Đôi điều nhớ lại...

14:45 31/05/2023

LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và nhà văn Tô Nhuận Vỹ thăm Tòa soạn Tạp chí "Nhiôman" (Biêlôrutxia - Liên Xô cũ) tháng 5-1988 (Người thứ 3 và thứ 5 từ trái sang)

Vấn đề chúng tôi nêu ra là: SH có đôi đoạn “sóng gió” trong những năm đầu đổi mới, các anh có suy nghĩ gì sau một thời gian đủ để nhìn lại; và giờ đây các anh có nhắn gửi gì với SH với bạn đọc, đặc biệt là đối với nội dung và hình thức của SH ra hàng tháng như lâu nay mà các anh chính là những người đầu tiên đặt nền móng.

Chúng tôi mong muốn được nghe nhiều ý đóng góp xây dựng cho Tạp chí, song do công việc ngày chuẩn bị Đại hội VHNT.TTH lần thứ 8 quá bận rộn, các anh chỉ trả lời hết sức vắn tắt. Dưới đây là ý kiến của các anh.

Nhân dịp này, chúng tôi trân trọng có lời cám ơn các anh - những người đi trước.

          - BBT. TCSH -

Nhà văn TÔ NHUẬN VỸ (Chủ tịch Hội VHNT.TT Huế).- Tôi làm TBT “hình như” từ 1986 - 1990 (các con số, ngày tháng tôi vốn nhớ rất kém). Có lúc “sóng gió” ư ? Hơn thế ấy chứ. Nhưng thôi, nhắc lại chuyện cũ mãi để làm gì? Kết luận cuối cùng của lãnh đạo, tôi thấy cũng phải: các đồng chí có tâm nhưng thiếu tỉnh táo.

Những năm ấy, SH in xấu khiếp lắm, in sai tùm lum, nhưng cũng được nhiều độc giả thương, nhất là những người am tường văn hóa, văn học nghệ thuật. Có lúc gần như hầu hết các tác giả danh tiếng “có gai có cựa” và “hay gây chuyện” trong nước thường xuyên gởi bài, (“rứa là gay rồi”!), có trụ sở và đại diện nhiều nơi, cả ở nước ngoài, ra được “Tủ sách Sông Hương” có được vài ba cuốn quý, tổ chức thi “Em học văn” ở Huế, thường xuyên trao giải cho học sinh đạt giải quốc gia... Không khí ngày ấy cũng rộn ràng, vui lắm. Có một chuyện buồn này. Chúng tôi in “Tình yêu thời thổ tả” của G.Market do Nguyễn Trung Đức dịch (trong hoạt động của Tủ sách SH) nhưng bị niêm lại ở nhà in (Vì lý do không thích hợp với... Việt Nam), nhưng năm rồi bản dịch này của Nguyễn Trung Đức, sau khi xuất bản 1995, lại được giải thưởng của Hội Nhà văn VN!

          T.N.V

Nhà văn NGUYỄN KHẮC PHÊ (Phó Chủ tịch Hội VHNT.TT Huế).- Tôi chỉ làm Tổng biên tập trong 8 tháng (từ 1/91 - 8/1991), nhưng đã có may mắn được góp phần soạn thảo những văn bản đầu tiên chuẩn bị cho Sông Hương ra đời và đã đảm trách chức vụ Phó Tổng biên tập từ số 1 đến số 43 (1990). Trong những năm này, đã nhiều lần chúng tôi nghĩ đến việc nâng kỳ xuất bản của SH từ 2 tháng lên 1 tháng/kỳ và nhiều bạn đọc cũng gửi thư thúc giục chúng tôi thực hiện việc đó. Tôi còn nhớ có những lá thư viết với tình cảm thiết tha và lòng ưu ái đặc biệt, đại ý: “Sao các anh chị lại bắt chúng tôi chờ đợi lâu như thế...” Đáp lại tình yêu thương nồng thắm ấy và để thích ứng với thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, để kịp thời “có mặt” trước những vấn đề nóng bỏng đặt ra trong công cuộc đổi mới đất nước (trong đó có lĩnh vực văn học nghệ thuật), để tờ SH xứng đáng với vị trí của Huế đang ngày càng được đồng bào cả nước và cộng đồng quốc tế quan tâm, ngay khi nhận trách nhiệm TBT, tôi cũng như tất cả anh chị em trong Tòa soạn đều thấy là điều kiện xuất bản SH tháng 1 kỳ đã chín muồi và hạ quyết tâm thực hiện bằng được.

Hồi đó, điều kiện thông tin in ấn, kinh phí kém xa hiện nay, nhưng với sự nỗ lực của anh chị em trong Tòa soạn và được sự cộng tác nhiệt tình của các cộng tác viên, kế hoạch xuất bản hàng tháng đã thực hiện được. Chúng tôi cũng đã hợp đồng với Tổng cục Bưu điện đưa SH vào danh mục báo chí phát hành toàn quốc, “hợp đồng” với Đài Truyền hình TP. HCM, Đà Nẵng, báo Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng về việc giới thiệu Tạp chí SH sau mỗi kỳ xuất bản... Có bạn nói đùa “SH bành trướng gớm hè...” Tôi chỉ nghĩ “SH” khi xứng đáng với Huế thì cũng như Huế, mãi mãi sống trong lòng đồng bào cả nước, và một tờ tạp chí ra hàng tháng của một trung tâm văn hóa phải có cách phát hành, “tiếp thị” tương xứng, về nội dung cũng vậy...

Hẳn sẽ có bạn bảo “làm TBT chỉ có 8 tháng, nói chi cho nhiều”. Tuy vậy, tôi còn 8 năm làm Phó TBT. Ờ, nhưng đều là con số 8, tức là chưa “chín”. Vậy xin các bạn cứ coi những dòng trên đây chỉ là chuyện góp vui trong dịp kỷ niệm 100 số SH...

N.K.P
(TCSH100/06-1997)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Hoạt động đấu giá nghệ thuật ở Việt Nam mới đang ở buổi bình minh. Buổi đấu giá nghệ thuật chính thức đầu tiên được tổ chức cách đây chưa đầy hai năm bởi Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt tại Hà Nội hồi tháng 5/2016.

  • Nhiều biểu hiện cho thấy nhận thức của xã hội đối với sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Người dân chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại.

  • Tăng mức giảm giá sách lên tới 80% và không hạn chế số lượng ngày được giảm giá trong năm là những kiến nghị mà Hội Xuất bản VN vừa gửi lên Bộ Công thương.

  • Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bên cạnh những hiệu quả, những năm qua việc tổ chức và hoạt động lễ hội bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập.

  • Cho rằng lễ Vu lan dần trở nên vững bền, sâu sắc hơn trong văn hóa Việt, tuy nhiên nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trao đổi với Tiền Phong rằng cần xem lại nếu các nghi lễ đó quá trọng hình thức, tổ chức tràn lan theo phong trào.

  • Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 vừa chính thức bế mạc bằng lễ trao giải, tại Thanh Hóa. Theo đó, BTC đã trao 23 HCV, 20 HCB và 2 giải diễn viên trẻ triển vọng là Dương Thị Mai Linh (Nhà hát Chèo Nam Định), Nguyễn Đoàn Thiên Sinh (Nhà hát Chèo Ninh Bình).

  • Bản quyền, quyền tác giả, thẩm định thật giả đối với tác phẩm nghệ thuật… lại là vấn đề nóng trong dư luận những ngày qua.

  • “Đã qua rồi cái thời ca sĩ phải lệ thuộc quá nhiều vào ngoại hình và kể cả danh xưng. Nhiều giọng ca nổi tiếng, trụ được lại đến giờ ở ta, thử hỏi mấy ai mạnh về sắc vóc. Cuối cùng thì thời gian vẫn luôn đưa ra câu trả lời công tâm nhất cho những chân giá trị” - NSƯT Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long chia sẻ, trước đêm nhạc “Danh ca Việt Nam” tôn vinh 4 giọng ca nam thuộc 4 dòng nhạc (diễn ra tối 16.7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội).

  • Theo một số chuyên gia văn hóa, cần xem xét lễ hội chọi trâu dưới nhiều góc độ: văn hóa, du lịch, kinh tế... để có cách ứng xử hợp lý.

  • Hơn 90% người đến tham dự buổi nói chuyện “Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên” là thanh niên. Theo Ths Tâm lý học Nguyễn Lan Anh: đó là tín hiệu đáng mừng!

  • Việt Nam có nguồn lực văn hóa dồi dào, với các di sản vật thể và phi vật thể đa dạng. Nếu có chính sách hợp lý, chúng ta có thể đưa văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển hài hòa và bền vững.

  • "Chúng ta được hứa hẹn về một xã hội hoàn hảo, nhưng rồi chỉ nhận lại những trò chơi khăm, tin tức giả và một sự sụp đổ rõ ràng của sự lịch thiệp." Đó là một trong những nhận định thú vị được nêu ra tại bài viết của cây bút Josh Quittner, Giám đốc biên tập của trang tin Flipboard.

  • Suốt hơn 2 tháng qua, chuyện cấp phép biểu diễn ca khúc là đề tài nóng của công luận. Đặc biệt hơn sau sự việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) mới đây cập nhật danh sách hơn 300 bài hát thuộc diện được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng đã thành giai điệu nằm lòng của nhiều thế hệ khán giả, thì câu chuyện quản lý cấp phép đã làm “nóng” cả hành lang nghị trường.

  • Việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn tạo ra bức xúc không đáng, làm tổn thương dư luận - đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng nhận định.

  • HẠ NGUYÊN

    Câu chuyện dưới đây không hề là của trí tưởng tượng của bất kỳ cây bút hậu hiện đại nào bởi vì nó có thực.

  • Cộng đồng mạng đang dấy lên làn sóng tranh luận về văn hóa thưởng thức nghệ thuật - giải trí của khán giả, khi gần đây liên tục nhiều nghệ sĩ bị ném đồ vật lên sân khấu trong lúc đang biểu diễn.

  • Thời gian qua, vụ việc nữ sinh Phương Anh, học sinh trường THPT Phan Bội Châu (TP. Vinh, Nghệ An) tố cáo giám thị chép bài đưa cho thí sinh trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

  • Cơ quan nọ mời một tiến sĩ đến nói chuyện với cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần nâng cao nghiêp vụ. Đó là người nổi tiếng trong một lĩnh vực, được rất nhiều nơi mời lên lớp, diễn thuyết.

  • Băn khoăn quanh việc 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bị cấm lưu hành còn chưa có hồi kết, thì vừa mới đây dư luận lại thêm một lần ngạc nhiên đến… không tin nổi vì ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lâu nay chưa được cấp phép phổ biến. Sự ngạc nhiên ấy hoàn toàn có cơ sở bởi ca khúc này hiện đang được sử dụng trong chương trình SGK môn Âm nhạc lớp 9 - bậc THCS. Và khi dư luận ồn ào thì ca khúc lại được cấp phép biểu diễn.

  • Nhà văn Bùi Anh Tấn nổi tiếng hiền lành, ai nói gì ông thường cười cho qua. Thế nhưng mới đây, tác giả Một thế giới không có đàn bà đã tỏ rõ sự bực bội vì chuyện nhuận bút.