Bắt đầu từ đời sống

10:18 22/12/2015

LÊ VIỄN PHƯƠNG

(Đọc Cuộc đời yêu dấu của Alice Munro, Nguyễn Đức Tùng chuyển ngữ, NXB Trẻ, 2015).

Để đạt tới vĩnh cửu thì ngoài những khai phá về kỹ thuật, văn học phải gắn liền với đời sống, dù là đời sống được nhìn nhận trên cảm quan nghệ thuật nào đi chăng nữa. Đọc Cuộc đời yêu dấu của Alice Munro, chúng ta biết rằng chính cuộc sống hiện tồn trong mỗi truyện ngắn của bà là yếu tố giúp nữ nhà văn này bước lên đỉnh cao của văn học nhân loại. Alice Munro được vinh danh tại giải Nobel văn học năm 2013 với thông cáo ngắn gọn của Viện Hàn lâm Thụy Điển: “Là bậc thầy của truyện ngắn đương đại.”

Với sự góp mặt của mười bốn truyện ngắn, Cuộc đời yêu dấu là tập truyện đại diện cho văn phong và tư tưởng của Alice Munro. Trên bề mặt của mỗi tác phẩm, người đọc nhận thấy lối viết của Alice Munro giản dị, kể những câu chuyện thường nhật bằng một cách kể quen thuộc trong văn học truyền thống. Nghĩa là truyện ngắn của Alice Munro luôn được khởi đi từ một câu chuyện nào đó. Một hệ thống nhân vật, tình tiết, không gian, thời gian... bao quanh câu chuyện và cùng nhau khai triển câu chuyện được kể cho tới khi truyện ngắn dừng lại với một nhịp điệu chậm rãi. Có thể nói, trong những truyện như: Về đâu, Li hương, Thị trấn bạch dương, Người tình, Cuộc đời yêu dấu, luôn có dấu vết của thi pháp tiểu thuyết, nghĩa là mọi yếu tố cấu nên truyện ngắn thường được dàn trải, nới rộng và nhiều chi tiết dư thừa được tạo ra từ cách miêu tả cụ thể, chính xác.

Alice Munro quan tâm nhiều đến thân phận con người, đặc biệt là những người vong thân, mất phương hướng, những người bị ném vào dòng hiện sinh và trở nên lệ thuộc sự sống trong khát vọng vượt thoát khỏi những giới hạn. Sự bình dị trong mỗi truyện ngắn có lẽ trước hết là do Alice Munro là nhà văn nữ. Cảm thức nữ giới khiến Alice Munro nhìn cuộc đời, nhìn số phận của con người trở nên trầm buồn, sâu lắng và nhiều tầng bậc ngầm ẩn thông qua một diễn ngôn đầy thi tính.

Nhân vật trong tập truyện này là những con người gần gũi, bình dị đến mức chúng ta có thể gặp họ trong bất cứ một không gian nào và trong bất cứ một khoảnh khắc nào. Đó là đôi vợ chồng già với nhiều âu lo, người quân nhân giải ngũ, cô giáo trong trại lao, người đàn ông tật nguyền vừa khước từ vừa khát khao đời sống... Tất cả các nhân vật đều đứng trước những sự lựa chọn để tồn sinh, đôi khi họ mạnh mẽ dấn thân nhưng đôi khi họ mất phương hướng, phó mặc cho cuộc đời, cho sự dìu dắt của số phận. Sự nắm bắt tâm lý nhân vật của Alice Munro cũng hết sức tinh tế. Những xáo trộn của các nhân vật trước ngoại cảnh, trước sự ứng xử của tha nhân được tác giả miêu tả và khai thác một cách khéo léo và đầy tự nhiên như chính cuộc đời và lòng người không ngừng vận động trong vô vàn những xúc cảm khác nhau, trái chiều với nhau. Alice Munro thường đẩy đến tột cùng và xoáy sâu vào những thay đổi cảm giác của nhân vật trước một tình tiết, một sự vụ đôi khi nhỏ nhặt nhưng có sức tác động lớn đối với chúng ta trong cách quan sát đời sống bằng sự im lặng, tỉ mỉ và kiên nhẫn nhất có thể.

Dưới chiều sâu của từng câu chữ, truyện ngắn của Alice Munro không hề đơn giản, thông thường, nhà văn này hay lồng nhiều câu chuyện vào nhau trong một truyện ngắn khiến sự phức tạp của vấn đề được đẩy lên cao hơn. Nếu xem một truyện ngắn của nữ nhà văn này là một chuyến đi thì trước khi tới đích cần phải tới, chủ nhân của cuộc đi đó thường hay rẽ vào những ngã rẽ khác, gặp khung cảnh khác, nhân vật khác, sự kiện khác, không gian ngoại cảnh và không gian tâm lý khác... khiến cấu trúc của truyện đa dạng, nhiều sự chằng chéo và mở ra nhiều biên độ tưởng tượng được bao chứa trong một không gian tổng thể. Khi đã đi qua nhiều ngã rẽ, chủ nhân của cuộc đi quay trở lại với lộ trình chính và cứ thế, cuộc đi nối tiếp nhiều cuộc đi cho tới khi tác phẩm hoàn tất.

Dịch giả Nguyễn Đức Tùng cho rằng: “Alice Munro viết về đời sống những người bình thường với ngôn ngữ giản dị, trong trẻo, đẹp. Nhưng đó là bề ngoài, dễ gây ngộ nhận. Thật ra văn của Alice Munro không hời hợt. Người đọc cần chú tâm đến từng dấu hiệu mà bà để lại dọc đường. Bên trong là sức mạnh của sự phân tích các xung đột, sự nghiêm khắc với thói dung tục, tính hài hước, lòng trắc ẩn. Truyện của bà biểu hiện một nghệ thuật quan sát và mô tả thực, có khi tường tận một cách cố ý. Nhưng đằng sau bản mô tả khách quan ấy, đằng sau bức tranh về một cảnh vật cụ thể và sinh động, bản tường trình về cuộc đời, người đọc cảm nhận có một điều gì khác nữa, như một hiện thực thứ hai.”

Với mười bốn truyện ngắn trong tập sách này, chúng ta vững tin hơn về giá trị đời sống trong nghệ thuật, cụ thể là trong văn chương. Văn chương và nghệ thuật sẽ không thể nảy mầm và gieo vào lòng đất những hạt giống vững chắc nếu không có đời sống, không bắt nhịp sự vận động của đời sống. Hay nói như Raymond Carver, một trong những bậc thầy của truyện ngắn đương đại Mỹ, người mà theo Robert Houston thì nói về truyện ngắn “có lẽ khó ai qua được Raymond Carver”, thì cuộc sống, bao giờ cũng thế, phải luôn luôn là cuộc sống. Truyện ngắn của Munro gắn với nơi mà nhà văn đang lưu trú bằng một lối viết hiện thực, hầu như ít thấy bóng dáng của sự hư cấu, siêu hư cấu mà chính hiện thực cuộc sống luôn chảy âm thầm và mãnh liệt qua tâm thức nhạy bén của một nữ nhà văn lặng lẽ. Munro từng nói rằng: “Tôi muốn kể những câu chuyện theo cách cũ, điều chắc chắn sẽ xảy ra với ai đó nhưng tôi muốn điều đó được chuyển tới độc giả bằng những cách tiếp cận mới. Tôi muốn người đọc cảm thấy một câu chuyện cũ nhưng vẫn rất đáng ngạc nhiên. Đó là cách mà tôi cảm thấy mình có thể truyền tải tốt nhất qua mỗi cuốn truyện ngắn.”

Để thấy được những vẻ đẹp trong văn chương của Alice Munro thì vai trò của người chuyển ngữ rất lớn. Dịch giả Nguyễn Đức Tùng là người am hiểu về con người, văn hóa, ngôn ngữ, địa lý, chính trị, kinh tế Canada, vì thế sự chuyển ngữ của ông hết sức tinh tế, giúp người đọc Việt Nam cảm nhận được nhiều hơn và sâu hơn những vẻ đẹp ẩn mật trong truyện ngắn của Alice Munro. Nguyễn Đức Tùng ngoài công việc dịch thuật còn là một người viết đa dạng thể loại với thái độ làm việc chuyên nghiệp. Những ấn phẩm của ông gần đây như: Thơ đến từ đâu (2009), Đối thoại văn chương (2012); Thơ cần thiết cho ai (2015) là những nỗ lực không mệt mỏi của ông trên con đường truy vấn giá trị thực sự của thi ca.

L.V.P
(SH322/12-15)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Kho tài liệu lưu trữ của tiểu thuyết gia nổi tiếng từng đoạt giải Nobel Văn học Gabriel Garcia Marquez đã vừa được một trung tâm của trường Đại học Texas mua lại. Điều này đồng nghĩa với việc các các bài viết phê phán về chính sách đối ngoại Mỹ của Marquez sẽ được bảo tồn tại đất nước mà không phải lúc nào ông cũng có cảm tình.

  • Theo báo chí Italy, ngôi nhà mà họa sỹ/nhà sáng chế vĩ đại thời Phục hưng Leonardo da Vinci đã ở trong thời gian vẽ bức "Tiệc ly" bất hủ đang được chủ nhà rao bán.

  • TRẦN HUYỀN SÂM

    Việc trao giải Nobel cho Patrick Modiano - nhà văn Pháp, đã gây sự ngạc nhiên đối với công chúng mến mộ tiểu thuyết gia Murakami.

  • LÊ ĐỖ HUY 

    Cựu học trò thời bao cấp hẳn đều sốc bởi cách trình bày của Malthus (1766 - 1834): dân số quả đất tăng theo cấp số nhân, trong khi sản lượng thực phẩm cung cấp tăng theo cấp số cộng…

  • Vivre, c'est s'obstiner à achever un souvenir/ Sống là cố gắng ngoan cố để hoàn tất một kỷ niệm.
                  RENÉ  CHAR

  • Một trong những đoàn thám hiểm đầu tiên đặt chân tới Nam Cực đã phải gánh chịu một kết cục bi thảm khi cả đoàn 5 người ra đi, không ai sống sót trở về. Mới đây, cuốn nhật ký hành trình của chuyến đi thảm kịch đó đã được tìm thấy trong băng đá.

  • CƠM HẾN

    Đã gần bốn năm nay tôi gắn bó với Boston, và mỗi ngày tôi lại thấy yêu vùng đất này hơn một chút. Boston là thành phố văn hóa, giáo dục lâu đời, là “linh hồn nước Mỹ”, cái nôi của cuộc cách mạng giành độc lập từ nước Anh mẫu quốc. Boston là nơi hội tụ các anh tài không chỉ từ khắp nơi trên nước Mỹ mà còn từ rất nhiều quốc gia trên thế giới. Boston duyên dáng, hào hoa, sang trọng, cổ kính…

  • Đại diện Bộ Ngoại giao Nga về các vấn đề nhân quyền, dân chủ và nhà nước pháp quyền, ông Konstantin Dolgov ngày 15/10 kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ vở nhạc kịch "Tsukurs Herbert Cukurs" đang được dàn dựng ở Latvia.

  • Thật khó có thể tin rằng một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng lại có thể tác động đến lịch sử khoa học. Nhưng cách Niels Bohr từng dự cảm về thế giới không thể nhìn thấy được của các hạt electron đã cho thấy: khoa học cần nghệ thuật.

  • Nhà thơ Nga vĩ đại Mikhail Lermontov được coi là “người kế tục” của “mặt trời thi ca Nga” Aleksandr Pushkin. Ông sinh ngày 15/10 /1814 tại Moskva và mất ngày 15/7/1841 trong một cuộc đấu súng với bạn đồng môn Nikolai Martynov.

  • Bốn ngày sau khi Nobel Văn học năm 2014 gọi tên Patrick Modiano, nhà văn Pháp vẫn coi đây là giải thưởng kỳ lạ dành cho mình.

  • CAROL MUSKE DUKES

    Thơ có quan trọng gì không? là một câu hỏi không có câu trả lời, nhưng điều này vẫn không ngăn được các nhà thơ (và hầu như cả mọi người) thử tìm một giải đáp.

  • Trong những năm tháng tồn tại, Liên Xô đã có không ít bí mật, trong đó, có những bí mật có khả năng ảnh hưởng đến uy tín và an ninh quốc gia; vì thế, được che chắn, bảo vệ một cách hết sức cẩn trọng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị.

  • Trước các đồng sự của mình tại tòa Bạch ốc, Tổng thống Barack Obama bất ngờ mang tấm bích chương. Ông trịnh trọng bước ra trong im lặng và sau đó, Ông nở nụ cười thật tươi,  những bàn tay của các nhân viên của Ông vỗ đều. Một cử chỉ thật đẹp, một nhân cách “thuyết pháp vô ngôn” của vị Tổng thống nước Mỹ.

  • Auguste Rodin, nhà điêu khắc vĩ đại đã tạc nên “Người suy tưởng” và “Nụ hôn”, từng yêu say đắm rồi rũ bỏ người học trò và cũng là nàng thơ quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông, Camille Claudel.

  • Tolstoy từng ấp ủ thực hiện một cuốn sách “đem lại cho người đọc sức mạnh nội tâm, sự bình thản, hạnh phúc, giúp họ giao tiếp được với những nhà tư tưởng vĩ đại…” nhưng cho đến hôm nay, ít người còn nhớ tới cuốn sách này của ông.

  • LTS: Yann Martel sinh ngày 25 tháng 6 năm 1963 tại Salamanca, Tây Ban Nha và hiện đang sinh sống tại Montréal, Canada. Ngoài việc nổi tiếng với Cuộc đời của Pi, Martel được coi là một người táo bạo khi nảy ra sáng kiến cứ nửa tháng lại gửi sách cho Thủ tướng Canada Stephen Harper và đề nghị Harper nên đọc. Dưới đây là một trong những lá thư đó của ông, qua bản dịch của Nguyễn Đức Tùng.

  • Nghệ sĩ piano chuyên nghiệp tài năng Igor Lovchinsky, người hiện đang theo học Tiến sĩ chuyên ngành vật lý học tại Đại học Harvard, trò chuyện với mục Sự nghiệp trên tạp chí Science, cho biết anh đã “bị” nghiện khoa học như thế nào và những trải nghiệm âm nhạc giúp ích gì cho anh khi làm khoa học.

  • "Kính gửi đồng chí Mikhail Sergeyevich Gorbachov, Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô...

  • Cuốn tự truyện lần đầu được xuất bản của nữ nhà văn Laura Ingalls Wilder - tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” - sẽ cho độc giả được biết những điều không như mơ đằng sau cuộc sống được “tô vẽ” trong cuốn tiểu thuyết…