Bức tranh toàn cảnh quần thể di tích Huế trước cơn đại hồng thủy thế kỷ

14:55 30/10/2009
QUÍ HOÀNGLăng tẩm trừ lăng Khải Định, Hổ Quyền, trong Hoàng Thành trừ Thái Bình Lâu, Lẩu Ngọ Môn ở vị thế cao nên thoát khỏi nước. Còn tất cả 14 khu di tích khác với hàng trăm công trình kiến trúc đều bị ngập trong biển nước. Chỗ cao nhất trong nội thành cũng ngập 1 mét 50 nước, chỗ ngập sâu nhất của lăng Minh Mạng là trên 5 mét. Nhà bia ở đây nước ngập dần tới mái.

Hình ảnh về trận lụt tháng 11 - 1999 ở Huế

Nước chảy đến đâu hoành hành tơi bời đến đấy. Các cung điện trong Hoàng cung nước lũ ngâm lâu đã làm cho các bờ nóc, bờ quyết bị nứt rạn, mái bị sụt gây thấm dột nghiêm trọng. Từ Điện Long An, Hiển Lâm Các, Hòa Khiêm Điện đến lầu Ngũ Phụng, Điện Thái Hòa, Thế Miếu, Hưng Miếu... phần kiến trúc bằng gỗ bên trong bị ướt dầm dề. Các cột sơn son thếp vàng ở Điện Thái Hòa gặp nước dã rạn chân chim. Nếu không cứu gỡ kịp thời sẽ bong ra từng mảng loang lở.

Nước lớn chảy mạnh ào ạt đường hào xung quanh thành làm hầu hết hệ thống lan can thành cầu bắc qua hào ở các cửa vào ra của kinh thành đều sập và sạt lở nặng.


(Thành cầu trước cửa Thượng Tứ bị đổ - Ảnh: Phan Thanh Hải)


Ngâm nước, đất nhão cộng với gió mạnh đã làm đổ 50 cây cổ thụ, tàn phá nặng nề cảnh quan những khu di tích. Hệ thống tường thành các công trình bị nứt, sát lở và đổ từng mảng lớn. Nước mang theo phù sa, đát, cát, khi rút, để lại khối lượng đất cát khổng lồ. Riêng ở Lăng Minh Mạng đất bùn ngập toàn bộ đường đi. Bùn trên sân chầu dày từ 30 phân tới 70 phân. Ao hồ và đường hào Lăng Minh Mạng, Tự Đức bùn đầy lên cả mét. Nếu không nạo vét, nước hồ sẽ nông choèn, gây ảnh hưởng tới cảnh quan.

Ai trở lại lăng Gia Long sẽ không khỏi giật mình: nóc Điện Minh Thành dột nặng, tường Tả Tùng tự vỡ, ngói mái sụt lở, vỡ nham nhở. Đá xây phần mộ vua Minh Mạng bị trôi, mộ lún từng phần. Kè đá phía Tây và lan can lăng Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (mẹ Minh Mạng) bị vỡ 3 mét 50. Miếu thờ Thiên Y A Na bị sập đổ hoàn toàn.

Hệ thống đường đi đến các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Đồng Khánh, Khải Định... đều bị sạt lở, vừa mất cảnh quan, vừa gây khó khăn cho xe cộ đi lại của khách tham quan.


Toàn bộ sự thiệt hại này lên tới 4 tỷ đồng. Chưa tính tới sự sụp đổ phía trước Minh Mạng Hòn Chén, Linh Mụ. Sự sụp lở ở lăng Minh Mạng, Điện Hòn Chén và Chùa Linh Mụ là rất đáng kể. Nước sông tàn phá đất trước cửa lăng Minh Mạng, xâm thực vào phía trong tới 300 mét. Chỉ còn cách tường thành của Lăng chừng 50, 60 mét nữa là cùng. Trước đây vài năm, công ty di tích đã khoan thăm dò sâu 7,8 mét, thấy kết cấu bên dưới là đất và bùn. Rõ ràng khu vực lăng xây dựng là khu đất bồi chứ không phải đất nguyên thổ.

Ở điện Hòn Chén. Từng mảng đất phía trước đền gần Am Ông Hạ Ban, Am Thủy Phủ, Am Cô Ngọc Lan bị lũ cuốn và sụp đổ hoàn toàn. Chân núi bị nước đào hàm ếch, thế đất đá bên trên đang rất chênh vênh. Những vết nứt hiện tại đe dọa một sự sụp đổ khó tính trước.

Tại Chùa Thiên Mụ sạt lở các cấp bậc trước chùa lối xuống sông Hương. Đường lên du lịch chùa, ở phía đông xe ô tô không chạy qua được, đường chỉ còn lại chừng 1 mét 50 đủ cho xe hai bánh qua lại. Phần đất trước tháp Phước Duyên giường như hình con rùa nhoai ra mặt sông. Nếu phần đất này không được gia cố với kiến trúc đặc biệt sẽ rất nguy hiểm cho sự tồn tại của tháp Phước Duyên và các kiến trúc phía trong.

Củng cố hoàn chỉnh giải quyết sự cố sụp đổ ở ba công trình này không thể ngày một ngày hai, đòi hỏi phải có thiết kế hết sức chu toàn mới bảo vệ lâu dài các công trình này. Công ty di tích Huế đã liên hệ với Viện kiến trúc xây dựng của nhà nước có đề án đặc biệt để cứu nguy cho sự tan vỡ trước sóng lũ của 3 công trình trên. Bạn đọc sẽ được thông tin ngay khi đề án được công bố.

Ngay sau khi nước rút, ngày 7-11-1999 Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã có thư gửi ông Richard Engelhardt và văn phòng UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương báo cáo những thiệt hại của lũ lụt đối với quần thể di tích Huế, sự cố gắng của Huế khắc phục hậu quả và đề xuất xin 3 kiến nghị như sau:

1- Hội Đồng Di Sản Thế Giới thông qua quỹ di sản có chương trình tài trợ khẩn cấp cho khu di tích Huế.

Kêu gọi sự tài trợ, giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức, cá nhân trên khắp thế giới tham gia khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra làm tổn hại đến di sản thế giới ở Huế.

2- Giúp đỡ, tài trợ một số trang thiết bị cần thiết như: 1 ca nô lưu động để sử dụng trong mùa lũ; 1 bộ giàn giáo nhiều chức năng để kê kích giữ gìn các tài sản khi cần thiết, cũng như gia cố tường thành, công trình có nguy cơ sụp đổ; 1 bộ thiết bị bơm vừa bằng áp lực để gia cố công trình; các loại hóa chất chống thấm dột, hóa chất chống mối mọt; một số hòm chuyên dùng để lưu giữ phim ảnh, băng Vidéo tư liệu...

3- Cử chuyên gia có kinh nghiệm về gia cố nền móng và địa chất công trình đến Huế để đánh giá thiệt hại, nguy cơ gây hư hại, giúp đỡ lập dự án, giải pháp bảo tồn cho các khu di tích Minh Mạng, Thiên Mụ, Hòn Chén.

Từ ngay sau khi nước sông Hương rút, 600 cán bộ công nhân viên Trung tâm Di tích và UBND tỉnh chi viện cho Trung tâm 2460 sinh viên cùng tham gia khắc phục lũ lụt.

Với ý thức bảo vệ Di sản Văn Hóa Thế Giới, nhờ sự nỗ lực của toàn dân, của các lực lượng chi viện, đến nay các khu di tích đã lại mở cửa phục vụ khách tham quan.

Q.H
(130/12-1999)





 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Tuy chỉ là món ăn dân dã và phổ biến ở Huế, nhưng để chế biến được một tô bánh canh cá tràu ngon đúng vị… món ăn này cũng đòi hỏi người chế biến phải tỉ mẩn và khéo léo. Ở Huế, bánh canh có nhiều cách chế biến khác nhau, như bánh canh nấu tôm, chả cua, bò viên, da heo... Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất vẫn là bánh canh cá tràu (người Bắc gọi là cá quả, miền Nam gọi đó là cá lóc).

  • Huế những ngày này mưa dài lê thê. Từ sáng đến tối hầu như mưa không lúc nào ngớt. Đi kèm mưa là cái lạnh rét luồn vào da thịt, làm tím tái những khuôn mặt, bàn tay, đôi chân trần đang tất tả mưu sinh trên đường phố.

  • BẠCH LÊ QUANG

    Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.

  • HỒ THỊ HỒNG

    Vua Thiệu Trị từng nói với bề tôi rằng: “Việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình”(1). Nhưng với truyền thống hiếu học của nhân dân ta, từ lâu vấn đề giáo dục đã được xã hội hóa một cách sâu rộng từ trong từng gia đình, dòng họ và toàn xã hội Việt Nam.

  • (SHO). “Đã mê ớt đỏ cay nồng
    Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
    Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
          Mời nhau buổi sáng chân thành món quê”

  • PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

    Trong chuyến đi Huế dự lễ kỷ niệm ba mươi năm Tạp Chí Sông Hương vừa rồi, tôi được Tổng Biên Tập Hồ Đăng Thanh Ngọc ghé tai thông báo: “Chị cứ đi chơi Sông Hương và thăm quan quanh cố đô Huế những chỗ chưa biết, nhưng đừng nên khám phá hết để còn có cái thôi thúc mình lần sau vô  Huế mà khám phá tiếp  nữa. Nhưng dù đi đâu các anh chị cũng đừng quên đến thăm Gác Trịnh mới khánh thành nhé, hay lắm đấy, dù bận mấy  cũng nên tranh thủ ghé thăm Gác Trịnh dù là vài phút ”.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Buổi sáng, tôi ngồi trong Gác Trịnh nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đang se sắt chuẩn bị mưa, sự se sắt nằng nặng.

  • PHẠM HUY THÔNG

    Đầu năm 1986, nghĩ rằng năm nay là một năm có nhiều sự kiện trọng đại diễn ra trong nước ngoài nước, tôi e rằng kỷ niệm mùa hè 200 năm trước của Phú Xuân và của dân tộc, dù không phải là không có tầm vóc, có thể chỉ được chú ý có mức độ, - nếu có được nhắc đến.

  • LÊ HUY ĐOÀN

    Những cửa thành của Kinh thành Huế ghi dấu những sự kiện từ kinh đô thất thủ ngày (23/5 năm Ất Dậu, 1885) sau cuộc chiến không cân sức giữa phe chủ chiến của triều đình Huế với giặc Pháp rồi đến sự tàn phá của thiên tai qua trận lụt 1953 làm 4 cửa thành đổ sập, rồi lại trải mình qua chiến sự Tết Mậu Thân (1968) với bao nhiêu vết hằn của bom đạn.

  • VÕ NGỌC LAN

    Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài.

  • LÊ PHƯƠNG LIÊN 

    …Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về…

                       (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

  • G.S. TRẦN QUỐC VƯỢNG

    Thế kỷ XVI chứng kiến sự vỡ ra của nền quân chủ quan liêu Nho giáo Việt Nam.

  • THANH TÙNG

    Tháng 10/2012, tại khách sạn Rex - thành phố Hồ Chí Minh, chiếc bánh đậu xanh Phượng hoàng vũ khổng lồ của nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà và ái nữ Phan Tôn Tịnh Hải được vinh danh Kỷ lục châu Á - do Hội Kỷ lục châu Á công nhận.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN

    Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.

  • NGUYỄN HUY KHUYẾN

    Vườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Khu vườn này đã được đi vào thơ ca của các vua nhà Nguyễn như là một đề tài không thể thiếu.

  • VÕ NGỌC LAN 

    Đã từ lâu danh xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự.

  • LÊ VĂN LÂN

    Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 với việc chiếm giữ Huế 26 ngày đêm đã tạo nên bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm sụp đổ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Ngụy, làm lung lay ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán Paris.

  • NGUYỄN HỒNG TRÂN

    Câu chuyện này do nhà thơ Bích Hoàng (tức Hoàng Thị Bích Dư - cựu nữ sinh trườngĐồng Khánh - Huế) kể lại cho tôi nghe trực tiếp vào đầu năm 2012 tại nhà riêng của cô ở 170 phố Cầu Giấy, Hà Nội.

  • TRẦN BẠCH ĐẰNG

    Mỗi địa danh của đất nước ta chứa mãnh lực riêng rung động lòng người, từ những khía cạnh rất khác nhau. Có lẽ lịch sử và thiên nhiên vốn ghét bệnh "cào bằng", bệnh "tôn ti đẳng cấp" cho nên lưu dấu vết không theo một công thức nào cả. Quy luật khách quan ấy làm phong phú thêm đời sống nội tâm của dân tộc ta.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Đề cập đến sự nghiệp cầm bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh cần phải có một cái viện nghiên cứu làm việc trong nhiều năm mới hiểu hết được. Do hoàn cảnh lịch sử, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến mình có thể tìm hiểu một khía cạnh nào đó trong sự nghiệp to lớn của ông.