ĐÓN ĐỌC SÔNG HƯƠNG SỐ 373 - THÁNG 3 - 2020

10:26 26/02/2020

Quý bạn đọc thân mến.
Mùa xuân như là sự hòa điệu giữa sắc khí trong xanh và tâm nguyện an lành. Mở đầu cho số báo, Sông Hương giới thiệu đến bạn đọc những nét tài hoa và nỗi lòng của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Hiếm người nhạc sĩ nào lại viết nhạc hay ở nhiều đề tài như ông. Từ những ca khúc về mùa xuân đất nước như Đảng đã cho ta cả mùa xuân, (một trong 3 ca khúc của ông nằm trong “tốp 10” ca khúc hay nhất về Đảng), cho đến những ca khúc viết cho thiếu nhi (Cánh én tuổi thơ), viết về nhân dân trong kháng chiến và lao động sản xuất, tiêu biểu như Bài ca người thợ mỏ, Những vì sao ca đêm, Con kênh ta đào…

Tháng 3, Sông Hương dành nhiều trang viết về người phụ nữ. Truyện ngắn Mùa thùy mơ nở rộ, câu chuyện trôi như chính loài hoa này vừa trôi vừa đau đáu nở những đóa tinh khôi. Hai đứa con nuôi và đôi vợ chồng gắn bó trong một gia đình, rồi dường như tan vỡ từ khi tình yêu trỗi dậy. Cơn cuồng si tuổi dậy thì che khuất những ẩn khúc, để người cha nuôi gồng gánh hệ lụy. Một không gian đẹp từ nỗi buồn của bầu trời khi ai đó ngửa mặt nhìn mây trắng để hỏi về một cơn đau khác chợt vỡ. Truyện ngắn Tiếng chuông đền Diềm xoáy vào u uẩn lòng người và vọng đến những hình thái du lịch mới đang dần phá vỡ sự hài hòa giữa linh thiêng và tự nhiên. Văn hóa tâm linh là một phần của sự sống và hơn thế còn vực dậy những lụy phiền khi con người chân thành và sáng suốt nương dựa. Khi miền linh diệu từ hốc tối thức giấc cũng đồng thời soi lên chuỗi ý niệm bản năng khó cưỡng và nỗi hoang mang vô chừng.

Những bài nghiên cứu văn học và lý thuyết trong số báo mang đến cái nhìn mới mẻ về những hiện tượng và các tác giả cũ. “Một chiều kích khác của Bakhtin” cho thấy Bakhtin không chỉ là nhà phê bình văn học tầm cỡ của thế giới, mà thực chất hơn trước hết là “một nhà triết học, một nhà triết học nhân văn, không sa đà vào tư duy tư biện”. Ông đã có cái nhìn sâu vào bản thể triết học thông qua những tương tác, đối thoại, và ngày càng gần với sự tương đối và thoát khỏi khuôn thước của ngôn từ, văn bản. Bài viết về tập sách “Gửi đây chút duyên tình đọc”, về 18 tác giả trong nền văn chương Việt với cái nhìn đầy trân trọng và giàu cảm xúc như sự tương giao giữa tác phẩm và người viết; là tình cảm chân thành cũng như tình yêu mà tác giả tập sách dành cho văn học, kể cả đối với những tác giả từng bị lãng quên để làm tươi mới thêm những mảng màu di sản văn hóa. Bài dịch “Lý thuyết tiểu thuyết của Georg Lukács”, với quan niệm vượt thoát: “Trừ khi thế giới hướng vào bên trong thì mới không có những sự khác biệt về tính chất có thực giữa các hiện thể của nó”.

Ở mục Huế dòng chảy văn hóa, bài viết “Hai đại danh gia ở đất Huế thời Nguyễn”: Thân Trọng và Hà Thúc, sau này đã trở thành hai dòng họ khoa bảng tiêu biểu “Nhất Thân, nhì Hà”. Việc làm rất ý nghĩa là hai Họ đã hỗ trợ, khích lệ con cháu ăn học thành tài, lên kinh thi thố đỗ đạt và trở thành những vị quan có ích cho dân. Truyền thống này ăn sâu vào từng gia đình trong hai Họ, tạo thành nền nếp gia phong từ đời này sang đời khác. 

Dưới đây là mục lục:

- Nhạc sĩ Phạm Tuyên - những ca khúc hay về Đảng và nhân dân - THANH TÙNG

 

VĂN

- Mùa thùy mơ nở rộ - BẢO THƯƠNG

- Tiếng chuông làng Diềm - VŨ THANH LỊCH

 

THƠ:

- PHAN LỆ DUNG

+ Một buổi chiều mùa đi

+ Hoàng hôn nhớ

- PHẠM HIỀN MÂY

+ Dạ thưa…

- TRẦN THỊ HUÊ

+ Những ước muốn cho con

+ Những bước tròn                   

+ Ngày không còn nắng trên môi

- NHƯ QUỲNH DE PRELLE

- PHẠM TRUNG NGHĨA

+ Viết về mẹ

+ Tiếng đêm

- HUỲNH MINH TÂM

+ Thơ viết dưới giàn bí đao

- PHAN TÌNH

+ Sợi đêm

+ Thời gian trên tóc mẹ

- TRẦN XUÂN TRƯỜNG

+ Lúa ơi

- BẠCH DIỆP

+ Mỗi lần mặt trời lặn xuống

+ Nhận diện

- NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO

+ Phố thanh xuân

+ Chút đông gầy

 - TRẦN HẠ VI

+ Nghe đồn có một tình yêu

- NGUYỄN LOAN

+ Những ngón tay mưa

 - ĐẶNG THIÊN SƠN

+ Cát

+ Những con cá cụt đuôi

 - NGUYỄN NHẬT HUY

+ Tóc

+ Sống

 - NGUYỄN HỮU PHÚ

+ Buổi sáng mùa xuân

- LÊ ĐÌNH TIẾN

+ Ý nghĩa

- QUỐC SINH 

+ Linh hồn

 

NHẠC:

- Cuộc đời và Đam mê - Nhạc và lời: TRẦM THIÊN THU

- Một nửa vầng trăng - Nhạc: VĨNH PHÚC; Lời: Phanxipăng

 

CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI

- Người con đỡ đầu - L. TOLSTOY - Trần Thị Phương Phương dịch

 

HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA

- Hai đại danh gia ở đất Huế thời Nguyễn - LÊ THỊ ÁNH TUYẾT

 

TÁC GIẢ - TÁC PHẨM:

- Một chiều kích khác của Bakhtin - ĐỖ LAI THÚY

- 18 chân dung văn học - Từ một cái nhìn phác thảo - PHẠM PHÚ PHONG

 

NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN

- Nhu cầu của văn học dân tộc chủ nghĩa - ĐOÀN ÁNH DƯƠNG

- Lý thuyết tiểu thuyết của Georg Lukács - PAUL DE MAN 

 

* Bìa 1: Tác phẩm “Hướng dương và hoa cải làn” (Sơn dầu, 70cm x 90cm, 2020) của họa sĩ Phạm Hoàng Hà.

* Bìa 2, 3: Những khoảnh khắc Huế - Ảnh: NSNA Lê Tấn Thanh, NSNA Ngô Thanh Minh.

+ Minh họa: Hs Nguyễn Duy Linh, Hs Tô Trần Bích Thúy, Hs Đặng Mậu Tựu.

- Vi nhét: Hs Tô Trần Bích Thúy.

Ban Biên Tập

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Theo thông tin kêu gọi các doanh nghiệp tham gia tài trợ cho Lễ tế Xã Tắc năm 2011 của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, theo đó Lễ tế Xã Tắc năm nay sẽ được tổ chức vào lúc 18h 30 đến 21h30 ngày Giáp Tuất 16/2 âm lịch (nhằm ngày 20/3).

  • Nhân chuyến thăm và làm việc với Hội Nhà văn Việt Nam, chiều ngày 25/2, đoàn nhà văn Nga đã đến thăm Tạp chí Sông Hương và gặp mặt thân mật với các nhà văn Thừa Thiên Huế.

  • Chiều ngày 18/02, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo để công bố quy định, thể lệ Giải thưởng Cố đô về Khoa học Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II do đồng chi Phan Ngọc Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

  • Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ IX, tối ngày 17/2 (Rằm tháng Giêng năm Tân Mão), tại lầu Tứ Phương Vô Sự - Đại Nội, Huế, đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Đồng vọng thi ca.

  • Trong khuôn khổ các chương trình hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 16/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức chương trình thơ với chủ đề “ Đêm thơ Hương Thủy”.

  • Trong khuôn khổ các chương trình hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ IX, sáng ngày 16/02, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi viếng mộ các văn nghệ sĩ đã khuất.

  • Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 15/2, tại Hội trường UBND huyện Hương Trà đã diễn ra đêm thơ “Sông Bồ một miền thơ”.

  • Nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế  - Nguyên Tiêu Tân Mão 2011, chiều ngày 14/2, tại 15 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức buổi tọa đàm và trao đổi với diễn giả - nhà văn hóa Cao Huy Thuần về chủ đề “ Hạnh phúc trong thơ”

  • Sáng ngày 14/02 (12 tháng Giêng), tại đình làng văn hóa Thai Dương, thị trấn Thuận An (Phú Vang) đã diễn ra Lễ hội truyền thống Cầu ngư 2011.

  • Ban tổ chức Thơ Nguyên tiêu 2011 vừa có thông báo về các chương trình hoạt động thơ tại Thừa Thiên Huế hưởng ứng ngày Thơ Việt Nam.

  • Sáng ngày 11/02 (nhằm ngày mồng 9 tháng Giêng năm Tân Mão), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, núi Ngũ Phong, phường An Tây, thành phố Huế, Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2010 đã chính thức khai hội.

  • Chiều ngày 10/2, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã Khai hội Văn hóa, Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2011.

  • Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2011), vào lúc 22 giờ 30 ngày 02/02/2011 (đêm 30 Tết), tại Sân khấu Quảng trường Ngọ Môn đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đêm Giao thừa với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng công cuộc đổi mới, hội nhập của quê hương đất nước; sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”.

  • Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2011), sáng ngày 01/02/2011, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai mạc triển lãm chuyên đề: “Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế với Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.

  • Mừng xuân mới Tân Mão 2011, chiều ngày 28/1 (24 Tết), tại Art Gallerry Sông Như, số 14/7 Nguyễn Công Trứ, TP.Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và CLB Họa sỹ Trẻ Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng tranh con giáp “Mẹo, Mèo, Meo Meo”.

  • Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Tết cổ truyền của dân tộc, sáng ngày 27/1, tại số 7 Lê Lợi, TP. Huế, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa- Thể thao & Du lịch, Sở Thông tin & Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh và các cơ quan báo chí, các ban ngành xuất bản đóng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức khai mạc Hội Báo Xuân Tân Mão 2011.

  • Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2011) và mừng xuân Tân Mão, chiều 26/01/2001, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc phòng tranh Mùa xuân tại số 26 Lê Lợi và phòng tranh Con giáp tại số 4 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế.

  • Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và xuân mới Tân Mão 2011, chiều 11/01, tại Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Huế vào xuân”.

  • Sáng ngày 9/1, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, gia tộc họ Phùng, văn nghệ sỹ, trí thức và những người yêu mến đã tổ chức đưa di hài nhà thơ Phùng Quán và vợ là nhà giáo Vũ Thị Bội Trâm về an táng tại nghĩa trang Thanh Thủy Thượng, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế theo di nguyện của nhà thơ.

  • Chiều ngày 06/01/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo thường kỳ và gặp mặt cơ quan báo chí nhân dịp đầu năm mới 2011 nhằm thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 2010, nhiệm vụ kế hoạch 2011 và các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Đảng và đón Tết nguyên đán Tân Mão.