Những ngày qua, dư luận một lần nữa lại bất ngờ bởi kế hoạch thực hiện một vòng đại xòe với 5.000 người tham dự, nhằm lập nên kỷ lục Guinness thế giới về số lượng người tham gia vòng xòe lớn nhất.
Năm 2013, múa xòe cũng đã lập kỷ lục Việt Nam với 3.000 người tham dự
Không chỉ với kỷ lục Guinness mà còn có một thực tế là nhiều địa phương đang “chạy” để di sản văn của mình được công nhận cấp quốc gia và quốc tế.
Đua theo kỷ lục
PGS-TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, chia sẻ quan điểm, xã hội không nên chạy theo những kỷ lục hoàn toàn không có ý nghĩa về chất này, không khuyến khích di sản phi vật thể phát triển bền vững. Theo PGS-TS Nguyễn Văn Huy, xòe phải tồn tại trong cộng đồng làng bản, thôn xóm; trong các sinh hoạt tinh thần vui tươi của người dân địa phương, phù hợp với phong tục tập quán địa phương… Những kỷ lục đông người cùng xòe không có ý nghĩa gì với việc bảo tồn di sản này. “Chúng ta đã có rất nhiều bài học như 3.000 người hát quan họ, bánh chưng khổng lồ dâng vua Hùng… rồi, vì vậy, có nên chạy theo những kỷ lục không có ý nghĩa?”, PGS-TS Nguyễn Văn Huy đặt vấn đề.
Trong khi các tổ chức, cá nhân phải chi trả quá nhiều tiền để lập hồ sơ công nhận di sản, công nhận kỷ lục thì họ lại bỏ qua việc bồi đắp tri thức, những hiểu biết về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa cho cán bộ và nhân dân. Nhận thức sai thì dẫn đến hành động sai, đó là nguyên nhân khiến chính những người đi bảo vệ di sản văn hóa lại làm hư hại di sản văn hóa. Một trong những ví dụ cho sai lầm trong việc tôn vinh và lan tỏa di sản nhãn tiền trước đó là sự kiện tập hợp 3.000 người hát quan họ Bắc Ninh để lấy kỷ lục. Đó không phải là bảo tồn mà là phá hỏng di sản quan họ Bắc Ninh. Theo nhiều chuyên gia, muốn bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa cần phải có những tri thức cả trong dân gian lẫn tri thức khoa học.
Cũng liên quan tới vòng đại xòe “siêu khổng lồ” này, Thứ trưởng Bộ VHTT-DL Trịnh Thị Thủy đã có văn bản bày tỏ quan điểm cần thận trọng trong việc xác lập kỷ lục với các di sản. Văn bản nói rõ: “Việc tổ chức để xác lập kỷ lục đối với các thành tố của di sản nói riêng và của di sản nói chung cần hết sức cẩn trọng vì có thể vi phạm các khuyến cáo của UNESCO”. Nhắc nhở này không chỉ dành riêng đối với sự kiện vòng xòe đặc biệt này mà còn dẫn lại một số nguyên tắc mà UNESCO đã khuyến cáo đối với các quốc gia có đệ trình hồ sơ đề nghị ghi danh.
Chạy đua di sản
Trăn trở về “phong trào” trình hồ sơ xin công nhận di sản, GS Ngô Đức Thịnh đã từng thẳng thắn nhận định: “Tôi nghĩ đây là một hội chứng, đi liền với thói háo danh. UNESCO không quy định về số lượng di sản văn hóa mà các quốc gia làm hồ sơ xin công nhận, nên ai cũng muốn được tôn vinh. Làng nào, địa phương nào cũng muốn di sản văn hóa của mình được công nhận, vì đó được xem là một vinh dự lớn. Trên góc độ nào đó thì việc này là chính đáng, nhưng ào ạt công nhận các di sản văn hóa mà không đánh giá nghiêm túc sẽ là sai lầm. Tình trạng đó có thể tạo ra động lực để địa phương nâng cao ý thức bảo tồn di sản, nhưng cũng dễ gây ra sự đố kỵ lẫn nhau”.
Bộ VH-TT-DL nhấn mạnh, cần thận trọng trong các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản bởi có thể vô tình gây nên sự ganh đua giữa các cộng đồng hoặc giữa các quốc gia… Lưu ý giới thiệu di sản trong bối cảnh của chúng, chú trọng vào giá trị và ý nghĩa của chúng đối với cộng đồng có liên quan hơn là chỉ tập trung vào sức hấp dẫn về thẩm mỹ, hoặc giá trị giải trí của di sản. Đặc biệt, nếu tổ chức nó chỉ là một thứ giải trí, không làm cho di sản trở nên có ý nghĩa hơn. Thêm nữa, trong lĩnh vực văn hóa thì không được cố chứng tỏ là nhất hay nhì, không thể so sánh hơn thua.
Chia sẻ về việc làm hồ sơ xét công nhận di sản, nhiều chuyên gia cũng cho rằng đây là việc góp phần nhận diện di sản. Tuy nhiên, việc này cần tiến hành đồng thời với các giải pháp khác như bảo vệ, gìn giữ, phát huy chứ không chỉ làm hồ sơ rồi để bẵng đó. Không thể biến văn hóa thành cuộc chơi mang tính chạy đua kiểu thể thao như vậy. Giá trị của văn hóa nằm ở những giá trị tinh thần sâu xa đáng trân trọng chứ không phải ở những kỷ lục được đo bằng những con số, xa rời với truyền thống.
Theo Mai An - SGGP
Những tác phẩm văn học mang nặng tính giải trí dần chiếm lĩnh thị trường và thu hút ngày càng nhiều cây bút trẻ.
Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 1975; đặc biệt là sau tiến trình đổi mới đất nước năm 1986, văn học TPHCM có những bước phát triển rất ngoạn mục.
Hôm nay là Ngày Dân số Thế giới - ngày để chúng ta nhìn nhận những vấn đề liên quan tới dân số toàn cầu. Trong vô vàn những vấn đề trọng đại, nghèo đói là một vấn đề gây nhức nhối nhất.
Cố Tổng bí thư Lê Duẩn: 'Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc'
Tiểu thuyết ngôn tình hiện là “đặc sản” của văn học mạng Trung Quốc. Các nhà giáo dục cho rằng các nhân vật trong tiểu thuyết ngôn tình hiện nay quá… “sến sẩm”, siêu thực, khiến độc giả dễ có cách nhìn sai lệch về tình yêu và cuộc sống.
Sau 12 năm chờ đợi, Nghị định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể mới được Chính phủ ký ban hành, nhưng còn ý kiến trái chiều xung quanh tính khả thi, động lực đối với hàng ngàn nghệ nhân.
Hẳn có nhiều người luôn thắc mắc rằng - Hạnh phúc là gì mà ai cũng mải mê kiếm tìm? Và giới hạn nào cho sự giàu có của một đời người? Phải chăng, hạnh phúc là phải đi đôi với sự giàu có và ngược lại?
Người phụ nữ Úc có tên Turia Pitt là một trong những người phụ nữ dũng cảm và đáng ngưỡng mộ nhất thế giới, đó là lời bình luận của tờ tạp chí dành cho phụ nữ Úc - Women’s Weekly. Trong số ra tháng 6 của tờ tạp chí bán chạy nhất nước Úc, Turia Pitt đã dũng cảm xuất hiện trên trang bìa.
Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân.
Trò chuyện về các xu hướng của ngành xuất bản Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT AlphaBooks, cho rằng cần có những hành động mạnh mẽ hơn nữa của nhà nước và cả xã hội để thúc đẩy sự phát triển của tri thức, như vốn ODA hay các nguồn đầu tư khác cần được dành cho ngành xuất bản.
Dư luận nóng lên quanh thông tin hơn 10 nghìn tỷ đồng chi cho đề án “Quy hoạch và Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa giai đoạn 2012-2020”. PV trao đổi với ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL.
Hiện thực xã hội tăng tốc nhanh đến mức, không ai tưởng tượng nổi trong kỳ thi quốc gia lấy bằng tốt nghiệp cho 12 năm học, cả phòng thi môn Lịch sử lại chỉ có…1 thí sinh. Phục vụ thí sinh duy nhất ấy là cả một hội đồng thi ngót 20 con người cùng một rừng phóng viên tò mò săn đón. Những phòng thi môn Sử 1 người ấy đã đi vào…lịch sử!
Liệu với 2 mức đầu tư cho con người như đề án, đến năm 2030, chúng ta có đội ngũ sáng tác, sản xuất mạnh trong khu vực Đông Nam Á và châu Á?
Đình làng là kiến trúc độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa của người Việt từ hàng trăm năm trước. Không chỉ là công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, đình làng còn là nơi chứng kiến những hoạt động văn hóa vật thể và phi vật thể, nơi gắn kết và biểu lộ đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng. Triển lãm về nghệ thuật chạm khắc của đình làng Việt Nam đang được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97A Phó Đức Chính, quận 1).
Được ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới năm 2011, và dù tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và ban hành Kế hoạch quản lý cho di sản từ năm 2010 thế nhưng cho đến nay, công tác quản lý, bảo vệ và bảo tồn di sản Thành nhà Hồ vẫn còn bất cập.
Lò gốm cổ Hưng Lợi - được Bộ VH-TT xếp hạng là di tích khảo cổ quốc gia năm 1998 - nay chỉ còn là bãi rác.
Trong bức thư tâm huyết gửi tới VietNamNet, PGS Dương Quốc Việt, Bộ môn đại số- Khoa toán (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đề cập tới thói quen ru ngủ, tự đánh lừa mình và dẫn tới tha hóa trong giới nghiên cứu. Để có thêm một góc nhìn của người trong cuộc, VietNamNet giới thiệu bức thư này.
Ở phía Bắc, trường quay Cổ Loa được đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Trước đây, khi xây dựng phim trường Cổ Loa, các cơ quan quản lý cũng tưởng rằng ngoài việc phục vụ cho các đoàn làm phim, phim trường sẽ trở thành một địa chỉ tham quan du lịch kết hợp nhiều dịch vụ khác.
Chi hơn 2.000 tỉ đồng cho Festival đờn ca tài tử, Bạc Liêu nay kêu không còn tiền làm đường, kéo điện cho dân.
Ở thời điểm này, có thể rất nhiều người đang muốn hỏi một câu: Bộ trưởng Y tế của các quốc gia trên thế giới thường từ chức vì lý do như thế nào?