Covid là một cú sốc, nhưng Covid cũng là một món quà với trẻ em. Sớm hay muộn, Covid cũng sẽ rời xa, nhưng ngay lúc này, cha mẹ có thể biến không gian Covid thành một bài học lớn cho trẻ ngay tại nhà...
Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta (cả thế giới) sẽ còn phải sống chung với dịch Covid-19 dài dài. Chắc chắn thế hệ con cái chúng ta là thế hệ bị đánh dấu bởi hồi ức về Covid-19: Chúng chưa bao giờ được nghỉ Tết lâu như thế, chưa bao giờ phải học online lâu như thế, chưa bao giờ phải chứng kiến người lớn mất việc nhiều như thế, chưa bao giờ phải “sống trong sợ hãi” và chứng kiến nhiều cái chết ở gần đến thế… Covid-19 không kém khốc liệt so với hồi ức chiến tranh mà thế hệ từ 7x trở về trước nếm trải.
“May hay while the sun shines” (hãy phơi cỏ khi trời nắng), người Anh nói vậy. Mặc dù Covid-19 mang tới tai họa và phiền toái, nhưng nó cũng là một cơ hội tuyệt vời về giáo dục với trẻ em. Chúng ta hãy cùng tận dụng cơ hội từ Covid-19.
1. Phung phí sức khỏe là một tội lỗi: Sức khỏe là một ngân hàng tiết kiệm để duy trì sự sống. Covid-19 cho chúng ta cơ hội nhắc trẻ em về việc sức khỏe là khởi đầu của mọi thứ, của sự sống, của niềm vui, của thành công, của sự nghiệp… Do vậy, phung phí sức khỏe cá nhân là một tội lỗi với bản thân mình. Một đứa trẻ sẽ không tự nhiên học được giá trị của sức khỏe cho đến khi chúng có trải nghiệm thực tế về việc đau ốm, bệnh tật, mất mát của người thân và của chính mình. Sống trong Covid-19, thế hệ trẻ em thuộc “niên khóa” 2000, 2010, 2020 tận mắt chứng kiến cả thế giới đã vùng vẫy như thế nào để bảo vệ mạng sống, bảo vệ sức khỏe cho con người. Bài học đó lớn hơn bất kỳ lời răn đe, dạy dỗ nào của cha mẹ, ông bà, thầy cô về sức khỏe. Nhân dịp Covid-19 còn đang ở đây, bạn hãy “bồi” thêm cho trẻ sự trân trọng bản thân thông qua quý trọng sức khỏe. Đó là món quà giáo dục chúng ta có thể làm cho trẻ em, ngay lúc này.
2. "Mẹ Thiên nhiên" dữ dằn hơn chúng ta tưởng: Trong nhiều thế kỷ, trẻ em được học về cách con người khai phá và chế ngự thiên nhiên với một thái độ ngạo mạn hơn là khiêm nhường. Những người hiểu biết nhất trong khám phá tự nhiên - các nhà khoa học, lại là những người khiêm nhường nhất trước tự nhiên. Tuy nhiên, tiếng nói cảnh báo của họ hiếm khi được lắng nghe so với thái độ tự tin thái quá về khả năng “dời non lấp biển” của con người. Thiên tai và dịch bệnh được ví như “sự báo thù”, “sự trừng phạt” của "Mẹ Thiên Nhiên" trước một đàn con “ăn hỗn”, “bày bừa” và “xới tung” trên một mâm buffet đẹp đẽ mà bà đã kỳ công nấu nướng, trình bày và phục vụ. Hãy nhân cơ hội Covid-19 để chỉ cho trẻ em thấy thế hệ trước có phần bất cẩn như thế nào khi đối diện với thiên nhiên. Có thể chúng sẽ là thế hệ “xanh” hơn ông bà, cha mẹ chúng, yêu thiên nhiên bằng những hành động cụ thể để gìn giữ, hơn là chỉ là yêu thiên nhiên qua việc ngắm cảnh đẹp, check in, selfie và bỏ đi.
3. Học online là cách học của tương lai: Trước khi có Covid-19, việc học online không bị rào cản về công nghệ (vì công nghệ đã sẵn sàng), mà vì rào cản tâm lý. Do chưa thử, chưa biết, nên người ta tự kéo lùi mình lại với niềm tin rằng chỉ có gặp mặt trực tiếp mới học hành được. Đó là lý do trẻ em phải lội suối, chịu rét, dầm mưa để mà đến trường gặp được thầy cô lấy chữ mang về, sinh viên phải “nếm mật nằm gai” du học cho bằng được, bất chấp tốn kém..., thì ngày nay trải nghiệm học online cho thấy việc đó không cần thiết nữa. Đó chỉ là một lựa chọn, và học online là một lựa chọn khác, đôi khi hiệu quả hơn, kinh tế hơn, thông thái hơn. Chắc chắn thế hệ trẻ em lớn lên từ Covid-19 không còn lấn cấn với việc học online nữa. Dịch Covid-19 đã giúp chúng giỏi công nghệ hơn, rèn kỹ năng tự học tốt hơn, và kết nối xa hơn trước rất nhiều. Vừa qua, ngành giáo dục Việt Nam đưa ra khẩu hiệu “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, tôi thấy rất hay. Chúng ta đã quá quen với việc phải nhìn thấy trường học mới thấy tri thức, mới thấy người thầy, mới thấy việc học, nhưng thực ra rất cả những thứ đó đã tồn tại trên không gian online cả rồi. Khả năng học online giúp thế hệ trẻ có thể thu cả thế giới vào trong lòng mình, và khả năng này là sự khác biệt giữa các em và thế hệ cha mẹ, ông bà các em.
4. Covid-19 giúp chỉnh lại “cái thái độ”: Sự tiện nghi trước khi có Covid-19 khiến người ta coi mọi thứ là hiển nhiên. Sau khi có Covid-19 với bất tiện đủ đường, người lớn học được nhiều hơn về sự phụ thuộc nhau, sự giúp đỡ nhau, và lòng biết ơn. Nước giàu nước nghèo cũng học được cách hợp tác. Mọi người trong cộng đồng tích cực giúp nhau hơn. Có những chuyện hiếm khi xảy ra thì giờ cũng xảy ra: Nhiều người lao động cảm ơn công ty đã cho họ chỗ làm, không sa thải họ trong dịch Covid-19 và lần đầu tiên họ biết cảm ơn công ty vì điều đó (phong trào thank you letter to employer). Những bệnh nhân xưa nay chưa hài lòng với bệnh viện thì sẵn lòng đuổi đánh bác sĩ cũng có thể lần đầu tiên hiểu được đạo lý không được “cắn vào bàn tay đã đưa cơm cho mình”… Tất cả những thay đổi này trong quan hệ con người với con người tạo ra nhận thức đúng đắn cho trẻ em. Bài học đó trước Covid-19 có thể cha mẹ phải chật vật để dạy con.
5. Vẻ đẹp của “làm từ thiện”: Trong dịch Covid-19, những tấm gương về sự hào phóng trong làm từ thiện để hỗ trợ cộng đồng càng được biết đến nhiều hơn trước. Trẻ em nhìn thấy mọi thứ tích cực hơn và trả lời được câu hỏi “tiền nhiều để làm gì?”. Chúng có thể tư duy khác đi để không phải là một thế hệ trẻ làm giàu từ đầu cơ và hưởng thụ một mình. Cha mẹ có thể chia sẻ với chúng vô số những câu chuyện về những tấm lòng thật sự, không động cơ, không "làm màu" để chúng nhìn thế giới này ấm áp hơn.
Covid-19 là một cú sốc, nhưng cũng là một món quà với trẻ em. Chúng ta đều tin rằng sớm hay muộn, Covid-19 cũng sẽ rời xa, nhưng ngay lúc này, cha mẹ có thể biến không gian Covid-19 thành một bài học lớn cho trẻ ngay tại nhà. Hãy hành động trước khi Covid-19 biến mất!
Hoạt động đấu giá nghệ thuật ở Việt Nam mới đang ở buổi bình minh. Buổi đấu giá nghệ thuật chính thức đầu tiên được tổ chức cách đây chưa đầy hai năm bởi Công ty Cổ phần Bán đấu giá Lạc Việt tại Hà Nội hồi tháng 5/2016.
Nhiều biểu hiện cho thấy nhận thức của xã hội đối với sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Người dân chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà vẫn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại.
Tăng mức giảm giá sách lên tới 80% và không hạn chế số lượng ngày được giảm giá trong năm là những kiến nghị mà Hội Xuất bản VN vừa gửi lên Bộ Công thương.
Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng là những sản phẩm tinh thần đặc biệt, đáp ứng nhu cầu văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, bên cạnh những hiệu quả, những năm qua việc tổ chức và hoạt động lễ hội bộc lộ không ít những tồn tại, bất cập.
Cho rằng lễ Vu lan dần trở nên vững bền, sâu sắc hơn trong văn hóa Việt, tuy nhiên nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ trao đổi với Tiền Phong rằng cần xem lại nếu các nghi lễ đó quá trọng hình thức, tổ chức tràn lan theo phong trào.
Sau 9 ngày diễn ra sôi nổi, Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu Tuồng, Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 vừa chính thức bế mạc bằng lễ trao giải, tại Thanh Hóa. Theo đó, BTC đã trao 23 HCV, 20 HCB và 2 giải diễn viên trẻ triển vọng là Dương Thị Mai Linh (Nhà hát Chèo Nam Định), Nguyễn Đoàn Thiên Sinh (Nhà hát Chèo Ninh Bình).
Bản quyền, quyền tác giả, thẩm định thật giả đối với tác phẩm nghệ thuật… lại là vấn đề nóng trong dư luận những ngày qua.
“Đã qua rồi cái thời ca sĩ phải lệ thuộc quá nhiều vào ngoại hình và kể cả danh xưng. Nhiều giọng ca nổi tiếng, trụ được lại đến giờ ở ta, thử hỏi mấy ai mạnh về sắc vóc. Cuối cùng thì thời gian vẫn luôn đưa ra câu trả lời công tâm nhất cho những chân giá trị” - NSƯT Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long chia sẻ, trước đêm nhạc “Danh ca Việt Nam” tôn vinh 4 giọng ca nam thuộc 4 dòng nhạc (diễn ra tối 16.7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội).
Theo một số chuyên gia văn hóa, cần xem xét lễ hội chọi trâu dưới nhiều góc độ: văn hóa, du lịch, kinh tế... để có cách ứng xử hợp lý.
Hơn 90% người đến tham dự buổi nói chuyện “Chế ngự khủng hoảng tuổi thành niên” là thanh niên. Theo Ths Tâm lý học Nguyễn Lan Anh: đó là tín hiệu đáng mừng!
Việt Nam có nguồn lực văn hóa dồi dào, với các di sản vật thể và phi vật thể đa dạng. Nếu có chính sách hợp lý, chúng ta có thể đưa văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển hài hòa và bền vững.
"Chúng ta được hứa hẹn về một xã hội hoàn hảo, nhưng rồi chỉ nhận lại những trò chơi khăm, tin tức giả và một sự sụp đổ rõ ràng của sự lịch thiệp." Đó là một trong những nhận định thú vị được nêu ra tại bài viết của cây bút Josh Quittner, Giám đốc biên tập của trang tin Flipboard.
Suốt hơn 2 tháng qua, chuyện cấp phép biểu diễn ca khúc là đề tài nóng của công luận. Đặc biệt hơn sau sự việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) mới đây cập nhật danh sách hơn 300 bài hát thuộc diện được phổ biến rộng rãi, trong đó có nhiều ca khúc cách mạng đã thành giai điệu nằm lòng của nhiều thế hệ khán giả, thì câu chuyện quản lý cấp phép đã làm “nóng” cả hành lang nghị trường.
Việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn tạo ra bức xúc không đáng, làm tổn thương dư luận - đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng nhận định.
HẠ NGUYÊN
Câu chuyện dưới đây không hề là của trí tưởng tượng của bất kỳ cây bút hậu hiện đại nào bởi vì nó có thực.
Cộng đồng mạng đang dấy lên làn sóng tranh luận về văn hóa thưởng thức nghệ thuật - giải trí của khán giả, khi gần đây liên tục nhiều nghệ sĩ bị ném đồ vật lên sân khấu trong lúc đang biểu diễn.
Thời gian qua, vụ việc nữ sinh Phương Anh, học sinh trường THPT Phan Bội Châu (TP. Vinh, Nghệ An) tố cáo giám thị chép bài đưa cho thí sinh trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Cơ quan nọ mời một tiến sĩ đến nói chuyện với cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần nâng cao nghiêp vụ. Đó là người nổi tiếng trong một lĩnh vực, được rất nhiều nơi mời lên lớp, diễn thuyết.
Băn khoăn quanh việc 5 ca khúc sáng tác trước 1975 bị cấm lưu hành còn chưa có hồi kết, thì vừa mới đây dư luận lại thêm một lần ngạc nhiên đến… không tin nổi vì ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lâu nay chưa được cấp phép phổ biến. Sự ngạc nhiên ấy hoàn toàn có cơ sở bởi ca khúc này hiện đang được sử dụng trong chương trình SGK môn Âm nhạc lớp 9 - bậc THCS. Và khi dư luận ồn ào thì ca khúc lại được cấp phép biểu diễn.
Nhà văn Bùi Anh Tấn nổi tiếng hiền lành, ai nói gì ông thường cười cho qua. Thế nhưng mới đây, tác giả Một thế giới không có đàn bà đã tỏ rõ sự bực bội vì chuyện nhuận bút.