Giữ lấy nếp làng

14:57 23/09/2011
Trong những năm gần đây, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo nên sự trù phú cho nhiều làng quê Việt. Tuy nhiên, song hành với đó bản sắc văn hóa làng Việt đang bị mai một dần; nếu không có giải pháp gìn giữ thì những làng quê truyền thống, những nếp làng xưa sẽ chỉ còn trong ký ức.
[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Ở góc độ nào đó, có thể khẳng định, nông thôn nước ta vài năm trở lại đây đã có những bước chuyển mình đáng kể. Đó là sự chuyển mình về đời sống kinh tế, cơ sở hạ tầng, đặc biệt người dân có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin, nâng cao trình độ tri thức. Hệ thống phát thanh, truyền hình đã giúp người dân cập nhật thông tin, thưởng thức các chương trình văn hóa nghệ thuật có chất lượng... Điện, đường, trường, trạm khang trang, sáng sủa khắp nẻo đường làng... Tuy nhiên, đằng sau sự phát triển như thế những người từng sinh ra và lớn lên từ làng quê vẫn đau đáu trong lòng khi nông thôn đang đánh mất dần đi bản sắc của mình từ nếp sống cho đến kiến trúc làng quê.

Nguồn: channelvn.net

Thực tế đã nhiều năm nay, đi tìm cho làng quê Việt một mô hình phát triển nhằm giữ hồn cốt của nó vẫn đang được các cơ quan chức năng thực hiện. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, việc thực hiện vẫn chỉ dừng ở vài nét chấm phá và xây dựng mô hình theo kiểu “quyết toán kinh phí đề án”. Bởi bất cập lớn nhất lại chính là quy hoạch nông thôn vẫn đang ở mức “dò đường”. Nhắc đến vấn đề này, người ta lại nhớ đến người kỹ sư tài danh Hoàng Như Tiếp từng thành công khi thiết kế Khu Tam Thiên Mẫu ở Hưng Yên. Mặc dù công trình đã được thiết kế cách đây 40 năm nhưng đến giờ vẫn được coi là hình mẫu lý tưởng. Một “hương trấn” của Trung Quốc tại nước ta. Tuy nhiên, với nhiều lý do mà mô hình chưa được hoàn thiện và từ đó đến nay mô hình nông thôn dẫu được nhắc đến nhiều song vẫn chưa có một mô hình nào thống nhất. Chính vì lẽ đó, bộ mặt nông thôn dù đã thay da đổi thịt nhưng cảm nhận chung vẫn là sự “lủng củng” về kiến trúc. Hình ảnh một kiến trúc nhà vài ba tầng độ xộ, cổng kín tường cao bên luỹ tre làng dường như không là điều lạ lẫm. Ngay như Làng cổ Đường Lâm thực tế vẫn đang diễn ra. Sự phá vỡ kiến trúc làng quê đối với không ít người dân như lẽ thường tình chỉ vì họ có nhu cầu ở nhà rộng hơn, thuận tiện hơn...

Nhiều người con xa quê khi trở về làng trong lòng vô cùng tiếc nuối khi những nét đặc trưng làng Việt đã biến mất. Quá trình đô thị hóa đã làm cho kiến trúc làng Việt bị phá vỡ, biến dạng. Những làng lúa, làng hoa ngày ấy, giờ là những khu đô thị, khu chung cư cao tầng đông người; nhiều nơi không còn tìm đâu ra cây đa giếng nước mái đình… Những con đường làng ẩn mình dưới luỹ tre xưa đã được thay bằng con đường bê tông phẳng lỳ, nhà cao tầng đua chen mọc san sát bên đường. Trước đây, ở làng quê, mỗi nhà chỉ cách nhau cái “giậu mồng tơi”, rất dễ tìm đến nhau để chia sẻ, giờ được ngăn cách bằng tường cao, tình làng nghĩa xóm cũng theo đó mà nhạt dần. Nhiều làng quê vùng ven đô, do giá đất lên cao ngất ngưởng nhiều gia đình đua nhau bán cả đất vườn, theo đó những làng nghề truyền thống “vang bóng một thời” cũng vì thế mà biến mất.

Bên cạnh đó, nếp sống làng quê nay cũng đã có nhiều thay đổi. Nét đẹp văn hóa làng xưa là tính cố kết cộng đồng. Người làng, người quê thường chân chất, mộc mạc nhưng trọng nghĩa, trọng tình, “tối lửa tắt đèn” có nhau... Thế nhưng khi nông thôn thay đổi thì nếp làng và tình làng nghĩa xóm cũng ít nhiều phai nhạt. Ảnh hưởng của lối sống Tây hóa mô hình gia đình đa thế hệ ở nông thôn cũng đang mất dần. Nhiều làng quê nghèo giờ rơi vào cảnh đìu hiu thiếu vắng người trẻ tuổi, phụ nữ. Chủ yếu là người già, trẻ con nương tựa vào nhau. Một cuộc sống như thế rất khó duy trì nếp sinh hoạt gia đình, dòng tộc như xưa…Và hơn thế, các sinh hoạt văn hoá cộng đồng ngày càng thưa vắng hoặc mai một dần và tệ nạn xã hội đang có xu hướng thâm nhập vào các tầng lớp dân cư nông thôn...

Đành rằng, khi xã hội phát triển, nông thôn cũng thay đổi để thích nghi thời cuộc mới. Song để sự phát triển đó không mang tính tự phát, phá vỡ nét đẹp truyền thống của làng quê rất cần sự vào cuộc của các nhà quản lý, hoạch định chính sách. Từng có ý kiến cho rằng, để bảo vệ làng Đường Lâm, di tích lịch sử đã có vài trăm tuổi tại sao chính quyền và cơ quan chức không quy hoạch bên cạnh đó một ngôi làng mới liên thông với làng cổ. Qua đó, người dân vừa bảo tồn được làng cổ vừa đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Hơn thế, họ còn có thể tận dụng làng cổ để làm du lịch tốt hơn, tạo thu nhập ổn định thường xuyên cho người dân.

Làm gì để vừa xây dựng văn hoá mới vừa giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hôm nay? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời…Thiết nghĩ, có lẽ một trong những điều cần quan tâm nhất là phải có một quy hoạch tổng thể về kiến trúc và không gian văn hóa làng... Hy vọng với việc triển khai thực hiện tổng thể Đề án “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” sẽ tạo ra nhiều đổi thay cho nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và nhất là sẽ gìn giữ, dung dưỡng những nét đẹp văn hoá của làng quê Việt.

Theo Đinh Loan – DBND






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Có khi nào bạn lúng túng khó xử khi trong nhà có quá nhiều sách? Sách tự mua. Sách được tặng. Sách tự làm ra. Sách của ngày xưa. Sách mới bây giờ. Theo năm tháng, sách trong nhà cứ chất chồng lên mãi...

  • Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…

  • Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.

  • Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn…

  • Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.

  • Kết thúc loạt bài này, chúng tôi mong muốn, những nhận thức về văn hóa ngày càng hoàn thiện tiến gần đến giá trị cốt lõi nhất của văn hóa: Hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.

  • Hiện nay, nguy cơ mai một giá trị truyền thống làng xã rất lớn, ở cả chiều rộng và chiều sâu. Việc bảo tồn các giá trị di sản trong quá trình quy hoạch không gian kiến trúc làng không thể chậm trễ và trì hoãn. Trong đó, bảo tồn thích ứng và phát triển tiếp nối là phương thức mà giá trị tinh thần của di sản được kế thừa, hoàn thiện.

  • Chỉ đạo nghệ thuật được ví như người giữ lửa, bảo đảm khuynh hướng nghệ thuật, phong cách sáng tạo của đơn vị. Tuy nhiên, nhiều nhà hát của Hà Nội đang thiếu đội ngũ chỉ đạo nghệ thuật tài năng, chuyên nghiệp, dẫn tới sáng tạo ít mang tính đương thời, chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao có thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác.

  • Mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây... từng mang lại niềm vui cho biết bao đứa trẻ mỗi độ Tết Trung thu. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này liệu có cần thay đổi để đáp ứng thị hiếu trẻ nhỏ “thời 4.0”?

  • Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.

  • Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.

  • Năm 2018, cải lương đánh dấu sự xuất hiện đúng 100 năm trên mảnh đất Nam bộ. Ngoài vở diễn “Thầy Ba Đợi” tri ân người khai sáng bộ môn nghệ thuật này, bộ phim “Song Lang” cũng ra mắt công chúng để góp thêm tình yêu cho khán giả hôm nay đối với loại hình sân khấu độc đáo trong tâm thức cư dân mở đất. Con đường đã qua của cải lương rất nhiều thành tựu, nhưng con đường phía trước của cải lương cũng không ít thử thách!

  • Dù còn nhiều khó khăn nhưng giới bạn đọc đang dần tiếp cận và sử dụng những sản phẩm trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để có thể thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin hữu ích. 

  • Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.

  • Mong muốn nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn lại các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, ngày 8-8, Ỷ Vân Hiên với đội ngũ các bạn trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cùng với lòng nhiệt thành, sức sáng tạo mạnh mẽ đã ra mắt tại Hà Nội.

  • Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành xuất bản đã gây được tiếng vang trong xã hội với nhiều cuốn sách có nội dung tốt, mang tính thời sự... Số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung có giảm so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

  • Tiếp bước sự sáng tạo với sơn mài của các bậc thầy thời kỳ hội họa Đông Dương, ngày nay nghệ thuật sơn mài đương đại vẫn kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả nghệ thuật, nhiều sáng tạo cũng gây tranh luận.

  • Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh. Thế nhưng, bên cạnh niềm vinh dự thì những danh hiệu cũng đang tạo ra nhiều sức ép không nhỏ với các nhà quản lý văn hóa trong công tác quảng bá, bảo tồn và phát triển.

  • Tuồng là môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở đó việc bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng đang là “bài toán” không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo.

  • “Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.