Câu chuyện lao động của người trí thức (*)

17:10 08/09/2008
PHONG LÊViệc xác định một đề tài nghiên cứu cho bất cứ ai bước vào con đường khoa học, theo tôi là động tác quan trọng đầu tiên, có ý nghĩa quyết định, như là một ô cửa, một đột phá khẩu trổ ra cái bầu trời, hoặc quang đãng hoặc vần vụ mưa gió, rồi anh ta sẽ được bay lượn ở trong đó.

Từ thành công của một đề tài, một luận án được hướng dẫn chu đáo và được thực hiện nghiêm chỉnh, người tập sự trẻ sẽ có một tư thế, một điểm tựa cho sự tiếp tục và thúc đẩy các mục tiêu từng bước, từ nhỏ đến lớn, từ hẹp đến rộng, con đường khoa học còn rất dài dặc ở phía trước.
Cố nhiên, hành trình đường đời còn đầy các biến cố, các sự kiện, các bước ngoặt mà không tuyệt đối tuân theo các định lệ mang tính tất nhiên, không lệ thuộc vào các động lực ban đầu. Câu chuyện này quả là còn dài, đủ cho hàng pho truyện mà tôi không có ý định dông dài lạm bàn ở đây.
Tôi chỉ muốn trở lại một ý: Yêu cầu chiếm lĩnh một đề tài, lớn hoặc nhỏ, ở tư cách người khai phá, người khám phá, dẫu chỉ nhích hơn, nhỉnh hơn người trước một chút, đó chính là mục tiêu của người làm khoa học, và theo tôi, đây cũng chính là mô hình chung cho mọi tìm tòi khoa học của người nghiên cứu, trên con đường vươn tới tư cách chuyên gia.
Là chuyên gia trong lĩnh vực khoa học cụ thể nào đó - nếu đúng là chuyên gia thực chất, chuyên gia thứ thiệt, được xã hội công nhận, thì tiếng nói của anh (qua giảng, nói, viết; qua việc thực hiện các đề tài lớn nhỏ) sẽ là tiếng nói có thẩm quyền. Tất nhiên quyền năng học thuật có khác với quyền năng hành chính. Mặt khác, quyền năng đó cũng không thể là tuyệt đối - một lần cho mãi mãi. Bởi bể học là không cùng. Và con đường khoa học là mở ra vô tận. Có thể tư cách chuyên gia ấy sẽ mất dần, khi anh ta hết khả năng tiếp cận với cái mới; khi quy luật tiếp nối, quy luật phủ định của phủ định phát huy tác dụng - một lớp người mới đã đủ sức thay thế và vượt lên.
Xét rộng ra thì khoa học đích thực phải luôn luôn chấp nhận sự tranh cãi, sự bác bỏ. Phải trong tranh cãi, trong nguy cơ bị bác bỏ mà mài sắc chính khả năng và chất lượng khoa học của người có tư cách chuyên gia. Không kể sự phát triển của khoa học cần đến nhiều trường phái, nhiều khuynh hướng, chứ không thể là độc quyền của cá nhân nào nhóm phái nào.
Yêu cầu về sự tồn tại của các xu hướng, trường phái trong khoa học, trong văn chương - học thuật, tôi nêu như một lý thuyết của sự phát triển, hoặc như một ao ước cho tương lai. Còn thực tiễn, thì lại chưa phải lúc tìm được sự lạc quan và thật sự yên tâm trong câu chuyện này.

Nói về công tác nghiên cứu khoa học là nói về một dạng lao động riêng - nó là lao động trí óc, lao động của người trí thức. Tức là lớp người lao động bằng các ý tưởng, và nhằm tạo nên các ý tưởng, theo cách hiểu của nhà xã hội học Pháp Edgar Morin.
Kiểu lao động nghề nghiệp thuần tuý bằng các ý tưởng và nhằm mục tiêu cao nhất là tạo nên các ý tưởng, dứt khoát không phải là thứ lao động tạo ra của cải vật chất cụ thể cho con người phấn chấn, vui mừng. Trái lại, đó là loại lao động trừu tượng, nhằm hướng tới một khái quát lý luận, trên sự theo đuổi trường kỳ và nhẫn nại của tri thức, chứ không tuỳ thuộc chủ yếu vào cảm hứng xuất sáo, bất thần. Tôi hình dung lao động của người nghiên cứu khoa học là thuộc dạng đó, dạng của con ong, cái kiến, chứ không phải dạng con bướm "liệng vành mà chơi". Và tôi hiểu vì sao con số những người nghiên cứu có tư chất học giả ở ta còn là rất ít ỏi, rất hiếm hoi vào bất cứ thời nào. Bởi con đường họ theo đuổi là con đường của trí thức được tích luỹ và tiêu hoá, tức là con đường của học vấn; lại đồng thời là con đường vận hành ráo riết của tư duy trừu tượng. Phải như vậy họ mới nhìn được các mô hình cho sự phát triển, và đưa con người vào các phát kiến để nhận thức và làm thay đổi thế giới, trong đó có thế giới khoa học và nghệ thuật.

Cuối cùng, năng lượng của trí thức, của trí tuệ bất cứ thuộc dạng nào cũng phải được thể hiện vào các sản phẩm cụ thể. Đó là các công trình, các chuyên đề, các bài nói - giảng, và viết. Tất cả, tách riêng ra hoặc gắn với nhau đều nhằm vào sự phong phú và đổi mới thế giới tinh thần và trí tuệ con người.
Viếtnói, "trước thư" và "lập ngôn" trong hiện thực các chuyên đề, các đề tài - đó là chuyện ai mà chẳng có thể làm, ai mà chẳng làm hàng ngày, tựa như ông Jourdain trong kịch của Molière, hàng ngày vẫn thường xuyên "sáng tác" văn xuôi mà ông không tự biết! Thế nhưng, ở tư cách người trí thức, đó là sự chứa đựng mọi khổ công, mọi đam mê, mọi bền bỉ tu luyện, đến có thể vắt kiệt mình. Để bù lại, nó chính là nguồn vui, là hạnh phúc. Nguồn vui của sự chiếm lĩnh - đầu vào; và sau đó là nguồn vui dâng hiến - đầu ra. Cũng đã từ lâu tôi luôn có niềm say mê tìm đến các bậc thầy, trong đó Nguyễn Hiến Lê là một trong các tấm gương cho mình noi theo. Và cái kinh nghiệm ông rút ra, thật xác đáng: Muốn hiểu, muốn nắm thật vững một vấn đề gì đó thì hãy viết (hoặc nói, nếu như không tiện viết hoặc không muốn viết - tôi xin phép được bổ sung) về chính nó.
P.L

(nguồn: TCSH số 165 - 11 - 2002)

 


---------------------
(*) Từ góc độ một người nghiên cứu khoa học xã hội

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HẢI TRUNGSông chảy vào lòng nên Huế rất sâuBản hùng ca của dãy Trường Sơn đã phổ những nốt dịu dàng vào lòng Huế, Hương Giang trở thành một báu vật muôn đời mà tạo hóa đã kịp ban phát cho con người vùng đất này. Chính dòng Hương đã cưu mang vóc dáng và hình hài xứ Huế. Con sông này là lý do để tồn tại một đô thị từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và sau này là Kinh đô Huế, hình thành phát triển đã qua 700 năm lịch sử.

  • HÀ VĂN THỊNH Nhân dịp “Kỷ niệm 50 năm Đại học Huế (ĐHH) Xây dựng và Phát triển”, ĐHH xuất bản Tạp chí Khoa học, số đặc biệt – 36, 4.2007.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNNăm 1959, nhân dịp vào thăm Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, đến gian trưng bày hiện vật và hình ảnh đồng chí Phan Đăng Lưu, đồng chí Lê Duẩn phát biểu: “Đồng chí Phan Đăng Lưu là một trí thức cách mạng tiêu biểu”.

  • NGUYỄN KHẮC MAITháng 3 –1907, một số sĩ phu có tư tưởng tiến bộ của Việt Nam đã khởi xướng thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục tại Hà Nội với mục đích “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” hô hào xây dựng đời sống mới mà giải pháp then chốt là mở trường học, nâng dân trí, học hỏi những bài học hoàn toàn mới mẻ về dân chủ, dân quyền, dân sinh, dân trí, cả về sản xuất kinh doanh, xây dựng lối sống văn minh của cá nhân và cộng đồng.

  • HỒ THẾ HÀ Thật lâu, mới được đọc tập nghiên cứu - phê bình văn học hay và thú vị. Hay và thú vị vì nó làm thỏa mãn nhận thức của người đọc về những vấn đề văn chương, học thuật. Đó là tập Văn chương - Những cuộc truy tìm(1) của Đỗ Ngọc Yên.

  • ĐOÀN TRỌNG HUY

    Huy Cận có một quãng đời quan trọng ở Huế. Đó là mười năm từ 1929 đến 1939. Thời gian này, cậu thiếu niên 10 tuổi hoàn thành cấp tiểu học, học lên ban thành chung, sau đó hết bậc tú tài vào 19 tuổi. Rồi chàng thanh niên ấy tiếp tục về học bậc đại học ở Hà Nội.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHTrước hết phải thừa nhận rằng, từ ngày có quỹ hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật cho các Hội địa phương thì các hoạt động nghề nghiệp ở đây có phần có sinh khí hơn. Nhiều tác phẩm, công trình cá nhân cũng như tập thể được công bố một phần nhờ sự kích hoạt từ quỹ này.

  • THẠCH QUỲTrước hết, tôi xin liệt kê đơn thuần về tuổi tác các nhà văn.

  • TÙNG ĐIỂNLTS:  “Phấn đấu để có nhiều tác phẩm tốt hơn nữa” là chủ đề cuộc tập huấn và hội thảo của các Hội Văn học Nghệ thuật khu vực miền Trung và Tây Nguyên tại thành phố Nha Trang đầu tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên, ngoài nội dung đó, các đại biểu còn thảo luận, đánh giá hiệu quả sử dụng quỹ hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật trong mấy năm gần đây.Nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, nhiều tham luận sâu sắc chân thành đã được trình bày tại Hội nghị.Sông Hương xin trích đăng một phần nội dung trên trong giới hạn của chuyên mục này.

  • PHẠM PHÚ PHONGMột đặc điểm tương đối phổ biến của các tác giả sáng tác ở miền Nam trước đây là hầu hết các nhà văn đều là những nhà văn hoá, tác phẩm của họ không chỉ thể hiện sự am hiểu đến tường tận các lĩnh vực văn hoá, mà trong một đời văn lực lưỡng của mình, họ không chỉ sáng tác văn chương mà còn sưu tầm, dịch thuật, khảo cứu nhiều lĩnh vực văn hoá như lịch sử, địa lý, địa chí, ngôn ngữ, dân tộc học, văn học và văn hoá dân gian, như các tác giả từng toả bóng một thời là Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Chánh Sắt, Đông Hồ, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Xuân, Sơn Nam... trong đó có Bình Nguyên Lộc.

  • PHAN KHÔILời dẫn Bài mà tôi giới thiệu dưới đây thuộc một giai đoạn làm báo của Phan Khôi còn ít người biết, − giai đoạn ông làm báo trên đất Thần Kinh, tức thành phố Huế ngày nay, những năm 1935-1937; khi ấy Huế đang là kinh đô của triều Nguyễn, của nước Đại Nam, nhưng chỉ là một trung tâm vào loại nhỏ xét về báo chí truyền thông trong toàn cõi Đông Dương thời ấy.

  • PHONG LÊÔng là người cùng thế hệ, hoặc là cùng hoạt động với Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Như Phong... Cùng với họ, ông có truyện trên Tiểu thuyết thứ Bảy và Trung Bắc chủ nhật trong những năm 1941-1945. Cùng hoạt động trong Hội Văn hóa cứu quốc đầu Cách mạng tháng Tám, và tham gia xây dựng văn nghệ kháng chiến, làm tờ Tạp chí Văn nghệ số 1 - tiền thân của tất cả các cơ quan ngôn luận của Hội Văn nghệ và Hội Nhà văn Việt Nam.

  • TRẦN VĂN SÁNGCó thể nói, học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết, là học tập cách viết và cách lập luận chặt chẽ qua từng câu chữ, mỗi trang văn chính luận. Những văn bản: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Tuyên truyền”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn Độc lập” luôn là những áng văn mẫu mực về phong cách ngôn ngữ ngắn gọn, chắc chắn, dễ hiểu, chính xác và giàu cảm xúc.

  • TRẦN THỊ MAI NHÂNNgười ta kể rằng, ở Ấn Độ, trong cái nhộn nhịp của cuộc sống, con người thường nghe văng vẳng tiếng gọi: “Hãy chở ta sang bờ bên kia”. Đó là tiếng gọi của con người khi “cảm thấy rằng mình còn chưa đến đích” (Tagore).

  • HOÀNG THỊ BÍCH HỒNGKhái niệm “Lạ hoá” (estrangemet) xuất hiện trong những năm 20 của thế kỷ XX gắn với trường phái hình thức Nga. Theo Shklovski thì nhận thức của con người luôn có xu hướng tự động hoá để giảm bớt năng lượng tư duy, “người ta thường dùng những từ quen thuộc đến sờn mòn”(1).

  • VÕ THỊ THU HƯỜNGTrời đất bao la mênh mông, ẩn chứa thật nhiều những bí mật mà con người chúng ta không ngừng khám phá mỗi ngày và cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu mới mẻ và kỳ lạ.

  • TZVETAN TODOROV Lời dẫnNền văn chương đang lâm nguy (La littérature en péril)(1), đó là tựa đề cho cuốn sách mới nhất, vừa được xuất bản ở Pháp của nhà lý luận văn học nổi tiếng: Tzvetan Todorov - đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa cấu trúc, tác giả của nhiều công trình khoa học tầm cỡ.

  • LẠI NGUYÊN ÂN 1. Phạm trù chủ nghĩa cá nhân (individualisme) của tư tưởng phương Tây được Phan Khôi (1887-1959) đề cập từ cuối những năm 1920 đầu những năm 1930, khi mà một trong những đề tài thu hút ngòi bút viết báo của ông chính là vấn đề thời sự của đời sống văn hoá tư tưởng đương thời: trạng thái và số phận của những tư tưởng cổ truyền phương Đông trước một xu thế đang diễn ra trên chính phương Đông, được gọi là xu hướng “Âu hoá”.

  • HỒ THẾ HÀPhân tâm học ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc nhận thức những vấn đề thầm kín, vi diệu nhất của tâm sinh lý con người. Nó trở thành khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của mọi hành vi trong đời sống ý thức và vô thức của mỗi cá thể người.

  • TRẦN THỊ THANH NHỊ “Tôi bị thôi thúc bởi một thứ khao khát hiểu biết có liên quan đến những quan hệ giữa người với người hơn là với các đối tượng tự nhiên.”(Sigmun Freud)