Bộ máy chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế những ngày đầu sau cách mạng tháng Tám

16:37 08/04/2009
Hội nghị cán bộ Việt Minh mở rộng vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/1945 diễn ra trên đầm Cầu Hai đề ra chủ trương lớn để phát triển phong trào cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, chuẩn bị cùng cả nước khởi nghĩa cướp chính quyền khi có thời cơ. Sau hội nghị, phong trào cách mạng phát triển đều khắp trong toàn tỉnh. Đầu tháng 8, được tin quân đội Nhật bị quân đồng minh đánh bại ở nhiều nơi, nhất là ở Mãn Châu Trung Quốc, Thường vụ Việt Minh dự đoán ngày Nhật theo chân phát xít Đức bị đánh bại không còn xa, đã quyết định đẩy mạnh chuẩn bị khởi nghĩa. Giữa tháng 8 được tin Nhật Hoàng sẵn sàng đầu hàng, Thường vụ Việt Minh chỉ đạo các huyện khởi nghĩa. Sau khi tất cả các huyện phụ cận Huế khởi nghĩa thành công, ngày 20/8 Thường vụ Việt Minh triệu tập 6 huyện bàn quyết định chọn ngày 23.8.1945 là ngày khởi nghĩa giành chính quyền. Cũng ngay chiều ngày 20.8.1945 phái đoàn Trung ương có cụ Hồ Tùng Mậu, anh Nguyễn Duy Trinh và anh Tố Hữu đã đến Huế, vì Huế là thủ đô của chính quyền bù nhìn lúc bấy giờ. Khởi nghĩa ở Huế mang sắc thái đặc biệt có tính chất quốc gia. Ta giành lại chính quyền không phải từ tay một tỉnh trưởng mà là từ triều đình nhà Nguyễn - Bảo Đại ông vua cuối cùng, bên cạnh Bảo Đại lại có cả bộ máy chính quyền Trần Trọng Kim do Nhật lập ra. May mắn thay đoàn phái bộ Trung ương vào kịp thời nên vẫn giữ nguyên ngày khởi nghĩa (23.8.1945). Đêm 20.8.1945 cuộc họp của phái đoàn Trung ương và Thường vụ Tỉnh ủy thông qua kế hoạch khởi nghĩa của tỉnh và cử ra Ủy ban khởi nghĩa gồm có: anh Tố hữu là Chủ tịch đại diện cho Trung ương, tôi làm Phó Chủ tịch (PCT) đại diện cho Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh địa phương cùng một số ủy viên: Lê Tự Đồng, Lê Khánh Khang, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Sơn...

Sau khi khởi nghĩa thành công thì cử ra một tổ chức mới gọi là UBND cách mạng lâm thời do cụ Tôn Quang Phiệt giữ chức Chủ tịch, tôi Phó Chủ tịch. UBNDCM lâm thời làm việc hơn một tháng thì Chính phủ có chỉ thị thành lập UB hành chính lâm thời các tỉnh trong toàn quốc. Tôi được đề cử giữ chức Chủ tịch, anh Hoàng Phương Thảo giữ chức Phó Chủ tịch, các anh Bửu Tiếp, Kinh Chi, Trần Thanh Chữ, Lê Tự Đồng là ủy viên.

Như vậy, UBHC lâm thời bắt đầu cuối năm 1945 đến cuối tháng 3/1946 mới có HĐND tỉnh. HĐND tỉnh bầu UBHC chính thức gồm: Hoàng Anh (Chủ tịch), cụ Hoàng Đức Trạch (Phó Chủ tịch), Lâm Mộng Quang (thư ký). Cho đến cuối năm 1946 chuẩn bị kháng chiến, Trung ương chỉ thị thành lập UB kháng chiến ở các tỉnh. Vì thế đồng chí Hà Văn Lâu Trung đoàn Trưởng Trung đoàn Trần Cao Vân làm Chủ tịch UB kháng chiến và chủ tịch UBHC là tôi làm PCT UBKC. Khi mặt trận vỡ, lại một lần nữa chuyển đổi từ UBKC thành UB kháng chiến hành chính và tôi lại nhận chức Chủ tịch và cụ Hoàng Đức Trạch làm PCT, anh Bạch Văn Quế làm ủy viên.

Qua một thời kỳ hình thành và hoàn thiện bộ máy chính quyền của Thừa Thiên Huế, giúp việc cho cơ quan chính quyền có các bộ phận như: tài chính, bộ phận tiếp tế; bộ phận thông tin, tuyên truyền; bộ phận tư pháp.

Ngoài các thư ký lo các công việc chuyên sâu còn có một số anh chị em làm công tác văn thư, lo chuyển công văn đi, công văn đến, lo theo dõi điện thoại, nghe rađiô rồi tóm tắt lại để báo cáo v.v...Có thể nói công việc của cách mạng mỗi ngày một lớn mạnh phát triển, bên cạnh sự hình thành bộ máy chính quyền đã bắt đầu khởi nguồn cho một cơ quan, một bộ phận trợ lý đắc lực cho bộ máy hoạt động UBND tỉnh.

Hồi đó sự thật chưa có từ ngữ văn phòng, cơ quan văn phòng UBHCKC nhưng bây giờ kỷ niệm 60 năm Văn phòng UBND, các anh có hỏi nhiều về cán bộ văn phòng phục vụ, trợ lý đắc lực cho UB, tôi mới hồi tưởng lại những gì của thời kỳ ta tiếp quản dinh cơ của Nam triều Bảo Đại. Chính quyền ta đến văn phòng các bộ thì thấy bộ nào cũng soạn sẵn biên bản bàn giao đã có của bộ trưởng Nam Triều, nhân viên bảo vệ, văn phòng ký. Khi ta tiếp quản Nam Triều chúng ta đã làm một bước là vận động, khơi dậy lòng yêu nước của các bộ trưởng, các nhân viên quan trọng nên khi cướp chính quyền chúng ta không bị một xáo trộn nào cả. Ví dụ như ông Phạm Khắc Hoè, đổng lý triều đình được giao nhiệm vụ vận động Bảo Đại(1) giao nộp ấn kiếm cho chính phủ ta; một số cán bộ khác vận động Phan Tử Lăng(2) - Thống đốc bảo an Chính phủ đứng ra tự nguyện phục vụ Việt Minh (UBND thời đó); vận động ông Phan Anh(3) - Bộ trưởng Bộ Thanh niên cho người năm lực lượng thanh niên tiên tiến (lực lượng bán quân sự của Trần Trọng Kim) và sau này xây dựng dần thành lực lượng nòng cốt của ta. Tiếp thu kho của Nam Triều vỏn vẹn chỉ còn nửa triệu bạc và 60 thùng bạc nén (mỗi thùng 60 ký).

Nói tóm lại sau khởi nghĩa ta tiếp thu trọn vẹn tài sản của Nam Triều và dùng nhiều người đã từng phục vụ cho bộ máy Nam Triều quay trở lại phục vụ cách mạng một cách có ý nghĩa nhất. Ngoài lực lượng bảo vệ cho ta, khi tiếp quản Bộ Phủ thì đội nấu ăn phục vụ Nam Triều còn nguyên vẹn. Hàng ngày họ không đi chợ mà nhận lương thực, thực phẩm của ta để chế biến. Mỗi lần đến nhà ăn chúng tôi thường thấy toàn bộ đội ngũ nhà bếp này ăn mặc áo quần là lượt đứng sắp hàng thẳng tắp hai phía bàn ăn (có lẽ động tác này là cung cách họ quen trong phủ Khâm sứ). Có khác chăng trên bàn ăn bây giờ không phải là cao lương mỹ vị họ thường chưng mà là rau muống luộc, cá bằng chặn... lúc đầu nhiều người buồn cười nhưng rồi cũng thấy vui vui. Tuy nhiên việc này cũng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, trong những ngày ta mới cướp chính quyền.

Tóm lại toàn bộ cơ quan UB khởi nghĩa, rồi đến cơ quan hành chính lâm thời, UB kháng chiến hành chính và nhiều lực lượng khác đóng trong Nam Triều hoặc ở toà Khâm, toà Phủ Doãn cho đến cả chặng đường dài sơ tán từ Huế lên chiến khu Hoà Mỹ đều được bảo vệ cẩn mật, lo bữa ăn, chỗ ở chu đáo từ những tấm lòng cán bộ chuyên viên thư ký cho các Chủ tịch, Phó Chủ tịch, cán bộ phục vụ văn phòng, điện đài, tổ nhà in, đồng bào tình nguyện cho đến cả đội ngũ phục vụ bộ máy Nam Triều trước đây đã hăng hái xoay sang phục vụ tận tâm cho bộ máy cách mạng mới hình thành trong thời kỳ trứng nước. Bộ máy giúp việc của chính quyền lúc đầu còn sơ sài, ít người. Càng về sau cùng với sự phát triển của cách mạng, bộ máy giúp việc ngày càng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng, phục vụ có hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền của tỉnh.

Bây giờ tôi vẫn nhớ, những gương mặt, những con người yêu quý ấy, xa xưa cách đây đã 60 năm, tôi vừa biết ơn, vừa cảm phục và có thể coi đó như là ĐỘI NGŨ VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN của tỉnh ta đã hình thành bóng dáng từ thời kỳ khởi nghĩa năm 1945.

Hà Nội, 6/2005
VÕ MẠNH LẬP ghi
(199/09-05)

------------------------
1-Bảo Đại sau này là Tối cao cố vấn của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà
2- Phan Tử Lăng sau này là cán bộ quân sự của ta
3- Ông Phan Anh sau này là Bộ trưởng Bộ ngoại thương của Chính phủ nước Việt  Nam Dân chủ cộng hoà

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Có khi nào bạn lúng túng khó xử khi trong nhà có quá nhiều sách? Sách tự mua. Sách được tặng. Sách tự làm ra. Sách của ngày xưa. Sách mới bây giờ. Theo năm tháng, sách trong nhà cứ chất chồng lên mãi...

  • Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…

  • Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.

  • Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn…

  • Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.

  • Kết thúc loạt bài này, chúng tôi mong muốn, những nhận thức về văn hóa ngày càng hoàn thiện tiến gần đến giá trị cốt lõi nhất của văn hóa: Hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.

  • Hiện nay, nguy cơ mai một giá trị truyền thống làng xã rất lớn, ở cả chiều rộng và chiều sâu. Việc bảo tồn các giá trị di sản trong quá trình quy hoạch không gian kiến trúc làng không thể chậm trễ và trì hoãn. Trong đó, bảo tồn thích ứng và phát triển tiếp nối là phương thức mà giá trị tinh thần của di sản được kế thừa, hoàn thiện.

  • Chỉ đạo nghệ thuật được ví như người giữ lửa, bảo đảm khuynh hướng nghệ thuật, phong cách sáng tạo của đơn vị. Tuy nhiên, nhiều nhà hát của Hà Nội đang thiếu đội ngũ chỉ đạo nghệ thuật tài năng, chuyên nghiệp, dẫn tới sáng tạo ít mang tính đương thời, chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao có thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác.

  • Mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây... từng mang lại niềm vui cho biết bao đứa trẻ mỗi độ Tết Trung thu. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này liệu có cần thay đổi để đáp ứng thị hiếu trẻ nhỏ “thời 4.0”?

  • Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.

  • Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.

  • Năm 2018, cải lương đánh dấu sự xuất hiện đúng 100 năm trên mảnh đất Nam bộ. Ngoài vở diễn “Thầy Ba Đợi” tri ân người khai sáng bộ môn nghệ thuật này, bộ phim “Song Lang” cũng ra mắt công chúng để góp thêm tình yêu cho khán giả hôm nay đối với loại hình sân khấu độc đáo trong tâm thức cư dân mở đất. Con đường đã qua của cải lương rất nhiều thành tựu, nhưng con đường phía trước của cải lương cũng không ít thử thách!

  • Dù còn nhiều khó khăn nhưng giới bạn đọc đang dần tiếp cận và sử dụng những sản phẩm trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để có thể thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin hữu ích. 

  • Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.

  • Mong muốn nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn lại các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, ngày 8-8, Ỷ Vân Hiên với đội ngũ các bạn trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cùng với lòng nhiệt thành, sức sáng tạo mạnh mẽ đã ra mắt tại Hà Nội.

  • Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành xuất bản đã gây được tiếng vang trong xã hội với nhiều cuốn sách có nội dung tốt, mang tính thời sự... Số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung có giảm so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

  • Tiếp bước sự sáng tạo với sơn mài của các bậc thầy thời kỳ hội họa Đông Dương, ngày nay nghệ thuật sơn mài đương đại vẫn kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả nghệ thuật, nhiều sáng tạo cũng gây tranh luận.

  • Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh. Thế nhưng, bên cạnh niềm vinh dự thì những danh hiệu cũng đang tạo ra nhiều sức ép không nhỏ với các nhà quản lý văn hóa trong công tác quảng bá, bảo tồn và phát triển.

  • Tuồng là môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở đó việc bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng đang là “bài toán” không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo.

  • “Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.