRELLE - HOÀNG VÂN KHÁNH * HOÀNG THU PHỐ - NGUYỄN TÂN DÂN - NGUYỄN THỊ NAM - ĐỖ QUYÊN - HÀ VĂN SĨ
-Vừa khóc, vừa mơ, vừa vẽ - NGUYỄN HÀNG TÌNH
*Chuyện ít ai biết:
- Năm 1935, Việt Nam đã có người tự chế thành công chiếc máy bay - HƯƠNG CẦN
*Chuyện mấy lối:
- CHUYỆN Ô NHIỄM Ở CHỢ ĐÔNG BA TRÊN BÁO HUẾ NGÀY XƯA - NGUYỄN HOÀNG THẢO
*CHUYÊN ĐỀ KIẾN TRÚC PHÁP Ở HUẾ:
- KIẾN TRÚC KHU PHỐ TÂY Ở HUẾ THỜI PHÁP THUỘC - PHAN THUẬN AN
- ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC PHÁP TẠI HUẾ - NGUYỄN NGỌC TÙNG *NGUYỄN THỊ MINH XUÂN * LÊ NGỌC VÂN ANH
- MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU PHỐ TÂY Ở HUẾ THỜI KỲ PHÁP THUỘC - NGUYỄN VŨ MINH - NGUYỄN VĂN THÁI
- BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN TRÚC PHÁP Ở HUẾ TRONG ĐỜI SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI - TRẦN VĂN DŨNG
*Kỷ niệm 100 năm Trường Đồng Khánh: Nữ hiệu trưởng cuối cùng của trường Đồng Khánh - BÙI KIM CHI
- “Văn chương đích thực là một cõi vô biên giới...” NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
- DẤU ẤN DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN - MỘC MIÊN
*Huế muôn phương:
- Người giữ màu tím Huế ở Đồng Nai - ĐÀO SỸ QUANG
*BÌA 2 : KIẾN TRÚC BAOQUE CỦA PHÁP - KHẢ HÂN
*Tranh bìa: “HUE ANNAM” (1886) của họa sĩ GASTON ROULLET
TG (tổng hợp)
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định về việc tổ chức "Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam" lần thứ ba - Huế 2025.
Dự kiến, số đơn vị cấp phường xã sẽ giảm đáng kể sau khi kế hoạch sáp nhập được thực hiện trong thời gian tới. Ngoài giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, việc sáp nhập còn tạo ra nguồn động lực mới đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh tế.
Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024.
Ủy ban nhân dân thành phố Huế vừa ban hành Kế hoạch khai chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.
Sáng 13/4, Trường Đại học Luật - Đại học Huế đã long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (2015-2025), đánh dấu 68 năm xây dựng và phát triển (1957-2025). Nhân dịp này, trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Tối 9/4 tại Nhà hát sông Hương (TP Huế), Bộ Công an tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân lần thứ XIII năm 2025 khu vực 3.
Theo kết quả tại Hội nghị công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 được Bộ Nội vụ tổ chức vào sáng ngày 6/4, thành phố Huế tăng 17 bậc về chỉ số SIPAS và nằm trong Top 10 cả nước về chỉ số PAR Index.
Ngô nương mạc xướng tiêu tiêu khúc Thử khứ Giang Nam hựu vạn trùng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có thông báo về việc để quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone.
Biết đâu nguồn cội như một khúc du ca phiêu bồng cất lên giữa những câu chuyện kể hoài kể mãi. Tại Gác Trịnh, vào chiều tối ngày 01/04/2025 đã diễn ra một đêm nhạc tưởng nhớ 24 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.
Kinh tế Huế đang có những bước phát triển đột phá khi 3 tháng đầu năm 2025, chỉ số GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - cán đích 9.9%. Tiếp đà này, dự báo tốc độ phát triển KTXH của Huế sẽ vượt xa dự đoán 8%, hứa hẹn chạm mốc 2 con số.
Sáng 26/3, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).
Tối ngày 25/3, tại sân khấu bán thực cảnh ven sông Hương đã diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”.
Hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế động thổ, khởi công và khánh thành, nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương. Sau khi chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, Huế khởi sắc về nhiều mặt, nhất là kinh tế và du lịch.
Sáng 24/3, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (Nay là thành phố Huế) (26/3/1975 - 26/3/2025).
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 với chương trình nghệ thuật có Chủ đề: “Lời tự tình dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 tại sân khấu bờ Sông Hương phía trước trường Quốc Học (12 Lê Lợi, TP Huế).
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025), nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được động thổ, khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
Sáng ngày 17/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Đảng bộ các cơ quan Thành phố Huế đã tổ chức công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hội đồng nhân dân Thành phố Huế nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do Phó bí thư Thường trực Thành ủy Huế Phạm Đức Tiến chủ trì.