Ngày 11/6, UBND tỉnh tổ chức tọa đàm về định hướng bảo tồn và phát huy giá trị thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế.
Kho tàng vô giá
Di sản tư liệu Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được ghi danh vào Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương và được công bố tại Hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại cố đô Huế vào trung tuần tháng 5 vừa qua. Đây là di sản thứ 5 của cố đô Huế được UNESCO vinh danh.
Đây là những áng văn thơ tinh túy nhất ca ngợi về non sông, đất nước và dân tộc Việt Nam được thể hiện trên các công trình kiến trúc của Cung đình Huế. Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế gồm những tác phẩm tinh tế được bắt đầu được sử dụng để trang trí trên cung điện, đền miếu, lăng tẩm hoàng gia từ thời vua Minh Mạng (1820-1841) đến thời vua Khải Định (1916-1925).
Hiện nay, Huế vẫn còn bảo tồn được hơn 3.000 đơn vị với đầy đủ các loại hình: thơ, văn, câu đối, đại tự... Các bài thơ được trang trí theo lối “nhất thi nhất họa” hoặc “nhất tự nhất họa”, mỗi bài thơ hay mỗi đại tự được trang trí kèm một bức tranh. Vị trí thể hiện chủ yếu là trên các liên ba, đố bản hay cổ diềm các công trình, trong nội thất và ngoại thất kiến trúc cung đình Nguyễn.
Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: Cho đến nay, hệ thống thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế vẫn được bảo tồn rất tốt, trừ các tác phẩm đã bị mất mát do công trình bị tiêu hủy, số còn lại được giữ gìn hầu như nguyên vẹn, phản ánh trí tuệ, tài năng của tiền nhân, có ý nghĩa quan trọng đối với các thế hệ mai sau khi đọc sử thông qua những áng thơ văn trang trí một cách độc đáo của một giai đoạn lịch sử gần 150 năm phát triển chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa của Việt Nam.
Nâng cao nhận thức để bảo tồn và phát huy giá trị di sản
Tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu văn hóa, đại diện các cơ quan quản lý các Di sản tư liệu khác chia sẻ về việc bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình di sản này.
TS.Vũ Thị Minh Hương và TS.Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm đều cho rằng cần nâng cao nhận thức, phải hiểu rõ hơn về giá trị thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế trong việc bảo tồn và phát huy di sản này. Theo ông Cường để nâng cao nhận thức về di sản này cần tiếp tục sưu tầm, thực hiện phiên âm, chú giải, dịch nghĩa chính xác toàn bộ hệ thống thơ văn này; phải phân tích mối quan hệ giữa văn tự và họa đối với các tác phẩm “nhất thi nhất họa” và cần nỗ lực hơn để hiểu các giá trí đó; đồng thời cần tôn vinh các tác giả của hệ thống thơ văn này.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho rằng, hệ thống văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế là rất đặc biệt, một đặc trưng riêng của Việt Nam, chỉ có Việt Nam mới đưa thơ văn lên nóc nhà, đưa lên những kiến trúc đặc biệt quan trọng, nghiêm chỉnh của chế độ, những văn thơ này là loại văn thơ có tiêu chí rõ ràng về tính lịch sử, tính xã hội và mang tính giáo huấn quốc dân những điều mà người ta phải gìn giữ, phải bảo vệ. Điều đó là niềm tự hào của hậu duệ, của những người đang nghiên cứu về giá trị di sản này. Để bảo tồn và phát huy di sản này, cần làm sâu sắc hiểu biết của chúng ta về hệ thống thơ văn này, phải nghiên cứu một cách thấu đáo hơn, cần phải làm cho mọi người cảm thấy quý giá sự quý giá của nó để tiếp tục bảo tồn và phát triển.
Ông Hà Văn Huề, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 cho rằng, 3 di sản Tư liệu thế giới xuất phát từ cung đình Huế gồm: Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, có giá trị to lớn, bổ sung cho nhau một cách logic, do vậy một mặt không chỉ phát huy từng di sản mà phải phát triển đồng thời 3 di sản tư liệu này và thiết nghĩ phải xây dựng cuốn sách giới thiệu về 3 di sản tư liệu này.
Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, do đặc thù hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế nằm trên nhiều chất liệu nhưng về cơ bản vẫn là trên gỗ, đề nghị Bộ VH,TT&DL, UNESCO và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sớm xây dựng viện nghiên cứu bảo tồn di sản gỗ tại Huế để thực hiện bảo tồn di sản Huế và thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho bảo tồn di sản gỗ, góp phần nâng tầm công tác bảo tồn và khẳng định thương hiệu bảo tồn di sản của Việt Nam. Ông Bài cũng cho rằng, mô hình quản lý di tích Huế hiện tại là điển hình của Việt Nam, cần được củng cố, nâng tầm cho phù hợp với sự phát triển; trong phát huy giá trị di sản phải tính đến kinh tế học di sản để vừa bảo tồn nhưng vừa khai thác, biến di sản thành nguồn lực, thành tiền để phát triển nền KT-XH.
Theo thuathienhue.gov.vn
Ngày 18/12, Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 đã diễn ra. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Chiều 17/12, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác VHNT về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tham dự có ông Hoàng Khánh Hùng - UVTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Chiều ngày 22/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học Huế tổ chức Lễ khánh thành công trình chỉnh lý Nhà lưu niệm Bác Hồ và truyền thống Trường Quốc Học Huế. Sự kiện diễn ra nhân dịp chào mừng Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, kỷ niệm Ngày di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn về việc chuẩn bị đón công dân từ Thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương đợt thứ 6.
Sáng 6/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tổ chức họp trực tuyến toàn tỉnh. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.
Sáng ngày 20/7, tại trụ sở Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1991-2021).
Hôm nay (23/5), cùng với hơn 69 triệu cử tri cả nước, 894.432 cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đến khu vực bầu cử để thực hiện quyền công dân của mình, lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất để đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội (khóa XV) và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Một không khí tưng bừng của ngày hội non sông đã diễn ra tại các khu vực bỏ phiếu từ sáng sớm.
Chiều 5/4, Quốc hội đã bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Sáng 31/1, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Trung tâm Báo chí Đại hội XIII trân trọng gửi các cơ quan báo chí Danh sách Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Trung tâm Báo chí Đại hội XIII trân trọng gửi các cơ quan báo chí Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Sáng 2/2, Tại sảnh Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện lễ Nguyên đán thời Nguyễn bằng hình thức sân khấu hóa.
Nội dung các văn kiện được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, dân chủ, khoa học, chất lượng, thể hiện sự kết tinh trí tuệ, tư duy về tầm nhìn chiến lược của Ðảng ta và khát vọng phát triển của đất nước, dân tộc… là những ý kiến của các đại biểu tại buổi thảo luận về các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sáng 28/01.
Sáng 27/01, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục chương trình làm việc với phần thảo luận tại hội trường về các nội dung quan trọng trong các văn kiện của Đảng.
Sáng 25/1, tại trụ sở Đại học Huế, Đảng ủy Đại học Huế đã tổ chức Triển lãm tranh cổ động nhân sự kiện chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kỷ niệm 91 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2021).
Ngày 13 và 14-1, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025) được tổ chức tại Hà Nội.
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 30-11, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đến thăm và trao quà hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả thiệt hại do các đợt bão, lũ gây ra.
Chiều 28/11 tại Trung tâm Nghệ Thuật Lê Bá Đảng, và trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo Tàng Mỹ Thuật Huế phối hợp với New Space Arts Foundation đã tổ chức khai mạc triển lãm “Ảo ảnh” của hai nghệ sỹ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải.
Ngày 22/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã chính thức khai mạc.
Sáng ngày 09/10, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức lễ trao giải Cuộc thi sáng tác âm nhạc đề tài “ Công nhân và Công đoàn Việt Nam.
Chiều ngày 7/10, tại Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội và Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề "Từ Thăng Long đến Phú Xuân, Gia Định". Trưng bày diễn ra nhân dịp kỷ niệm 60 năm kết nghĩa 3 thành phố Hà Nội- Huế - Sài Gòn (8/10/1960 - 8/10/2020).