5 cuốn sách viễn tưởng hay nhất năm 2018

15:39 14/12/2018

Các biên tập viên của tờ The Times Book Reivew vừa lựa chọn những cuốn sách hư cấu, viễn tưởng hay nhất trong năm 2018.

Asymmetry (Không đối xứng) - Lisa Halliday

Tiểu thuyết đầu tay của Halliday là sự kết hợp của hai câu chuyện được viết rất trau chuốt, gọn gàng dễ hiểu, mang hơi hướng phóng sự, xoay quanh quyền lực, tình yêu, tham vọng văn chương và xung đột toàn cầu.

Trong phần đầu tiên, được đặt tựa là “Folly”, Halliday kể câu chuyện tình yêu giữa Ezra Blazer, 75 tuổi, tiểu thuyết gia gốc Manhattan, với tài năng xứng đáng đoạt giải Nobel và Mary-Alice, cô gái chỉ mới 25 tuổi. Sang phần thứ hai có tựa “Madness”, nhà văn kể về Amar - nhà kinh tế học người Mĩ gốc Iraq, mô tả cảnh bị giam tại sân bay Heathrow trong tuần cuối cùng của năm 2008 trên một chuyến đi từ Los Angeles, nơi anh sống, đến Kurdistan, để thăm anh trai Sami.

Những suy nghĩ của anh đã lướt qua hàng chục năm, kể từ khi anh ra đời trên chiếc máy bay của hãng hàng không Iraq, đến những tháng ngày tới Baghdad để thăm Sami, người anh trai đang làm bác sĩ trong vùng chiến sự.

The Great Believers (Các tín đồ vĩ đại) - Rebecca Makkai

Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh Chicago (Mĩ) những năm 80 và Paris (Pháp) thời điểm xảy ra vụ khủng bố năm 2015 để lồng ghép nhiều câu chuyện khác nhau: bạo loạn xã hội; những ám ảnh về căn bệnh thế kỉ; người mẹ tìm kiếm đứa con gái của mình; câu chuyện về người đồng tính... Những vấn đề nóng hổi, nổi cộm của xã hội được đề cập sinh động trong tác phẩm đã khiến The Great Believers lọt vào vòng chung khảo tranh giải Man Booker và giải thưởng Sách quốc gia Mĩ 2018.

The Perfect Nanny (Người lạ trong nhà) - Leila Slimani

Tác giải từng giành giải thưởng Goncourt viết nên cuốn tiểu thuyết li kì về một bảo mẫu đã giết hai đứa trẻ mà cô ta chăm sóc, sau đó cô ta cũng tự kết liễu đời mình. Cuốn sách mở đầu, dẫn dắt như những thước phim kinh dị, lại hé mở ra những câu chuyện khác đằng sau nó. Đây là một câu chuyện đầy gay cấn, hồi hộp, cuốn hút bạn đọc trong những xoắn ốc lớp lang nội dung.

There There (Đây đây) - Tommy Orange

Tommy Orange sinh ra và lớn lên tại Oakland, California. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh là câu chuyện đại diện của một người Mĩ bản địa kể lại một phần lịch sử đau thương trong quá trình bảo tồn vẻ đẹp và bản sắc văn hóa tại quê hương mình.

There There xây dựng 12 nhân vật với 12 lời kể, mỗi nhân vật đều có những lí do trải qua hành trình gian khổ tìm đến Big Oakland Powwow, nơi họ tìm thấy chính bản thân mình. Chính vì lẽ đó, cuốn tiểu thuyết đã mang đến những câu chuyện đa dạng để khắc họa chân dung nước Mĩ ít ai được thấy. Đây là một cuốn sách đầy xúc động, hài hước, giận dữ, sợ hãi…

Washington Black (Washington Đen) - Esi Edugvan

Washington Black là tiểu thuyết thứ ba của nữ nhà văn da màu Canada Esi Edugyan kể về cậu bé 11 tuổi George Washington Black tìm mọi cách để thoát khỏi kiếp nô lệ và tìm kiếm tự do. Cậu bé đi qua những xứ sở khác nhau, từ những cánh đồng cằn cỗi của vùng Caribe đến vùng Viễn Bắc đông lạnh. Qua mỗi chặng đường của cậu bé, những hình dung về tình bạn, tình yêu thương, sự cứu rỗi và phản bội của thế giới được tạo nên, để gợi ra một câu hỏi ám ảnh nhất: Tự do đích thực là gì?

Nhà văn Esi Edugyan là người đã giành được nhiều giải thưởng lớn cho cuốn tiểu thuyết Half-Blood Blues năm 2011. Trở lại với Washington Black, cô được tôn vinh trong các đề cử giải thưởng lớn: Giller Prize, Huân chương Andrew Carnegie và Man Booker 2018.

Theo Bình Nguyên - VNQĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • 1. Đời người trăm năm như nhau, nhà văn Tây hay ta gì gì ông Trời cũng chẳng ưu ái thêm ngày nào, vậy mà bên trời ấy thế hệ này đến thế hệ khác nảy nòi bao nhiêu tiểu thuyết gia lớn. Còn ta thì không. Tại sao?

  • Phan nhân 1972 ( Hồi ức K15 trường Chuyên Phan Bội Châu Nghệ Tĩnh - NXB Hội Nhà văn, tháng 7/2019 ) có lẽ là một trong những cuốn sách thú vị nhất về tuổi học trò mà tôi từng đọc.

  • Ngày 6-7, tại Hà Nội, buổi giao lưu ra mắt bút ký chính luận “Một thời Đông Bắc” của tác giả Vũ Mão và ký sự tiểu thuyết “Mãi mãi một thời Thiếu sinh quân” của nhà văn Ma Văn Kháng do NXB Kim Đồng tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình văn học, các cựu học viên trường Thiếu sinh quân Việt Nam.

  • Ra mắt tập thơ đầu tay năm 2003, đến nay, nhà văn Nguyễn Văn Học đã xuất bản 15 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

  • Văn học Nhật Bản đang để lại dấu ấn sâu đậm và mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh dòng văn học kinh điển gắn liền với những tác giả có ảnh hưởng trên thế giới, thị trường xuất bản trong nước còn chứng kiến cuộc “đổ bộ” của những tác giả đương đại với số lượng tác phẩm không hề nhỏ.

  • Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, đối với người nghệ sĩ, cô đơn tự xác lập hay cô đơn do ngoại cảnh, đó đều là những đặc ân. Bởi nhờ có cô đơn làm chất xúc tác, cảm thức sáng tạo mới bùng vỡ nơi người nghệ sĩ...” - Nhà văn Đỗ Chu cũng từng bảo: “Nghệ sĩ cô đơn được càng tốt!”.

  • Từ ba nguồn tư liệu chính sử, dã sử và dân gian, các nhà văn đã có cơ hội bung trổ trí tưởng tượng và khả năng hư cấu để cho ra đời những áng văn chương sinh động, hấp dẫn viết về lịch sử. Hai tiểu thuyết lịch sử mới ra mắt công chúng là “Từ Dụ Thái hậu” của Trần Thùy Mai và “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên.

  • Nhân kỉ niệm 62 năm thành lập (17/6/1957 – 17/6/2019), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt ấn bản mới tập truyện Dưới chân Cầu Mây của nhà văn Nguyên Hồng. Tập truyện gồm ba truyện đặc sắc dành cho thiếu nhi: Đôi chim tan lạcDưới chân Cầu Mây vàCháu gái người mãi võ họ Hoa.

  • NXB Hà Nội và Thư viện Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Thời cuộc và Văn hóa” của nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam

  • Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá Huy Cận là người đem tâm nguyện “làm bục nhảy đưa sự sống lên cao”. Nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu có dịp quần tụ nhớ về hồn thơ Huy Cận dịp 100 năm ngày sinh của ông.

  • “Ba năm tồn tại. Thời gian không dài. Nhưng kỷ niệm một thời niên thiếu tươi đẹp hào hùng trong gian khổ làm sao có thể quên!”. Sau hơn 70 năm, khi những mảnh ký ức bắt đầu mờ nhòa, nhà văn Ma Văn Kháng đã “gạn lấy chút sức lực còn lại”, “rờ rẫm nhớ lại những gì đã trải qua”, để tái hiện chân dung thế hệ “măng non cách mạng” giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • Nhà văn Trần Thùy Mai vừa ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ thái hậu” sau một thời gian dài im tiếng. Điều thú vị, cuốn sách đề cập đến lịch sử nhưng được tác giả viết bằng văn phong thuần Việt, với ngôn ngữ nhuần nhị để thu hút độc giả trẻ.

  • Có thể nói, tiểu thuyết gia hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam chính là nhà văn Hồ Biểu Chánh. Với kho tàng đồ sộ 64 cuốn tiểu thuyết, ông được mệnh danh là “người kể chuyện đời” đầy lôi cuốn và có cá tính.

  • Giữ một vị trí khiêm tốn trong đời sống văn chương, nhưng thể loại phi hư cấu thời gian qua vẫn đều đặn đến với độc giả. Thậm chí, nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, được in hàng chục ngàn bản. Chỉ có điều, trong những bảng vàng văn chương trong nước, hiếm khi những tác phẩm thuộc thể loại phi hư cấu được xướng tên.

  • Nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt tập thơ “Điện Biên chiến thắng, Điện Biên thơ” của Đại tá, nhà thơ Ngô Vĩnh Bình tuyển chọn và giới thiệu.

  • Sau 65 năm, những kinh nghiệm lịch sử, bài học quý giá từ chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Không chỉ là góc nhìn riêng của mỗi bên, việc hợp tác để khai thác khối tư liệu, tài liệu lưu trữ - di sản chung của hai dân tộc Pháp - Việt nhằm có thêm sự đối chứng, từ đó làm rõ hơn lịch sử.

  • “ĐIỆN BIÊN PHỦ: 13/3-07/5/1954” là cuốn sách chuyên khảo của Tiến sĩ, Đại úy người Pháp Ivan Cadeau. Cuốn sách cung cấp các tài liệu lưu trữ của Pháp về sự kiện Điện Biên Phủ và chiến tranh tại Đông Dương, trong đó có nhiều tài liệu chưa từng công bố tại Việt Nam.

  • Ngày 30/4/1975 mãi là một ký ức tồn tại sâu thẳm trong tâm trí của những người đã trực tiếp chứng kiến. Đặc biệt là nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh, người đã dành gần như cả cuộc đời cầm bút của mình để văn bản hóa lại những ký ức lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước một thời của dân tộc Việt Nam.

  • Với sự nhân từ, đức độ, Từ Dụ thái hậu được dân gian lưu truyền là người phụ nữ quyền lực có sức ảnh hưởng to lớn dưới triều nhà Nguyễn. Từ cảm hứng ấy, nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai đã viết Từ Dụ thái hậu - một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại.

  • Sáng ngày 22/4/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành buổi toạ đàm khoa học, giới thiệu công trình Nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học ở Nam Bộ thời kì 1865-1954.