NGUYÊN SA(*)
Từ những ngày còn theo học triết lý tại đại học Sorbonne tôi đã mơ hồ nghĩ mỗi dân tộc bao giờ cũng có một nền triết học riêng. Bởi vì, triết học, trên mọi bình diện nào đó, rút lại, chính là ý thức được hệ thống hóa và thuần túy hóa, là một tổng hợp nhân sinh quan và vũ trụ quan.
Nhà thơ Nguyên Sa - tranh Nguyên Khai - Ảnh: TL
Tôi cũng nghĩ, từ cái nhìn dựa lưng vào dân tộc đó, nén thật mạnh thật sâu xuống từng sợi rễ chằng chịt trong lòng đất, tôi nghĩ mỗi tập thể nằm trong lòng dân tộc cũng có một triết lý riêng. Phải có, có chứ, một triết lý rất Huế, phải có một triết lý của tình yêu, cũng như có triết lý thi ca, triết lý âm nhạc.
Thơ của Kiêm Thêm, đọc suốt một đêm qua, bỗng nhiên mang lại cho tôi cảm tưởng ấm áp. Trong đêm, thật kỳ lạ, những dòng chữ viết tay rất đẹp của Thêm giống như những dòng cổ ngữ bị che phủ bởi rêu phong bỗng hiện ra dần dần rõ nét. Thơ đó hiện ra như chứng liệu chứng minh cho tôi thấy có một triết lý của thi ca, có một triết lý của Huế tất cả cô đọng lại, kết tinh lại thành một quan niệm triết học rất nhân bản, rất người.
Người đọc sẽ tự hỏi cái phong thái nghiễm nhiên, cái thái độ rộng lượng bao la, cái nhìn soi thấu đời như có như không, như hữu thể mà cũng vẫn hư vô, không mà có ở trước mặt, là nhân sinh quan của thi sĩ, là triết học Phật giáo, là triết lý của Huế hay của thơ? Cái tâm hồn tình tự riêng tư mà đầy ắp dân tộc, cơn đam mê nồng nàn đầy thể xác mà rất đổi tinh thần đó là thơ, là Huế, là Kiêm Thêm hay là Việt Nam? Kiêm Thêm là "gã lưu dân" hay là "Tôi phượng hoàng bay" là "Hạt bụi của trời" hay là "những nhánh sông chia biệt", là "vô thường", là "ấn kiếm xin trả lại cho đời" hay chính là những cơn mơ của "thời hạnh phúc", là đôi mắt buồn đứng "dưới mái tam quan".
Thơ Kiêm Thêm là tất cả những thứ đó. Bởi vì chính Kiêm Thêm là tất cả những thứ đó. Là trí tưởng phượng hoàng bay. Là Huế trong những tế bào ký ức thẫm sâu đó. Thơ Kiêm Thêm có triết lý Huế, rung động Huế, tình yêu Huế. Ðam mê Huế. Thơ đó có cả cuộc đời lẫn vô thường, tình yêu và tuyệt vọng, hân hoan và thống khổ. Có Việt Nam. Có kiếp người? Huế nào không Việt Nam? Người nào không tình tự? Ðam mê nào không đớn đau? Hữu thể nào không vô thường? Và hư vô nào không là khởi nguồn của một sinh động mới?
Những người đã gặp Kiêm Thêm, những bằng hữu của Thêm, như Nguyễn Anh Tuấn, như Du Tử Lê, như Du Miên nhìn thấy ngay trong thơ Kiêm Thêm, Huế mà rất Việt Nam, Việt Nam không bao giờ quên Huế, có ngao ngán lẫn khuất trong đam mê, nhìn thấy định mệnh, thấy hư vô mỗi lần dần bước vào đời. Nhưng những bằng hữu của Kiêm Thêm còn nhìn ngoài Kiêm Thêm đa dạng mà đơn thuần, mâu thuẫn mà thuần lý, đúng thế, những bằng hữu của Thêm còn nhìn thấy một Kiêm Thêm khác nữa:
"Ta lẫm liệt đi trên ngàn giông bão
Tay vung gươm chém nát những ươn hèn
Chẳng bao giờ là một kẻ tham lam
Chân ngạo mạn bước đi cười nửa miệng
Ðời tặng ta với muôn ngàn quỷ quyệt
Ta khước từ làm kẻ lạ không quen
Ðể suốt đời cùng bằng hữu anh em
Nhấp chén rượu ngang tàng như đá núi..."
Cái triết lý bằng hữu, triết lý huynh đệ, triết lý ngang tàng chính là một trong những triết lý lâu đời và sâu sắc nhất tiềm ẩn trong triết học Ðông phương. Nó chính là cái triết lý mà từ lâu chúng ta mong nhớ. Từ mấy chục năm nay. Càng mong nhớ hơn kể từ mười năm nay, trên con đường lưu lạc...
N.S
..............................................
(*) - Nhà thơ, tác giả "Áo lụa Hà Ðông" nổi tiếng.
![]() |
Nhà thơ Kiêm Thêm - Ảnh: luanhoan.net |
Thơ TRẦN KIÊM THÊM
Thư về Huế
những con chim sẻ, chim chìa vôi, con chiền chiện
đang múa ca
những ao bèo, giếng nước lạnh và nắng ấm
một sáng xuân
trong đời ta
một thời đã lỡ
như đã lỗi hẹn với ngọn cỏ may
như đã quên và nhớ
những áo mới thơm mùi băng phiến
trong dĩ vãng
hãy thức dậy đi trí nhớ nhỏ nhoi
phải lục lọi xem những ngày đã cũ
phải tìm cho được tiếng thở của chú nhện
trong xà nhà đã ở
và bước đi rất khẽ của chàng kiến đen
![]() |
minh họa: Nhím |
hàng xóm đã thức dậy chưa
hãy ra xem
có lời ru của hàng tre mới
những cây măng đã mọc đầu mùa
chim muông và cây cỏ
đã thay áo mới
chào đón một ngày rất trẻ
như ta đã già
những sợi tóc bạc buồn bã im lìm
phần còn lại một thời dĩ vãng
phải báo cho dĩ vãng biết
hôm nay có buổi chiều tà
xin tạ lỗi em
ta đã đến trễ
mọi chuyện đã được xếp đặt
như căn phòng của trái tim đã cũ
tiếng đập của hai buồng phổi mệt mỏi
chiều nay
xin lỗi em
xin lỗi một thời đã sống
như đã lựa chọn những nhầm lẫn
rất tình cờ
![]() |
minh họa: Nhím |
Ngoài vườn địa đàng
ta tới cuốn hồng hoang
tay cầm cành nguyệt quế
môi ngậm trái khổ đau
cũng em vừa trao tặng
cho nhau chút mật đắng
mời nhau trái cấm này
nuốt đi anh yêu dấu
đời sau còn hờn căm
ở trong vườn địa đàng
làm sao em thấu hiểu
nỗi khô cạn đời ta
cơn đau này đã trải
ta ngoài vườn địa đàng
nhìn nhau mà lệ mặn
hãy sống đời riêng em
ta có đời cô quạnh
ta có cuộc đời riêng
làm sao em hiểu thấu
![]() |
minh họa: Nhím |
Mai sau
mai sau nắng tắt lòng khô cạn
tưởng nhớ nhau người mãi biệt ly
hồn thiêng hiển hiện trên sông nước
hoa cỏ u buồn trên bước đi
lòng đã quá giang về nẻo bến
núi nhớ rừng lá đổ nghiêng nghiêng
sương pha mầu áo người năm trước
mưa đã chiêm bao nửa giấc mềm
đời đã rêu phong lòng đã tạnh
giận vừng trăng biếc ở ngàn khơi
cửa chiều đã khép tình khô hạn
đêm lạnh hồn đau mấy mảnh đời
em nói cười vui giữa giấc mơ
hoang liêu nhầu nát lạnh ơ hờ
chuông chiều Thiên Mụ vang vang vọng
tưởng gót em về dưới cội hoa
(Rút trong tập “Bái biệt Huế” NXB Văn Học, 12.2012)
(SH278/4-12)
PHẠM PHÚ PHONG
Trần Vàng Sao là một người yêu nước. Điều này dễ dàng khẳng định cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ bởi lẽ anh đã chọn bút danh là Trần Vàng Sao, là tác giả của Bài thơ của một người yêu nước mình, mà còn chủ yếu là ở thế giới hình tượng nghệ thuật và thi trình của anh gắn liền với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân.
NGUYỄN DƯ
Đang loay hoay thu dọn lại tủ sách bỗng thấy cuốn Dã sử bổ di. Tự dưng muốn đọc lại. Nhẩn nha đọc… từ đầu đến cuối!
NGUYỄN VĂN SƯỚNG
Đi như là ở lại(*) là tập bút ký viết về những vùng đất Lê Vũ Trường Giang đã đi qua trong hành trình tuổi trẻ. Tác phẩm dày gần 300 trang, gồm 15 bút ký.
TRUNG TRUNG ĐỈNH
Khóa học đầu tiên của trường viết văn Nguyễn Du do ý tưởng của ai tôi không rõ lắm. Nhưng quả thật, sau 1975, lứa chúng tôi sàn sàn tuổi “băm”, cả dân sự lẫn lính trận đều vừa từ trong rừng ra, đa số học hết cấp III, có người chưa, có người đang học đại học gì đó.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Tuổi thơ bao giờ cũng chiếm một phần tất yếu trong ký ức chúng ta. Sống cùng tuổi thơ là sống bằng mộng, bằng mơ, bằng cái hồn nhiên, cái thiện ban sơ, thiên đường đuổi bắt.
LIỄU TRẦN
Lưu lạc đến tay một tập viết nhỏ “Thiền sư ở đâu”, tác giả Bùi Long. Chợt nghĩ, thời này là thời nào còn viết kiểu này.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Có thể gọi đây là cuốn hồi ký đặc biệt vì nhiều lẽ. Trước hết, vì tác giả hình như chưa viết báo, viết văn bao giờ. Bà là PGS.TS chuyên ngành Dược, nguyên Phó Giám đốc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại có “thế mạnh” hơn nhiều cây bút khác - Cao Bảo Vân là con gái của tướng Cao Văn Khánh (1916 - 1980).
HOÀNG THỤY ANH
Đỗ Thượng Thế là giáo viên dạy mỹ thuật. Ấy thế mà, nhắc đến anh, người ta luôn nghĩ đến nhà thơ trẻ. Cũng đúng thôi, nhìn vào hoạt động thơ ca và các giải thưởng của anh mới thấy cuộc chơi chữ đã lấn át hoàn toàn sân họa.
DO YÊN
Trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà văn - cựu chiến binh Nguyễn Quang Hà đã trình làng tiểu thuyết Nhật ký Đông Sơn, góp phần làm phong phú các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân.
TRẦN HOÀNG
(Đọc "Giai thoại Nguyễn Kinh"
Triều Nguyên sưu tầm - biên soạn. Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên 1990)
LÊ KHAI
"Tuổi mười ba" tập thơ của Lê Thị Mây (Nhà xuất bản Thuận Hóa 1990) gợi người đọc nhận ra tính cách của nhà thơ.
NGUYÊN HƯƠNG
1. Có nhiều cách để người ta nói về Tết. Đó là một dịp để con người nghỉ ngơi, gặp gỡ, hàn huyên, và dù có được chờ đợi hay không thì Tết vẫn tới.
NGUYỄN VĂN CƯƠNG
Thọ Xuân Vương Miên Định (1810 - 1886), tự là Minh Tỉnh, hiệu là Đông Trì, là con trai thứ ba của vua Minh Mạng và bà Gia phi Phạm Thị Tuyết.
NGUYỄN PHÚC VĨNH BA
Mùa Xuân là một chủ đề được thi hào Nguyễn Du nhắc đến khá nhiều trong thơ chữ Hán của cụ. Lạ thay đó là những mùa xuân tha hương buồn bã đến chết người.
ĐỖ HẢI NINH
Trong công trình Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954), trên cơ sở nghiên cứu về trí thức người Việt từ phương diện xã hội học lịch sử, GS. Trịnh Văn Thảo xếp Nguyễn Vỹ vào thế hệ thứ 3 (thế hệ 1925) trong số 222 nhân vật thuộc ba thế hệ trí thức Việt Nam (1862, 1907 và 1925)(1).
ĐỖ LAI THÚY
Tôi có trên tay cuốn Tôi về tôi đứng ngẩn ngơ (tập thơ - tranh, Sách đẹp Quán văn, 2014) và Đi vào cõi tạo hình (tập biên khảo, Văn Mới, California, 2015) của Đinh Cường.
PHẠM TẤN XUÂN CAO
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc Chim phương Nam, tạp bút của Trần Bảo Định, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ TP. HCM, 2017).
HỒ TẤT ĐĂNG
"Từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, tôi bỗng nhận ra rằng, cũng như bao người khác, cả gia đình tôi đã góp máu để làm nên cuộc sống hôm nay, nếu còn tồn tại điều gì chưa thỏa đáng, chính bản thân tôi cũng có một phần trách nhiệm trong đó.” (Phạm Phú Phong).
PHẠM PHÚ PHONG
Có những thời đại lịch sử nóng bỏng riết róng, đặt những con người có tầm vóc, có lương tri và nhân cách luôn đứng trước những ngã ba đường, buộc phải có sự chọn lựa, không phải sự nhận đường một cách mơ hồ, thụ động mà là sự chọn lựa quyết liệt mang tính tất yếu và ý nghĩa sống còn của tiến trình lịch sử và số phận của những con người sống có mục đích lý tưởng, có độ dư về phẩm chất làm người.