Ngày 11/6, UBND tỉnh tổ chức tọa đàm về định hướng bảo tồn và phát huy giá trị thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế.
Kho tàng vô giá
Di sản tư liệu Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế được ghi danh vào Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương và được công bố tại Hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại cố đô Huế vào trung tuần tháng 5 vừa qua. Đây là di sản thứ 5 của cố đô Huế được UNESCO vinh danh.
Đây là những áng văn thơ tinh túy nhất ca ngợi về non sông, đất nước và dân tộc Việt Nam được thể hiện trên các công trình kiến trúc của Cung đình Huế. Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế gồm những tác phẩm tinh tế được bắt đầu được sử dụng để trang trí trên cung điện, đền miếu, lăng tẩm hoàng gia từ thời vua Minh Mạng (1820-1841) đến thời vua Khải Định (1916-1925).
Hiện nay, Huế vẫn còn bảo tồn được hơn 3.000 đơn vị với đầy đủ các loại hình: thơ, văn, câu đối, đại tự... Các bài thơ được trang trí theo lối “nhất thi nhất họa” hoặc “nhất tự nhất họa”, mỗi bài thơ hay mỗi đại tự được trang trí kèm một bức tranh. Vị trí thể hiện chủ yếu là trên các liên ba, đố bản hay cổ diềm các công trình, trong nội thất và ngoại thất kiến trúc cung đình Nguyễn.
Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: Cho đến nay, hệ thống thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế vẫn được bảo tồn rất tốt, trừ các tác phẩm đã bị mất mát do công trình bị tiêu hủy, số còn lại được giữ gìn hầu như nguyên vẹn, phản ánh trí tuệ, tài năng của tiền nhân, có ý nghĩa quan trọng đối với các thế hệ mai sau khi đọc sử thông qua những áng thơ văn trang trí một cách độc đáo của một giai đoạn lịch sử gần 150 năm phát triển chính trị, kinh tế - xã hội và văn hóa của Việt Nam.
Nâng cao nhận thức để bảo tồn và phát huy giá trị di sản
Tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu văn hóa, đại diện các cơ quan quản lý các Di sản tư liệu khác chia sẻ về việc bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình di sản này.
TS.Vũ Thị Minh Hương và TS.Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm đều cho rằng cần nâng cao nhận thức, phải hiểu rõ hơn về giá trị thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế trong việc bảo tồn và phát huy di sản này. Theo ông Cường để nâng cao nhận thức về di sản này cần tiếp tục sưu tầm, thực hiện phiên âm, chú giải, dịch nghĩa chính xác toàn bộ hệ thống thơ văn này; phải phân tích mối quan hệ giữa văn tự và họa đối với các tác phẩm “nhất thi nhất họa” và cần nỗ lực hơn để hiểu các giá trí đó; đồng thời cần tôn vinh các tác giả của hệ thống thơ văn này.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho rằng, hệ thống văn thơ trên kiến trúc cung đình Huế là rất đặc biệt, một đặc trưng riêng của Việt Nam, chỉ có Việt Nam mới đưa thơ văn lên nóc nhà, đưa lên những kiến trúc đặc biệt quan trọng, nghiêm chỉnh của chế độ, những văn thơ này là loại văn thơ có tiêu chí rõ ràng về tính lịch sử, tính xã hội và mang tính giáo huấn quốc dân những điều mà người ta phải gìn giữ, phải bảo vệ. Điều đó là niềm tự hào của hậu duệ, của những người đang nghiên cứu về giá trị di sản này. Để bảo tồn và phát huy di sản này, cần làm sâu sắc hiểu biết của chúng ta về hệ thống thơ văn này, phải nghiên cứu một cách thấu đáo hơn, cần phải làm cho mọi người cảm thấy quý giá sự quý giá của nó để tiếp tục bảo tồn và phát triển.
Ông Hà Văn Huề, Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 cho rằng, 3 di sản Tư liệu thế giới xuất phát từ cung đình Huế gồm: Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, có giá trị to lớn, bổ sung cho nhau một cách logic, do vậy một mặt không chỉ phát huy từng di sản mà phải phát triển đồng thời 3 di sản tư liệu này và thiết nghĩ phải xây dựng cuốn sách giới thiệu về 3 di sản tư liệu này.
Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, do đặc thù hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế nằm trên nhiều chất liệu nhưng về cơ bản vẫn là trên gỗ, đề nghị Bộ VH,TT&DL, UNESCO và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sớm xây dựng viện nghiên cứu bảo tồn di sản gỗ tại Huế để thực hiện bảo tồn di sản Huế và thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho bảo tồn di sản gỗ, góp phần nâng tầm công tác bảo tồn và khẳng định thương hiệu bảo tồn di sản của Việt Nam. Ông Bài cũng cho rằng, mô hình quản lý di tích Huế hiện tại là điển hình của Việt Nam, cần được củng cố, nâng tầm cho phù hợp với sự phát triển; trong phát huy giá trị di sản phải tính đến kinh tế học di sản để vừa bảo tồn nhưng vừa khai thác, biến di sản thành nguồn lực, thành tiền để phát triển nền KT-XH.
Theo thuathienhue.gov.vn
Tối ngày 02/10, tại công viên văn hóa và khu lưu niệm đồng chí Tố Hữu (thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, UBND huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình đêm thơ “Bài ca quê hương”.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, bão số 5 đã gây thiệt hại nặng tại địa bàn các huyện ven biển Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, Hương Thủy và TP Huế.
Tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, về mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương dẫn đầu trong toàn quốc.
Ngày 25/8, ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã gửi Thư chức mừng Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Trường THPT chuyên Quốc Học Huế và cá nhân em Hồ Việt Đức học sinh lớp 12 sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế đạt Huy chương vàng tại Kỳ thi Olympic sinh học quốc tế lần thứ 31 năm 2020 tổ chức tại Nhật Bản.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa ký ban hành quyết định 2111 /QĐ-UBND ngày 18/08/2020 về việc tặng Bằng chứng nhận cho 367 học sinh đạt danh hiệu “Học sinh Danh dự toàn trường” tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2019-2020.
Chiều ngày 17/8, văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Đà Nẵng có công văn phúc đáp, cảm ơn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chung tay trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Sáng ngày 16/8, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức bàn giao nhà ở cho 25 hộ nghèo thuộc Dự án di dời dân cư khu vực 1 kinh thành Huế.
Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Lê Khả Phiêu, sinh năm 1931, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từ trần vào hồi 2 giờ 52 phút ngày 7-8-2020 tại Hà Nội.
Tối 19/5, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh đã khai mạc tuần phim chào mừng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Rạp Đông Ba.
Chiều ngày 19/5, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm “Hình tượng Bác Hồ trên báo chí cách mạng ở miền Nam, giai đoạn 1945 đến 1975” nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2020). Tham dự triển lãm cố ông Bùi Thanh Hà - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Ông Phan Thiên Định - Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Chào mừng kỷ niệm 130 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19/05/1980 – 19/05/2020). Sáng ngày 18/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng các sở, ban, ngành đã tổ chức trọng thể lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và triển lãm chuyên đề: “ Hồ Chí Minh – Những nét phác họa chân dung”.
Tại buổi công bố trực tuyến Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2019 do Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với một số đơn vị tổ chức công bố diễn ra ngày 28/4, Thừa Thiên Huế đã có bước nhảy vọt khi đứng vào nhóm cao nhất, vươn lên xếp thứ 5 toàn quốc.
UBND tỉnh vừa có cuộc họp bàn với các sở, ban, ngành, địa phương về xây dựng đề án tổ chức “Ngày hội Áo dài Huế”.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sự kiện “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 110 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Sáng ngày 09/11/2019, tại hội trường Đại học Huế đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX, năm 2019.
Sáng ngày 05/11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức lễ phát động và kêu gọi các cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng quan tâm, chia sẻ, phát huy tinh thần tương thân tương ái tham gia ủng hộ người nghèo thuộc dự án di dân kinh thành Huế. Tham gia lễ phát động có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung; Nguyễn Văn Phương; Phan Thiên Định và hơn 90 cán bộ công chức, viên chức của Văn phòng UBND tỉnh
Sáng ngày 22/10, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin Tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Hội diễn Đội Tuyên truyền Văn hóa tuyến biên giới biển đảo lần thứ X, khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2019.
Sáng ngày 9/10, Hội Đông Y Thừa Thiên Huế phối hợp với công ty Đại Nam Thái Y Viện tổ chức khai trương không gian Đại Nam Thái Y Đường tại số 2 Đoàn Thị Điểm – Thành phố Huế.
Chiều ngày 5/10, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc "Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình" năm 2019.