Trong thời gian gần 60 năm nghiên cứu, bằng “đôi mắt xanh” của mình, GS Phong Lê đã dày công khắc họa 90 chân dung văn hóa - văn chương Việt Nam.
GS Phong Lê. Ảnh: IT.
90 chân dung nhân vật nổi tiếng được sắp xếp theo thứ tự năm sinh và thời đại, từ những tên tuổi lớn như Chu Văn An, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát... đến những gương mặt văn hóa, văn chương nổi bật của thế kỷ 20.
Hành trình văn hóa trong 800 trang sách
GS Phong Lê (nguyên Viện trưởng Viện Văn học) là một tên tuổi lớn, tác giả của 15 cuốn sách in riêng và chủ biên trên 20 công trình tập thể về chuyên ngành văn học Việt Nam hiện đại. Ông được phong hàm giáo sư năm 1991, từng giữ chức Tổng Biên tập tạp chí Văn học. Ngoài ra, ông còn là một nhà nghiên cứu, phê bình văn học xuất sắc, từng vinh dự được trao Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2005.
Ở vào tuổi xưa nay hiếm, nhưng GS Phong Lê vẫn lao động miệt mài với niềm đam mê văn chương theo cách mãnh liệt. Ông cũng vừa cho ra mắt tuyển tập “90 chân dung văn hóa, văn chương Việt”. Cuốn sách có dung lượng lớn với hơn 800 trang viết, do Nhà xuất bản Trẻ phát hành.
Tác giả sắp xếp các chân dung với những tên tuổi làm nên bước chuyển lớn trong văn học trung đại và hiện đại như Chu Văn An, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát... Mỗi nhân vật được khắc họa không chỉ cho thấy phong cách riêng, đóng góp của mỗi cá nhân, mà còn tạo nên cái nhìn tổng thể về hành trình văn hóa dân tộc.
90 chân dung qua “đôi mắt xanh” của GS Phong Lê không đơn giản như lược tả, cũng không hoàn toàn là “tổng kết” lại cuộc đời họ bằng những tư liệu suông. Với kinh nghiệm qua gần 60 năm làm nghiên cứu, GS Phong Lê được ví như bậc trưởng thượng trong làng văn nhân.
Với lối viết như kể, mỗi chân dung hiện ra đầy kỳ thú. Do vậy, cho dù đã có nhiều người viết về Chu Văn An, nhưng qua ngòi bút của GS Phong Lê, người đọc thấy nổi bật ở khí phách và nhân cách của một nhà Nho điển hình. Qua nhân cách và khí phách ấy, chân dung một người thầy giản dị và vĩ đại hiện ra.
Thế nào là giản dị và vì sao lại trở nên vĩ đại? Đó là câu hỏi không dễ trả lời, nhất là với mỗi nhân vật. Nhưng sự giản dị - giống như một chân lý, trở thành nền tảng của sự vĩ đại, khi một con người bình thường bằng da bằng thịt biết đặt bản thân cùng nỗi thống khổ của người khác.
Hay như về Nguyễn Du, đến nay đã quá nhiều bài viết nhưng Phong Lê vẫn dành hẳn hai bài và cho rằng vậy là vừa đủ. “Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều” cùng “Một định vị về Nguyễn Du cho hôm nay và mãi mãi” chính là hai phương diện “chốt lại” giá trị của đại thi hào trong lòng lịch sử dân tộc.
Bìa sách vừa ra mắt về 90 chân dung văn hóa, văn chương Việt.
90 chân dung - mỗi người một vẻ
Các nhân vật, tác phẩm văn chương mà GS Phong Lê theo đuổi trong suốt hành trình nghiên cứu như Nam Cao, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Quang Dũng, Đoàn Phú Tứ… Ở đó, mỗi nhà văn được nhìn nhận thấu đáo, công tâm cho người đọc thấy tài năng, tầm vóc của các nhà văn lớn.
Đặc biệt, trên tinh thần “đem cái riêng của mình trình hiện nơi cái chung”, có thể còn những chỗ chưa đồng thuận, nhưng cứ xem những nhân vật mà tác giả đã chọn: Trương Vĩnh Ký – Cuốn sổ bình sanh công với tội, Nguyễn Văn Vĩnh trong buổi đầu nền văn chương quốc ngữ, Tản Đà với nhu cầu canh tân văn học, kịch tác gia và ông chủ xuất bản Vũ Đình Long, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam - người sáng lập và chủ soái Tự Lực văn đoàn, Nguyễn Tuân - người đến được cái đẹp và cái thật, Trần Dần trước và sau bài thơ Nhất Định Thắng... có thể thấy những gì tác giả trình bày có sức hấp dẫn kỳ lạ và chưa từng thấy ở đâu khác.
Với những hiện tượng văn chương nổi bật trên văn đàn hiện đại, GS Phong Lê luôn đưa ra những nhận xét kịp thời, đúng và rất trúng. Khi nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ra mắt bộ ba tác phẩm lịch sử, GS Phong Lê viết: “Ý kiến đánh giá có khác nhau, đối lập nhau gay gắt thế nào, chê và khen ở mức cực đoan, điều đó không phủ nhận, thậm chí càng khẳng định “hiện tượng” Nguyễn Huy Thiệp… Phá cái thế im lặng, trầm trệ, lủi thủi”.
Về nhà văn Bảo Ninh, GS Phong Lê đề cập “cái mà chỉ những giá trị văn chương đích thực mới có thể tạo được. Chính cái đó, giá trị thanh lọc và tẩy rửa mới là cái làm cho “Nỗi buồn chiến tranh” tìm được lẽ tồn tại và sự sống đích thực trong lòng người, ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời nào”.
Ông nhận xét về văn chương của tác giả Nguyễn Nhật Ánh là giữa cái ác, cái giả đang bủa vây hôm nay, ta vẫn có lòng tin. Cái thiện, cái tốt, cái đẹp vẫn có trong cuộc đời, và trong quan hệ giữa con người, khơi dậy lòng khao khát sống tử tế, sống vì người khác.
Viết về Hồ Dzếnh, GS Phong Lê tỉ mẩn rằng: “Ông lại nhắc nhở ta biết sống chăm chút hơn, nhân hậu hơn với những gì thân thiết, và cả những gì còn xa lạ hoặc ngang trái trong vận hành đầy vất vả của cuộc đời, cả trong sự tự quên mình đi”.
Tuyển tập “90 chân dung văn hóa, văn chương Việt” là 90 tài nhân, dù “mỗi người một vẻ”, nhưng tất cả đều tỏ rõ khí cốt tài hoa, phong cách, tâm huyết. Qua 90 chân dung văn hóa, người ta thấy chân dung thứ 91 ẩn mình dưới những trang viết tinh tế - chân dung GS Phong Lê.
Theo Trần Hòa - GD&TĐ
Hội Nhà văn Việt Nam được chính thức thành lập từ năm 1957, sau Hội nghị thành lập Hội diễn ra tại trụ sở Câu lạc bộ Đoàn Kết, từ 1/4 đến 4/4/1957. Trong lịch sử văn học Việt Nam thời hiện đại đây là lần đầu tiên có một tổ chức của những người lao động văn học trên toàn quốc.
Tái hiện bức tranh Hà Nội thời bao cấp, rồi từ đó đi tìm cái chất nhân văn thuần nhất trong đời sống con người, “Chuyện ngõ nghèo” là cuốn tiểu thuyết đánh dấu sự trở lại của Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh năm 2017 sau một loạt các tiểu thuyết đình đám như: Mẫu Thượng Ngàn, Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa…
1. “Thiện, Ác và Smartphone” là tập tiểu luận thứ hai của Đặng Hoàng Giang, sau “Bức xúc không làm ta vô can” - cuốn sách ra mắt năm 2015 và gây được tiếng vang rộng rãi.
Nhân chuyến trở lại Việt Nam truyền giảng phật pháp, ngày 4-4, Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche đến từ Ấn Độ đã dành nhiều thời gian giao lưu cùng bạn đọc tại TPHCM.
Nguyễn Trí được biết đến vào năm 2013 khi tác phẩm Bãi vàng, đá quý trầm hương (NXB Trẻ) đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. “Sự nghiệp” cầm bút của Nguyễn Trí đến nay mới chỉ 5 năm nhưng ông đã có 9 cuốn sách truyện dài, truyện ngắn ra đời.
Phan Việt vừa có buổi giao lưu về tác phẩm mới nhất, cũng là tác phẩm chị cho là quan trọng nhất trong bộ ba "Bất hạnh là một tài sản" của mình.
Sáng 21-3, tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM, đã diễn ra buổi ra mắt tập tiểu luận, phê bình Nhà văn Lê Văn Thảo trong lòng đồng nghiệp do Hội Nhà văn TP thực hiện (NXB Hội Nhà văn xuất bản).
Nhà sách Trí Việt cho biết sau gần 3 năm thực hiện với 6 lần chỉnh sửa, Hội đồng thẩm định cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” do Ban Tuyên giáo TƯ thành lập đã đồng ý cho phép xuất bản cuốn sách này.
Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chính luận giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động, Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống.
Ngày 4 và 5/1, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành họp để bình chọn bảy tác phẩm xuất sắc của làng viết năm qua. Kết quả được công bố hôm 10/1.
Nghiên cứu công phu, tư liệu chính xác, văn phong mạch lạc và giàu cảm xúc, tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không chỉ khiêm tốn “bổ khuyết” mà là công trình giàu tâm huyết với những khám phá ngạc nhiên mới lạ rất hữu ích.
Nói về cuốn sách phê bình văn học Giăng lưới bắt chim của mình, Nguyễn Huy Thiệp hay nhắc lại điều thoạt tiên tưởng rằng ông "lấp lửng": tôi viết có đúng có sai, có chính xác có nhầm lẫn, viết khi mình "đang còn nửa mê nửa tỉnh".
Có một thực tế là rất nhiều người song hành giữa việc viết văn và viết báo. Xét về góc độ thể loại thì văn học và báo chí là hai thể loại khác nhau nhưng giữa chúng lại có sự tương đồng với nhau về nhiều khía cạnh. Vì thế việc song hành giữa văn chương và báo chí là điểu dễ hiểu.
hông biết đã đến đáy chưa thảm trạng tác giả (khoa học và nghệ thuật) bị xâm hại trắng trợn về bản quyền như hai công trình về dân tộc học của GS.Từ Chi, và về sử học của GS.Trần Quốc Vượng. Hai tác giả có tên tuổi đã quá cố, và những nhà xuất bản gây nên sự cố, làm méo mó, biến dạng đứa con tinh thần của họ lại là những nhà xuất bản có những cái tên rất sang, là cơ quan ngôn luận của những cái hội nghề nghiệp lẽ ra phải rất nghiêm chỉnh, đứng đắn trước công luận. Các cơ quan truyền thông đã lên tiếng. Không biết gia đình, thân nhân của hai tác giả có ý kiến gì không? Ta đã có lệ luật gì về những vụ việc như vậy, để đưa ra tòa án dư luận?
Chiều 7.10, Hội đồng giám khảo giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội gồm các nhà văn, nhà thơ: Bằng Việt, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Mỹ, Nguyễn Sĩ Đại, Lê Minh Khuê, Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Thành Phong đã họp phiên chung khảo.
Ngày 4/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tác phẩm văn xuôi, trong đó có truyện ngắn xuất hiện trên báo chí đã trở thành món ăn tinh thần nhiều năm nay cho độc giả. Tuy nhiên, dường như món ăn tinh thần này đang ngày càng có xu hướng bị co lại, bị thay thế.
Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh, cách mạng thời gian qua đã có nhiều đổi mới và được giới chuyên môn ghi nhận.
Viết về cuộc Cách mạng mùa Thu 70 năm về trước, nhà văn Nguyễn Đình Thi - người can dự, đồng thời là chứng nhân của cuộc cách mạng vĩ đại đó (Năm1945 ông dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào và được cử vào Ủy ban Giải phóng dân tộc; sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Ủy viên thường trực) đã ví nó giống như “một cuộc lột vỏ”, “rũ bùn” đứng lên của con người, của dân tộc Việt Nam: Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Đất nước).
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới về văn hóa văn nghệ được đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), văn học Việt Nam đã có nhiều bước chuyển sâu sắc, đạt nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các thể loại, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của con người và xã hội.