Cái cô đơn kiêu hãnh của nhà văn Đỗ Chu

09:32 25/06/2019

Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, đối với người nghệ sĩ, cô đơn tự xác lập hay cô đơn do ngoại cảnh, đó đều là những đặc ân. Bởi nhờ có cô đơn làm chất xúc tác, cảm thức sáng tạo mới bùng vỡ nơi người nghệ sĩ...” - Nhà văn Đỗ Chu cũng từng bảo: “Nghệ sĩ cô đơn được càng tốt!”.

Nhà văn Đỗ Chu (trái) và nhà báo Nguyễn Thanh Đạm tại Đà Lạt, 4/2019

Ấy là nói trên phương diện lý thuyết thì về cơ bản nó vậy! Thực tế không phải ai cũng đạt tới cảnh giới của cô đơn và bừng thức sáng tạo, nhất là trong cảnh huống rất cần sự hòa đồng theo kiểu xã giao nếu có nhún nhường một chút cũng chẳng ảnh hưởng gì tới mình, thậm chí còn được coi là người khôn khéo, lịch thiệp.

Thành ra giữa đám đông vây bủa mà vẫn nhẩn nha cô đơn đưa tâm trí du hành tới những bến bờ xa lạ của tâm tưởng đích thị phải là người có thừa tài năng và một cốt cách kiêu hãnh.

Kẻ tài hèn sức mọn khó lòng kham nổi trước sự gây ảnh hưởng từ đám đông và vì thế nội giới luôn bị ngoại giới tác động, gây nhiễu.

Tôi quan sát và thấy, thường thì người nghệ sĩ rất dễ xác lập sự cô đơn tự thân, nhưng lại rất khó để tách khỏi đám đông ầm ĩ, trong khi ai cũng biết sự sáng tạo chỉ có thể làm được trong im lặng nghĩ ngợi.

Nguyên do của cái sự trên là bởi trong huyết quản người nghệ sĩ, ít nhiều đều có một gã nhân văn án ngự, sợ làm người khác buồn lòng nên không nỡ từ chối những niềm vui mang bộ mặt xã giao, chiếu lệ.

Cũng do lo sợ người khác buồn lòng, vô hình trung, người nghệ sĩ tự đẩy cái tôi cá biệt ra khỏi mình để chạy theo ve vuốt niềm vui giả do kẻ khác tạo ra.

Nhà văn Đỗ Chu không thế! Giữa đám đông ầm ĩ hay một mình cô đơn thăm thẳm, ông luôn là một Đỗ Chu kiêu hãnh, không dễ để thỏa hiệp với bất cứ ai và bất cứ điều gì không phải mình, cả trong văn chương lẫn trong đời sống.

Chính vì điều này, những ai chưa hiểu tính rõ nết, hoặc mới lần đầu tiếp xúc với nhà văn Đỗ Chu, ít nhiều có chung cảm giác... khó chịu.

Cái sự... khó chịu đó, một lần nữa được nhạc sĩ Đình Nghĩ kiểm chứng. Chẳng là, giữa tháng 4 năm 2019, nhà văn Đỗ Chu vào Đà Lạt chơi. Biết ông vào Đà Lạt, nhiều văn nghệ sĩ ở Lâm Đồng đã tìm đến nghe Đỗ Chu nói chuyện văn chương.

Ông thông tuệ, lại có lối dẫn chuyện rất duyên trong ngôn ngữ, trong hình tượng, trong tình tiết, bố cục; rồi cả cách nhấn câu, nhả chữ cũng rất sóng sánh nên nghe Đỗ Chu nói chuyện văn chẳng khác gì đọc văn ông: chỉn chu, kỹ lưỡng, mực thước và trau chuốt... rất thú.

Câu chuyện văn chương đang nắc nỏm, nhà văn Đỗ Chu chợt dừng lại nói có việc phải đi tìm mua một chiếc veston để mặc cho đỡ lạnh, vì mới từ Sài Gòn lên Đà Lạt và không mang theo áo khoác ngoài.

Bấy giờ, mọi người mới nhận ra sự sơ ý của mình, vì để ông mải nói chuyện văn trong khi chỉ mặc phong phanh mỗi chiếc áo sơ mi mỏng. Trên đường ra chợ Đà Lạt, nhà văn Đỗ Chu nêu yêu cầu: “Đó phải là loại veston cũ, có sợi bằng cotton. Ta không có cảm tình với đồ veston mới!”.

Mất cả buổi sáng sục sạo khắp các quầy sạp bán veston cũ tại chợ đồ xôn Đà Lạt và một số cửa hàng bán đồ xôn trong nội đô, nhà văn Đỗ Chu vẫn chưa thể tìm được chiếc veston ưng ý.

Mặc dù nếu có tìm được chiếc áo ưng ý, ông cũng chỉ sử dụng trong vòng 24 tiếng đồng hồ, trở về Hà Nội thời tiết nóng nực, chiếc veston không còn ý nghĩa nữa.

Tuy vậy, với nhà văn Đỗ Chu, việc chọn áo cũng không thể qua quýt, sơ lược. Ông thà chịu lạnh, chứ nhất quyết không chịu khoác vào người chiếc áo không phù hợp.

 

Thế rồi, nhà văn Đỗ Chu vẫy tay đón taxi đến nhà riêng của nhà báo Nguyễn Thanh Đạm chơi. Tại đây, nhạc sĩ Đình Nghĩ bảo sẽ tặng ông một chiếc veston vừa ý và tức tốc trở về nhà để lấy áo.

Quả nhiên, một lúc sau, nhạc sĩ Đình Nghĩ quay lại với chiếc veston rất đẹp, trước sự trầm trồ của những người có mặt ở đấy. Mọi người nghĩ, thể nào nhà văn Đỗ Chu cũng sẽ thích chiếc áo kia thôi, bởi nhạc sĩ Đình Nghĩ xưa nay có tiếng kỹ tính, chỉn chu, gu ăn mặc lại khá gần gu của nhà văn Đỗ Chu.

Cầm chiếc áo trên tay, nhà văn Đỗ Chu thừa nhận áo có màu đẹp, chất lượng vải tốt nhưng cảm ơn và từ chối. Quá ngạc nhiên, mọi người hỏi lý do, ông bèn thủng thẳng đáp: “Áo ngắn hơn người ta độ 2 phân. Đỗ Chu nó phải lụ khụ. Mặc áo này vào thì nó không còn là ông Chu nữa”.

Cứ nhìn vào tình tiết nhỏ này đủ biết nhà văn Đỗ Chu là người kỹ tính đến mức gàn bướng, khắt khe. Chẳng trách một số người vẫn bảo: Tính Đỗ Chu khó chịu và cố chấp lắm!

Tôi thì nghĩ, các tài năng lớn thường là những cá tính mạnh. Cá tính là dấu hiệu xác đáng của tài năng. Chỉ những ai thật sự mang sứ mệnh sáng tạo mới chấp nhận sống lầm lũi cô đơn trên con đường riêng của mình.

“Đã không có thân phận, không có buồn vui riêng tư, phỏng cái viết ra liệu ai đọc, cái hát lên liệu ai nghe. Mỗi nhà văn cần phải tìm một con đường riêng cho mình trong sáng tạo nghệ thuật. Điều ấy là sống còn”, nhà văn Đỗ Chu tâm sự.

Cái cá tính sáng tạo, hay con đường riêng đó, lại chỉ có thể tìm thấy trong cô đơn im lặng. Im lặng nghe tiếng vọng thẳm sâu của bản thể, Đỗ Chu đã sáng tạo nên những trang văn nhiều nghĩ ngợi, đậm lắng. Đó là cái nghĩ ngợi của người luôn biết tìm cái tĩnh trong cái động, tìm cái mấu chốt trong những ngổn ngang việc đời.
 

Nhà văn Đỗ Chu, tên khai sinh là Chu Bá Bình. Ông sinh năm 1944, tại xã Quảng Minh, nay là thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, hiện sống ở Hà Nội. Truyện ngắn và tùy bút của nhà văn Đỗ Chu được bạn đọc nhiều thế hệ đón nhận, với một văn phong giàu chất thơ lắm nghĩ ngợi. Ông là chủ nhân của một số giải thưởng văn chương danh giá: Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng ASEAN, Giải thưởng Hồ Chí Minh.


Theo Trịnh Chu - GD&TĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Hội Nhà văn Việt Nam được chính thức thành lập từ năm 1957, sau Hội nghị thành lập Hội diễn ra tại trụ sở Câu lạc bộ Đoàn Kết, từ 1/4 đến 4/4/1957. Trong lịch sử văn học Việt Nam thời hiện đại đây là lần đầu tiên có một tổ chức của những người lao động văn học trên  toàn quốc.

  • Tái hiện bức tranh Hà Nội thời bao cấp, rồi từ đó đi tìm cái chất nhân văn thuần nhất trong đời sống con người, “Chuyện ngõ nghèo” là cuốn tiểu thuyết đánh dấu sự trở lại của Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh năm 2017 sau một loạt các tiểu thuyết đình đám như: Mẫu Thượng Ngàn, Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa…

  • 1. “Thiện, Ác và Smartphone” là tập tiểu luận thứ hai của Đặng Hoàng Giang, sau “Bức xúc không làm ta vô can” - cuốn sách ra mắt năm 2015 và gây được tiếng vang rộng rãi.

  • Nhân chuyến trở lại Việt Nam truyền giảng phật pháp, ngày 4-4, Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche đến từ Ấn Độ đã dành nhiều thời gian giao lưu cùng bạn đọc tại TPHCM.

  • Nguyễn Trí được biết đến vào năm 2013 khi tác phẩm Bãi vàng, đá quý trầm hương (NXB Trẻ) đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. “Sự nghiệp” cầm bút của Nguyễn Trí đến nay mới chỉ 5 năm nhưng ông đã có 9 cuốn sách truyện dài, truyện ngắn ra đời.

  • Phan Việt vừa có buổi giao lưu về tác phẩm mới nhất, cũng là tác phẩm chị cho là quan trọng nhất trong bộ ba "Bất hạnh là một tài sản" của mình.

  • Sáng 21-3, tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM, đã diễn ra buổi ra mắt tập tiểu luận, phê bình Nhà văn Lê Văn Thảo trong lòng đồng nghiệp do Hội Nhà văn TP thực hiện (NXB Hội Nhà văn xuất bản).

  • Nhà sách Trí Việt cho biết sau gần 3 năm thực hiện với 6 lần chỉnh sửa, Hội đồng thẩm định cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” do Ban Tuyên giáo TƯ thành lập đã đồng ý cho phép xuất bản cuốn sách này.

  • Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chính luận giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động, Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống.

  • Ngày 4 và 5/1, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành họp để bình chọn bảy tác phẩm xuất sắc của làng viết năm qua. Kết quả được công bố hôm 10/1.

  • Nghiên cứu công phu, tư liệu chính xác, văn phong mạch lạc và giàu cảm xúc, tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không chỉ khiêm tốn “bổ khuyết” mà là công trình giàu tâm huyết với những khám phá ngạc nhiên mới lạ rất hữu ích.

  • Nói về cuốn sách phê bình văn học Giăng lưới bắt chim của mình, Nguyễn Huy Thiệp hay nhắc lại điều thoạt tiên tưởng rằng ông "lấp lửng": tôi viết có đúng có sai, có chính xác có nhầm lẫn, viết khi mình "đang còn nửa mê nửa tỉnh".

  • Có một thực tế là rất nhiều người song hành giữa việc viết văn và viết báo. Xét về góc độ thể loại thì văn học và báo chí là hai thể loại khác nhau nhưng giữa chúng lại có sự tương đồng với nhau về nhiều khía cạnh. Vì thế việc song hành giữa văn chương và báo chí là điểu dễ hiểu.

  • hông biết đã đến đáy chưa thảm trạng tác giả (khoa học và nghệ thuật) bị xâm hại trắng trợn về bản quyền như hai công trình về dân tộc học của GS.Từ Chi, và về sử học của GS.Trần Quốc Vượng. Hai tác giả có tên tuổi đã quá cố, và những nhà xuất bản gây nên sự cố, làm méo mó, biến dạng đứa con tinh thần của họ lại là những nhà xuất bản có những cái tên rất sang, là cơ quan ngôn luận của những cái hội nghề nghiệp lẽ ra phải rất nghiêm chỉnh, đứng đắn trước công luận. Các cơ quan truyền thông đã lên tiếng. Không biết gia đình, thân nhân của hai tác giả có ý kiến gì không? Ta đã có lệ luật gì về những vụ việc như vậy, để đưa ra tòa án dư luận?

  • Chiều 7.10, Hội đồng giám khảo giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội gồm các nhà văn, nhà thơ: Bằng Việt, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Mỹ, Nguyễn Sĩ Đại, Lê Minh Khuê, Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Thành Phong đã họp phiên chung khảo.

  • Ngày 4/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Tác phẩm văn xuôi, trong đó có truyện ngắn xuất hiện trên báo chí đã trở thành món ăn tinh thần nhiều năm nay cho độc giả. Tuy nhiên, dường như món ăn tinh thần này đang ngày càng có xu hướng bị co lại, bị thay thế.

  • Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh, cách mạng thời gian qua đã có nhiều đổi mới và được giới chuyên môn ghi nhận.

  • Viết về cuộc Cách mạng mùa Thu 70 năm về trước, nhà văn  Nguyễn Đình Thi -  người can dự, đồng thời là chứng nhân của cuộc cách mạng vĩ đại đó (Năm1945 ông dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào và được cử vào Ủy ban Giải phóng dân tộc; sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Ủy viên thường trực) đã ví nó giống như “một cuộc lột vỏ”, “rũ bùn” đứng lên của con người, của dân tộc Việt Nam: Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Đất nước).        

  • Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới về văn hóa văn nghệ được đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), văn học Việt Nam đã có nhiều bước chuyển sâu sắc, đạt nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các thể loại, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của con người và xã hội.