Đọc “Hoa nắng hoa mưa”

14:45 25/08/2009
PHẠM PHÚ PHONGTrước khi có Hoa nắng hoa mưa (NXB Thanh Niên, 2001), Hà Huy Hoàng đã có tập Một nắng hai sương (NXB Văn Nghệ TP Hồ Chí minh, 1998) và hai tập in chung là Một khúc sông Trà (NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh) và Buồn qua bóng đuổi (NXB Văn hoá Dân tộc, 2000). Đã có thơ đăng và giới thiệu trên các báo Văn nghệ Trẻ, Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Lao động, Người lao động, các tập san, tạp chí Thời văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Cẩm thành hoặc đăng trong các tuyển thơ như Hạ trong thi ca (1994), Lục bát tình (1997), Thời áo trắng (1997), Ơn thầy (1997), Lục bát xuân ca (1999)...

Nhà thơ Hà Huy Hoàng - Ảnh: thinhanquangngai.wordpress.com

Thông thường, những tác giả trẻ khi in tác phẩm thường kèm theo lời giới thiệu, lời tựa của những người đã thành danh, coi như một sự giới thiệu, một giấy “thông hành” gia nhập văn đàn. Nhưng với Hà Huy Hoàng, lần này anh tự viết Thay lời tựa cho mình và tự nhận cho mình chỉ là thứ Tập tàng rau quê:
                        Tập tàng ơi rau tập tàng
                        Bạn cùng nghèo khó, đất làng, bờ ao
                        Vui cùng giun dế trăng sao
                        Dám đâu vênh mặt làm cao với đời

                        Tập tàng là tập tàng ơi
                        Trước sau vẫn cứ thiệt lời ruột gan
                        (Thấp - thường - nhưng - chẳng - dối - gian)
                        Thơ ta như thể tập tàng rau quê

Hơn sáu mươi bài thơ in trong tập Hoa nắng hoa mưa chủ yếu là tình cảm, cảm xúc của anh về những người thân, người mẹ, người bạn, người em (Mẹ với thơ con, Chùm thơ tặng mẹ, Lời ru của mẹ, Khóc mẹ, Lục bát giữa Sài Gòn, Ước, Nhớ bạn, Qua bến Tam Thương nhớ người năm cũ, Dự tiệc cùng Lan ở vườn hồng - nhớ bạn...), về những sự vật gần gũi trong đời sống hàng ngày ở làng quê, phố thị (Trăng, Hoa không tên, Mỗi mùa hoa, Hoa nắng hoa mưa, Bờ). Nhưng dù gửi cảm xúc của mình vào đâu, vào thời gian, không gian nào, vào một Bsông vẫn gió, Như tiết trời đông, Quán xưa, Vườn xưa... an mai xanh hoặc một Chiều đông sắc lạnh như dao, về một lần “Bồi hồi qua bến Tam Thương” hoặc trong hoàn cảnh tha hương kiếm sống “Con đang lưu lạc phương trời - Đêm quê người, chợt rối bời âm u” anh cũng hướng về làng quê miền Trung, về Quảng Ngãi, nơi anh được sinh ra và lớn lên, nơi có những người dân quê bình dị lay động tâm hồn anh, tạo nên niềm hữu thức trong anh mãi khôn nguôi. Đó có thể là Cô lái đò trên sông Trà, là Nghĩ về cây và những người chơi cây kiểng, hoặc là lời thơ Gửi em ở chốn thị thành...

Thơ là tiếng nói của tình cảm, của tri âm tri kỷ, là những giọt lửa của tình yêu làm rát bỏng tâm hồn. Do vậy, không phải đọc thơ bằng mắt và lý giải, chứng minh bằng lý lẽ, mà phải cảm nhận bằng tâm hồn. Hình tượng thơ không phải bao giờ cũng hiện ra cụ thể, mang tính tạo hình, mà là thế giới trừu tượng, là khách thể tinh thần khó xác định, phải được hình dung qua hệ thống văn bản, qua lớp vỏ ngữ âm của ngôn từ. Hà Huy Hoàng không giỏi trau chuốt về ngôn từ. Nhưng anh đầy ắp cảm xúc đằng sau lớp ngôn từ mộc mạc, đôi khi đến mức thật thà. Đó chính là ưu điểm và cũng là nhược điểm của thơ anh.Tiếng nói tình cảm của anh cháy bỏng từ cuộc sống đời thường, được anh thắp lên từ chính tiếng nói của đời sống, tạo nên hình tượng thơ sống động. Nhưng đôi khi, ở một vài chỗ thiếu sự mượt mà và sâu sắc cần thiết. Chính vì thế, trong bài Khúc ru... mẹ Thanh Thảo đã nhận xét về bài Thương mẹ của Hà Huy Hoàng rằng: “... Câu thơ thật dễ, mà viết ra được cũng thật khó, vì thế nó cảm động. “(Đặc sanVăn nghệ Quảng Ngãi, số 4 và 5, 1999).

Điểm mạnh của thơ Hà Huy Hoàng, đó chính là nhịp điệu. Anh đã phổ vào câu thơ hơi thở ấm nóng nhịp điệu đời sống và định vị tương xứng trong việc tạo dựng hình tượng thơ sống động. Do vậy, anh ít nhiều có sở trường về thơ lục bát, thể thơ Việt truyền thống. Chiếm gần nửa tập thơ, 31 bài, được tác giả luồn kim nối chỉ bằng thể thơ lục bát, để tạo nên màu hoa của mưa nắng quê nhà:
                        Ngủ đi em - giấc ngoan hiền
                        Quên đi bao nỗi ưu phiền xót xa
                        Một thời con gái kiêu sa
                        Giờ lo chạy gạo... dưa cà cùng anh!
                        Ngủ ngoan em - giấc mộng lành
                        Tình yêu chợt hoá anh thành khúc ru
                        Ngọt ngào hương gió mùa thu
                        Xua tan bức nóng, sương mù quẩn quanh...
                        Em - là - Xuân - của - lòng - anh
                        Ta ươm giống ngọt quả lành cho nhau!
                                                           
(Ru em)

Nhiều khổ thơ hay, ngôn từ đẹp, thể hiện được mạch cảm xúc mạnh mẽ, giàu hình tượng mà rất kiệm lời:
                        Em - giờ cách trở xa xôi
                        Nhớ thương buốt lạnh chỗ ngồi ngày xưa
                        Nhạt nhoà hoa nắng lưa thưa...
                        Vắng em, anh bỗng thấy thừa cả anh!
                                                           
(Hoa nắng hoa mưa)

Cố nhiên, Hoa nắng hoa mưa không thể tránh khỏi một vài nhược điểm như vẫn còn rơi rớt những cảm xúc dễ dãi, một vài bài thiếu sự hàm súc cô đọng hoặc đôi khi giọng điệu chưa thật trau chuốt cẩn thận như đã nói. Nhưng không thể đòi hỏi tất cả mọi điều đối với một tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm của một người viết trẻ. Người đọc có thể hình dung được rằng, với sức cảm, sức nghĩ mạnh mẽ như Hà Huy Hoàng, nếu anh vẫn giữ nhiệt huyết lâu bền đi với thơ ca, ắt sẽ có những thành công mới trong tương lai.

P.P.P
(185/07-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trần Vàng Sao là một người yêu nước. Điều này dễ dàng khẳng định cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa trực tiếp lẫn gián tiếp, không chỉ bởi lẽ anh đã chọn bút danh là Trần Vàng Sao, là tác giả của Bài thơ của một người yêu nước mình, mà còn chủ yếu là ở thế giới hình tượng nghệ thuật và thi trình của anh gắn liền với vận mệnh của đất nước và số phận của nhân dân. 

  • NGUYỄN DƯ

    Đang loay hoay thu dọn lại tủ sách bỗng thấy cuốn Dã sử bổ di. Tự dưng muốn đọc lại. Nhẩn nha đọc… từ đầu đến cuối!

  • NGUYỄN VĂN SƯỚNG

    Đi như là ở lại(*) là tập bút ký viết về những vùng đất Lê Vũ Trường Giang đã đi qua trong hành trình tuổi trẻ. Tác phẩm dày gần 300 trang, gồm 15 bút ký.

  • TRUNG TRUNG ĐỈNH

    Khóa học đầu tiên của trường viết văn Nguyễn Du do ý tưởng của ai tôi không rõ lắm. Nhưng quả thật, sau 1975, lứa chúng tôi sàn sàn tuổi “băm”, cả dân sự lẫn lính trận đều vừa từ trong rừng ra, đa số học hết cấp III, có người chưa, có người đang học đại học gì đó.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Tuổi thơ bao giờ cũng chiếm một phần tất yếu trong ký ức chúng ta. Sống cùng tuổi thơ là sống bằng mộng, bằng mơ, bằng cái hồn nhiên, cái thiện ban sơ, thiên đường đuổi bắt.

  • LIỄU TRẦN

    Lưu lạc đến tay một tập viết nhỏ “Thiền sư ở đâu”, tác giả Bùi Long. Chợt nghĩ, thời này là thời nào còn viết kiểu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Có thể gọi đây là cuốn hồi ký đặc biệt vì nhiều lẽ. Trước hết, vì tác giả hình như chưa viết báo, viết văn bao giờ. Bà là PGS.TS chuyên ngành Dược, nguyên Phó Giám đốc Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lại có “thế mạnh” hơn nhiều cây bút khác - Cao Bảo Vân là con gái của tướng Cao Văn Khánh (1916 - 1980).

  • HOÀNG THỤY ANH    

    Đỗ Thượng Thế là giáo viên dạy mỹ thuật. Ấy thế mà, nhắc đến anh, người ta luôn nghĩ đến nhà thơ trẻ. Cũng đúng thôi, nhìn vào hoạt động thơ ca và các giải thưởng của anh mới thấy cuộc chơi chữ đã lấn át hoàn toàn sân họa.

  • DO YÊN     

    Trong không khí kỷ niệm 72 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà văn - cựu chiến binh Nguyễn Quang Hà đã trình làng tiểu thuyết Nhật ký Đông Sơn, góp phần làm phong phú các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân.

  • TRẦN HOÀNG

    (Đọc "Giai thoại Nguyễn Kinh"
    Triều Nguyên sưu tầm - biên soạn. Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên 1990)

  • LÊ KHAI

    "Tuổi mười ba" tập thơ của Lê Thị Mây (Nhà xuất bản Thuận Hóa 1990) gợi người đọc nhận ra tính cách của nhà thơ.

  • NGUYÊN HƯƠNG    

    1. Có nhiều cách để người ta nói về Tết. Đó là một dịp để con người nghỉ ngơi, gặp gỡ, hàn huyên, và dù có được chờ đợi hay không thì Tết vẫn tới.

  • NGUYỄN VĂN CƯƠNG

    Thọ Xuân Vương Miên Định (1810 - 1886), tự là Minh Tỉnh, hiệu là Đông Trì, là con trai thứ ba của vua Minh Mạng và bà Gia phi Phạm Thị Tuyết.

  • NGUYỄN PHÚC VĨNH BA   

    Mùa Xuân là một chủ đề được thi hào Nguyễn Du nhắc đến khá nhiều trong thơ chữ Hán của cụ. Lạ thay đó là những mùa xuân tha hương buồn bã đến chết người.

  • ĐỖ HẢI NINH

    Trong công trình Ba thế hệ trí thức người Việt (1862 - 1954), trên cơ sở nghiên cứu về trí thức người Việt từ phương diện xã hội học lịch sử, GS. Trịnh Văn Thảo xếp Nguyễn Vỹ vào thế hệ thứ 3 (thế hệ 1925) trong số 222 nhân vật thuộc ba thế hệ trí thức Việt Nam (1862, 1907 và 1925)(1).

  • ĐỖ LAI THÚY

    Tôi có trên tay cuốn Tôi về tôi đứng ngẩn ngơ (tập thơ - tranh, Sách đẹp Quán văn, 2014) và Đi vào cõi tạo hình (tập biên khảo, Văn Mới, California, 2015) của Đinh Cường.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Đọc Chim phương Nam, tạp bút của Trần Bảo Định, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ TP. HCM, 2017).

  • HỒ TẤT ĐĂNG

    "Từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, tôi bỗng nhận ra rằng, cũng như bao người khác, cả gia đình tôi đã góp máu để làm nên cuộc sống hôm nay, nếu còn tồn tại điều gì chưa thỏa đáng, chính bản thân tôi cũng có một phần trách nhiệm trong đó.” (Phạm Phú Phong).

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Có những thời đại lịch sử nóng bỏng riết róng, đặt những con người có tầm vóc, có lương tri và nhân cách luôn đứng trước những ngã ba đường, buộc phải có sự chọn lựa, không phải sự nhận đường một cách mơ hồ, thụ động mà là sự chọn lựa quyết liệt mang tính tất yếu và ý nghĩa sống còn của tiến trình lịch sử và số phận của những con người sống có mục đích lý tưởng, có độ dư về phẩm chất làm người.