Mấy cảm nhận về phần lý luận văn học trong chương trình và sách giáo khoa phổ thông trung học

08:52 21/06/2024


PHAN NGỌC THU

Ảnh: tư liệu

Lý luận văn học chỉ là một phần rất nhỏ, càng không phải là bộ phận quan trọng nhất trong chương trình ngữ văn phổ thông trung học, nhưng xét cho đến cùng, hình như lý luận văn học lại không thể thiếu được trong suốt cả quá trình dạy học văn học sử, giảng văn, làm văn của thầy giáo và học sinh phổ thông. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng môn văn, để hướng tới một chương trình và một bộ sách giáo khoa hoàn thiện, việc nêu những nhận xét và đề nghị về phần lý luận văn học trong chương trình và sách giáo khoa văn phổ thông trung học hiện hành là hết sức cần thiết.

1. So với chương trình cũ, phần lý luận văn học trong chương trình dự thảo của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam do Nhà xuất bản giáo dục ấn hành năm 1989, đã có những đổi mới rõ rệt. Việc phân đều số tiết dành cho môn học trong cả ba lớp 10, 11, 12; việc bổ sung thêm một số nội dung cơ bản tương đối có hệ thống; việc xác định dạy lý luận văn học ở PTTH dưới hai hình thức: "dạy trực tiếp trong giờ dành riêng cho môn học và dạy kết hợp qua các bài khái quát lịch sử văn học, các bài về tác giả, tác phẩm” đã góp phần khẳng định vị trí môn học này ở trường phổ thông.

Tuy nhiên, với phân lượng thời gian 4 tiết học ở mỗi lớp, với tỷ lệ 12 tiết lý luận văn học trong tổng số 363 tiết Văn học và Tiếng Việt ở trường PTTH thì hệ thống những khái niệm về lý luận văn học mà chương trình đặt ra lại vừa thiếu hụt về mặt thời gian, vừa quá nặng nề, ôm đồm và dàn trải về mặt dung lượng kiến thức. Đó là chưa nói đến cách cấu tạo chương trình đi từ bản chất, nguyên lý chung (văn học là gì?) đến tác phẩm văn học, thể loại văn học, các kiểu sáng tác... thì chẳng qua cũng chỉ là một dạng mô phỏng, rút gọn chương trình, nội dung môn lý luận văn học ở bậc đại học.

2. Xuất phát từ quan niệm phân biệt sự khác nhau giữa dạy văn ở đại học và dạy văn ở trường phổ thông, từ thực tế phân phối số tiết dành cho môn học đồng thời khắc phục những hạn chế của chương trình, soạn giả phần lý luận văn học trong bộ sách giáo khoa phổ thông trung học do Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Nhà xuất bản giáo dục ấn hành, đã "không trình bày một hệ thống các vấn đề lý luận văn học mà giới thiệu một số tri thức lý luận văn học một cách có hệ thống, theo một trình tự nhất định"(*).

Như vậy là, khác với cách sắp xếp của cấu tạo chương trình, sách giáo khoa đã lần lượt hướng dẫn các em tìm hiểu "Phân loại tác phẩm văn học", "Một số đặc điểm của truyện", "Các thể loại truyện" (lớp 10); "Thơ và tác phẩm thơ", "Kịch và tác phẩm kịch" (lớp 11) đến một số vấn đề thuộc về bản chất của văn chương như "Đặc trưng của văn học", "Sáng tạo và tiếp nhận văn học", "Sự phát triển lịch sử của văn học" (lớp 12). Cách sắp xếp này, tất nhiên, cũng có chỗ cần trao đổi thêm, nhưng nhìn chung là một giải pháp sáng tạo, hợp lý thích ứng với trình độ và khả năng nhận thức của các em học sinh phổ thông hiện nay. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt nội dung mà còn có tác dụng gợi ý về phương pháp giảng dạy. Phải chăng, con đường để lý luận văn chương đến với học sinh trung học vẫn phải là từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng. Đó không thể là con đường "duy lý" mà chủ yếu là qua thực tiễn cảm nhận các tác phẩm văn chương và từng hiện tượng văn học sinh động cụ thể.

3. Mặc khác, đi sâu vào nội dung từng bài, cũng có thể thấy được một ưu điểm nổi bật của sách giáo khoa mới là đã đem đến cho giáo viên và học sinh những tri thức lý luận vừa mang ý nghĩa phổ quát đồng thời cũng vừa cập nhật được những thành tựu mới của lý luận văn học. Người biên soạn đã thực sự chủ động tránh được lối viết nặng nề, kinh viện thường gặp không ít trong nhiều sách lý luận văn học trước đây và cũng vượt lên được những vấn đề rắc rối, phức tạo đang tranh luận trong đời sống văn học hiện nay để trình bày nội dung các bài học một cách giản dị, dễ hiểu mà không kém phần tế nhị, sâu sắc. Chẳng hạn, việc xem xét đặc trưng văn học trên nhiều bình diện, và quan tâm đúng mức đến đặc trưng về nội dung của văn học để phân biệt với nội dung của những hình thái ý thức xã hội khác là hết sức cần thiết, giúp học sinh nhận ra vẻ đẹp riêng của văn chương; việc gắn những hiểu biết quen thuộc về tác phẩm với cái nhìn thi pháp học để tìm hiểu những đặc điểm cấu trúc của từng loại hình và đặt nó vào trong quá trình vận động phát triển của lịch sử văn học, đều góp phần đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi văn học là gì, và giúp cho người dạy, người học một phương pháp tư duy lý luận khoa học, toàn diện. Ở những bài học về “Một số đặc điểm của truyện” (lớp 10), “Thơ và tác phẩm thơ” (11) việc chú ý đến người kể, giọng kể, nhịp kể trong truyện, việc lưu ý phân biệt: "Chủ thể trữ tình", "Tác giả" và "Nhân vật trữ tình" trong thơ; phân biệt dòng thơ và câu hò, khổ thơ và soạn thơ, hình ảnh và hình tượng v.v... đối với học sinh phổ thông đều là những tri thức công cụ để đi vào thế giới tác phẩm văn chương.

Có thể nói rằng, cùng với các môn học khác, phần lý luận văn học trong chương trình và sách giáo khoa văn cải cách giáo dục đã có một bước tiến đáng kể. Nếu giáo viên vừa có sách giáo khoa vừa đọc kỹ những tài liệu bồi dưỡng và sách giáo viên cùng với những độc lập suy nghĩ sáng tạo trong quá trình chuẩn bị và lên lớp nhất định sẽ đem đến cho các em những giờ học văn nói chung và lý luận văn học nói riêng đầy hứng thú và bổ ích.

4. Tuy vậy, dù chúng ta đã có nhiều cố gắng, nhưng trong tình hình chất lượng môn Văn - Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông vẫn đang giảm sút như hiện nay, nhìn lại ba năm thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, trên tổng thể và từng bộ phận đều cần những điều chỉnh và bổ khuyết kịp thời.

- Riêng đối với phần lý luận văn học trong chương trình và sách giáo khoa PTTH cần phải có bàn tính kỹ hơn về dung lượng kiến thức và phân lượng thời gian. Đành rằng việc dạy lý luận văn học ở trường phổ thông chủ yếu với hình thức kết hợp thông qua các bài văn học sử và giảng văn, nhưng chỉ 4 tiết học dành cho mỗi lớp, trong lúc khối lượng kiến thức về lý thuyết văn học với nhiều phạm trù, khái niệm không ít hơn mấy so với đại học chắc chắn sẽ dông ép, không đem lại mấy hiệu quả. Nên giải quyết bằng cách tăng thêm một số tiết học tối thiểu hoặc chỉ để học sinh học đến nơi đến chốn một số kiến thức cơ bản nhất.

- Lẽ ra trong một điều kiện bình thường việc sắp xếp các bài lý luận văn học ở cuối chương trình và cuối tập 2 sách giáo khoa văn học của mỗi lớp, như hiện nay là hợp lý. Bởi lẽ, những tiết học lý luận văn học vào cuối năm ấy dù là ít ỏi nhưng sẽ có ý nghĩa đúc rút, khái quát hoá thành những phạm trù, những khái niệm mà trong suốt năm học, các em đã được tiếp xúc rải rác qua các bài văn học sử và giảng văn. Song, thực tế hiện nay đang ngược lại, giáo viên chưa yên tâm dạy, học sinh đã mệt mỏi lơ đãng khi sắp nghỉ hè, 4 tiết dạy lý luận trở thành cái đuôi chắp nối khi vội vã người ta sẽ bỏ qua, hoặc có dạy thì cũng không như yêu cầu mong muốn. Việc này đòi hỏi phải có một văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện chương trình và sách giáo khoa với những yêu cầu cụ thể. Không nhất thiết dạy lý luận văn học vào cuối năm, tốt nhất là nên dạy xen sau những phần văn học sử và giảng văn thích hợp, chẳng hạn dạy học bài "Thơ và tác phẩm thơ" sau khi học các tác giả và tác phẩm phong trào Thơ Mới; hoặc ở lớp 12 nên đưa phần lý luận văn học dạy vào đầu năm.

Về nội dung phần lý luận văn học trong sách giáo khoa, sau ba năm thực hiện cũng có những điều cần rút kinh nghiệm, thêm bớt và hoàn chỉnh. Bài "Kịch và tác phẩm kịch" đối với anh chị em giáo viên phổ thông là một bài khó dạy, học sinh lại càng chán học. Có nhiều nguyên nhân: giáo viên và học sinh tiếp xúc với kịch bản văn học chưa nhiều; nền kịch nước ta cũng còn thiếu những tác phẩm để lại ấn tượng lâu bền trong người đọc, người xem. Khi nêu một số đặc điểm của tác phẩm kịch soạn giả cần phân tích thêm những dẫn chứng từ các vở kịch được học trong chương trình như "Rômêô Juliet”, "Hămlét", "Người lái buôn thành Vơnidơ" (lớp 10) hoặc “Âm mưu và tình yêu” (lớp 11) - Theo ý chúng tôi nên chăng chưa cần học thể loại kịch ở phổ thông?

Bài "Sáng tạo và tiếp nhận văn học" cũng là một bài khó. Ở đây tính phức tạp và đa dạng của quá trình sáng tạo và tiếp nhận văn học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đối với học sinh phổ thông chưa thể hiểu hết được mà giáo viên không phải ai cũng hiểu để giảng dạy. Nên chăng bài này nên để học ở các trường chuyên ngành hoặc ở bậc đại học.

Ngoài ra còn những vấn đề về tính hệ thống nhất quán trong nội dung và hình thức trình bày của chương trình và sách giáo khoa Văn nói chung, cũng như phần lý luận văn học nói riêng cũng cần được tiếp tục chỉnh lý. Giá như, các bài soạn về phần văn học sử, giảng văn cùng thống nhất thể hiện được hệ thống lý thuyết quan điểm, quan niệm của phần lý luận văn học thì hiệu quả học tập môn văn sẽ cao hơn và riêng phần kiến thức lý luận văn học cũng được củng cố chắc hơn. (Chẳng hạn, khi lý thuyết về truyện không chỉ quan tâm đến nhân vật, cốt truyện mà còn nhấn mạnh đến cách kể qua người kể, giọng kể, nhịp kể thì phần hướng dẫn học tập cuối các bài phân tích truyện lại chỉ dừng lại phân tích nhân vật, cốt truyện. Cũng như vậy, khi lý thuyết về thơ phân biệt tác giả, chủ thể trữ tình nhân vật trữ tình thì phần lớn các câu hỏi hướng dẫn phân tích các bài thơ lại không chú ý đến sự khác nhau ấy).

Về mặt hình thức trình bày, với một bộ sách giáo khoa cùng chung một tập thể biên soạn, cùng do một nhà xuất bản ấn hành nhưng phần mục lục, cách ghi số phần, số chương, số bài trong ba cuốn sách lại không thống nhất. Ở lớp 10, lý luận văn học được in ở tập II sách văn học, tập 2, với thứ tự các bài tiếp theo phần văn học nước ngoài: bài 6, bài 7, bài 8. Ở lớp 11, lý luận văn học cũng được in ở phần II, tập II sách văn học, sau các bài văn học nước ngoài nhưng lại ghi: Bài 1, bài 2. Còn đến lớp 12 thì Lý luận văn học cũng in ở tập II sách văn học sau phần văn học nước ngoài nhưng lại có tên gọi là Chương II với các bài 1, 2, 3.

Những thiếu sót này lẽ ra không nên có. Dù nhỏ nhưng sẽ để lại ấn tượng về việc làm thiếu cẩn thận khi biên tập, làm ảnh hưởng đến độ tin cậy và tính khoa học cần thiết của một bộ sách giáo khoa.

Mong rằng, hàng năm trước mỗi lần tái bản, sách giáo khoa dùng trong nhà trường cần có những chỉnh lý và bổ sung kịp thời để chất lượng ngày càng hoàn thiện hơn.

Huế, 10-7-1993
P.N.T
(TCSH58/11&12-1993)

----------------------
(*) Tài liệu bồi dưỡng dạy sách GK lớp 12 môn văn - Vụ Giáo viên - 1992. trang 35.

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa ban hành Quy chế về hoạt động giám định tác phẩm mỹ thuật - tác phẩm nhiếp ảnh. Quy chế này có hiệu lực từ ngày 1-10-2018 với yêu cầu 100% hội đồng tán thành mới đi đến kết luận cuối cùng về tác phẩm được giám định là thật hay giả…

  • Ngày 15/10, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức cuộc họp nhằm chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng các danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú (NSND, NSƯT) và danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (NNND, NNƯT) năm 2018.

  • Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn…

  • Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, Giám đốc SLAB, Đại học Nam California (Mỹ), GS. Annette Kim cho rằng, vỉa hè đa chức năng là một phần tạo nên thành phố sôi động, bền vững, đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng.

  • Kết thúc loạt bài này, chúng tôi mong muốn, những nhận thức về văn hóa ngày càng hoàn thiện tiến gần đến giá trị cốt lõi nhất của văn hóa: Hình thành nhân cách con người và cốt cách của một dân tộc, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng để đất nước phát triển bền vững.

  • Hiện nay, nguy cơ mai một giá trị truyền thống làng xã rất lớn, ở cả chiều rộng và chiều sâu. Việc bảo tồn các giá trị di sản trong quá trình quy hoạch không gian kiến trúc làng không thể chậm trễ và trì hoãn. Trong đó, bảo tồn thích ứng và phát triển tiếp nối là phương thức mà giá trị tinh thần của di sản được kế thừa, hoàn thiện.

  • Chỉ đạo nghệ thuật được ví như người giữ lửa, bảo đảm khuynh hướng nghệ thuật, phong cách sáng tạo của đơn vị. Tuy nhiên, nhiều nhà hát của Hà Nội đang thiếu đội ngũ chỉ đạo nghệ thuật tài năng, chuyên nghiệp, dẫn tới sáng tạo ít mang tính đương thời, chưa có nhiều tác phẩm đỉnh cao có thể cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác.

  • Mặt nạ giấy bồi, đèn kéo quân, tàu thủy sắt tây... từng mang lại niềm vui cho biết bao đứa trẻ mỗi độ Tết Trung thu. Nhưng trước sự phát triển của xã hội, những món đồ chơi truyền thống này liệu có cần thay đổi để đáp ứng thị hiếu trẻ nhỏ “thời 4.0”?

  • Vài năm trở lại đây, thị trường sách thiếu nhi trong nước đã có những chuyển biến với nhiều tín hiệu khởi sắc, nhưng vẫn cần nhiều cú hích để thực sự ổn định.

  • Dù trẻ con ngày nay ít còn chơi đèn kéo quân nữa, nhưng mỗi mùa Trung thu đến, gần ngày rằm tháng 8, nghệ nhân Vũ Văn Sinh lại cặm cụi làm những chiếc đèn truyền thống để giữ nghề, hoài niệm tuổi thơ và tưởng nhớ tổ tông.

  • Năm 2018, cải lương đánh dấu sự xuất hiện đúng 100 năm trên mảnh đất Nam bộ. Ngoài vở diễn “Thầy Ba Đợi” tri ân người khai sáng bộ môn nghệ thuật này, bộ phim “Song Lang” cũng ra mắt công chúng để góp thêm tình yêu cho khán giả hôm nay đối với loại hình sân khấu độc đáo trong tâm thức cư dân mở đất. Con đường đã qua của cải lương rất nhiều thành tựu, nhưng con đường phía trước của cải lương cũng không ít thử thách!

  • Dù còn nhiều khó khăn nhưng giới bạn đọc đang dần tiếp cận và sử dụng những sản phẩm trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 để có thể thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin hữu ích. 

  • Vùng đất phía Tây Hà Nội còn nhiều ngôi đình làng là biểu tượng của vùng xứ Đoài, với những giá trị đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc. Tuy nhiên, hiện nay, các ngôi đình này đối diện với nguy cơ xuống cấp và bị hủy hoại. Đã có rất nhiều công trình bị “trùng tu như phá”, gần đây nhất là tại đình Lương Xá, xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.

  • Mong muốn nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn lại các nét đẹp trong văn hóa truyền thống của Việt Nam, ngày 8-8, Ỷ Vân Hiên với đội ngũ các bạn trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cùng với lòng nhiệt thành, sức sáng tạo mạnh mẽ đã ra mắt tại Hà Nội.

  • Trong 6 tháng đầu năm 2018, ngành xuất bản đã gây được tiếng vang trong xã hội với nhiều cuốn sách có nội dung tốt, mang tính thời sự... Số lượng xuất bản phẩm vi phạm về nội dung có giảm so với cùng kỳ năm 2017 nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệt để.

  • Tiếp bước sự sáng tạo với sơn mài của các bậc thầy thời kỳ hội họa Đông Dương, ngày nay nghệ thuật sơn mài đương đại vẫn kế thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả nghệ thuật, nhiều sáng tạo cũng gây tranh luận.

  • Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 12 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh. Thế nhưng, bên cạnh niềm vinh dự thì những danh hiệu cũng đang tạo ra nhiều sức ép không nhỏ với các nhà quản lý văn hóa trong công tác quảng bá, bảo tồn và phát triển.

  • Tuồng là môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở đó việc bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng đang là “bài toán” không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo.

  • “Ok (đồng ý) hay không thì mày nhớ confirm (xác nhận) cho người ta nha”; “giao đứa nào set up (sắp xếp) vụ này ngay và luôn đi chứ hứa rồi bỏ đó không hà”; “go now (đi ngay), mà free (miễn phí) thiệt hả?”; “nay được ở nhà full (cả) ngày”… Đó là vài trong số những câu Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta mà giới trẻ Việt đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

  • Mùa World Cup 2018 đang đến những giờ phút cao trào của xúc cảm trong lòng người hâm mộ môn thể thao “vua”. Mỗi trận đấu mang lại nhiều cung bậc tình cảm: hân hoan, hào hứng, thất vọng, buồn khổ... theo từng đường bóng. Trong làng văn cũng có rất nhiều người hâm mộ đang cuồng nhiệt cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích, thành thật khóc - cười sau mỗi trận bóng, và cuối cùng là đặt bút... làm thơ.