Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá Huy Cận là người đem tâm nguyện “làm bục nhảy đưa sự sống lên cao”. Nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu có dịp quần tụ nhớ về hồn thơ Huy Cận dịp 100 năm ngày sinh của ông.
Nhà thơ Huy Cận-người mang nỗi sầu thế kỷ
NHÀ THƠ HUYỀN THOẠI
Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ lão thành cách mạng Cù Huy Cận sáng 30/5. Tới dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cùng nhiều vị lãnh đạo.
Cù Huy Cận sinh ngày 31/5/1919 trong gia đình nhà nho nghèo, ở làng Ân Phú, Hương Sơn, Hã Tĩnh. Ông theo học trung học ở Huế, đậu tú tài Pháp rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Huy Cận sớm giác ngộ cách mạng. Từ năm 1942 Huy Cận tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào năm 1945, được bầu và Ủy ban Giải phóng (Chính phủ lâm thời).
GS. Hà Minh Đức nhận định Huy Cận là một trong những nhà thơ gắn liền với huyền thoại. Sau cách mạng, Huy Cận là một trong những nhà thơ gánh nhiều trọng trách. Cách mạng tháng Tám thành công, ông là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ lâm thời (cùng Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu) vào Huế tiếp nhận lễ thoái vị của vua Bảo Đại. Huy Cận nhận chức Bộ trưởng Bộ Canh nông khi mới 28 tuổi, sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng.
Huy Cận cũng là một nhà thơ được ở gần Bác Hồ, được kết nạp và tôn vinh là Viện sĩ Viện thơ thế giới, từng là Đại biểu quốc hội ba khóa. Huy Cận nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT đợt 1 năm 1996. Năm 2005 ông được truy tặng Huân chương Sao vàng-phần thưởng cao nhất ghi nhận đóng góp cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và dựng xây đất nước.
Là người đáp từ cuối cùng, con gái nhà thơ Huy Cận kể về những kỷ niệm đời thường của cha mình. Đó là những lần những người lạ không hề quen biết từ miền Trung ra Hà Nội chữa bệnh đến gặp xin Huy Cận giúp đỡ, đơn giản vì họ chỉ biết đến nhà thơ mà không quen ai khác. “Với khả năng của mình cha tôi không từ chối một ai. Ông thường nói về họ: Thật tội nghiệp quá”, Cù Lệ Duyên nói. Sau này với những ngày cuối đời của Huy Cận, con gái ông vẫn nhớ lời cha: “Không được khóc, phải ngẩng đầu lên xem ai đến tiễn đưa cha mình để còn cám ơn”.
LỬA CÒN THIÊNG
Nhiều nhà phê bình nhất trí gọi Huy Cận là Kiện tướng Thơ Mới. Danh xưng này dựa vào các sáng tác sớm và thành công trong Lửa thiêng (1940), Vũ trụ ca (1942). GS. Phong Lê dẫn lại đánh giá của Hoài Thanh (Thi nhân Việt Nam) để định công cho Huy Cận: “một trong không hơn 5 người có công đầu định hình gương mặt Thơ mới, cũng là thơ Việt nói chung, ở đỉnh cao và kết thúc của nó”.
Cách đây một năm Hữu Thỉnh có nhiều đúc kết, nhận định rất hay về Nguyễn Bính dịp kỷ niệm 100 năm sinh, thế mà đối với Huy Cận ông ít có nhận xét sắc sảo vốn có. Dù vậy Hữu Thỉnh vẫn chỉ ra giá trị của Lửa thiêng: “Hồn dân tộc trong Lửa thiêng rạo rực, đằm thắm, tha thiết bao nhiêu ở trong điệu cảm, trong cảnh vật, trong ngôn ngữ. Chúng ta gọi Huy Cận là một nhà thơ lớn là ở cái công nuôi dưỡng và truyền lại cho chúng ta chất Việt sâu thẳm đó”.
Nhà phê bình Lê Thành Nghị đồng quan điểm khi đi sâu phân tích hồn quê, hồn dân tộc trong thơ Nguyễn Bính và Huy Cận. Ông đem Nguyễn Bính ra so sánh với Huy Cận để thấy một Nguyễn Bính lo âu với chân quê, hồn quê bị mai một, còn “Huy Cận hướng đến những cảm hoài bao la về nhân thế và vũ trụ, là linh hồn của nỗi buồn trời đất với tâm trạng ngậm ngùi tiền kiếp… Thơ Huy Cận trong Lửa thiêng vượt qua lối giãi bày kể lể của cá nhân trước những khát khao trần thế, để sang địa hạt của những linh cảm, cõi hư vô của tâm thức…”.
Trong số gần chục tham luận về Huy Cận, Vũ Quần Phương như thường lệ đưa lại những nhìn nhận tổng quan, sâu sắc về sự nghiệp thơ. Ông cho rằng ngay từ Lửa thiêng xuất bản năm ông 21 tuổi, Huy Cận lập tức được giới yêu thơ nhất trí tôn vinh ông là một tài năng lớn. Sự nhất trí sớm này không có ở Xuân Diệu, Chế Lan Viên hay Hàn Mặc Tử.
“Huy Cận tìm lại mình” là tựa đề bài viết của Vũ Quần Phương, ở đó có lúc ông thẳng thắn nhận xét: Sau thành tựu Thơ Mới, Huy Cận cũng như nhiều Kiện tướng Thơ mới khá lúng túng trong thay đổi nội dung và bút pháp để rồi “hăng hái viết nhưng chất lượng thơ xuống quá. Thấy nhiệt tình, thực tế nhưng ít thấy xúc động”. Mấy bài lục bát hơi hướng ca dao ghi chép sinh hoạt hàng ngày như Quanh nơi làm việc với những câu thơ “khó có thể tin rằng tác giả của những câu lục bát này lại là người từng viết Lửa thiêng-cũng lục bát mà nỗi niềm chất chứa trong từng chữ, quánh đặc, u ẩn, trĩu nặng cả không gian trong Chiều xưa: Đồn xa quằn quại bóng cờ/Phất phơ buồn tự thời xưa thổi về/Ngàn năm sực tỉnh lê thê/Trên thành son nhạt chiều tê cúi đầu”.
Từ khi tham gia cách mạng, Huy Cận viết ít hơn, sau này theo giải thích của chính Huy Cận, đó là “bản lĩnh im lặng”. “Đọc lại cả đời thơ của lứa nhà thơ xuất hiện từ phong trào Thơ Mới ấy, Huy Cận là nhà thơ có ít nhất những bài thơ non lép trong chặng “nhận đường” và “lột xác”-hai khái niệm của giới văn nghệ đầu kháng chiến chống Pháp.
Lần theo cả sự nghiệp sáng tác, Vũ Quần Phương chỉ ra thời điểm Huy Cận lấy lại cảm hứng hay nói cách khác “thơ về với Huy Cận từ chuyến đi thâm nhập thực tế đời sống công nhân vùng mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả đầu năm 1958”. Trời mỗi ngày lại sáng in cuối năm này ghi dấu cho bước chuyển thắng lợi của Huy Cận. “Đến Đoàn thuyền đánh cá bạn đọc yêu thơ Huy Cận nhận diện được ngay hồn vía của tác giả Lửa thiêng lồng trong một Huy Cận cởi mở, tươi vui, hồn hậu: Thuyền ta lái gió với buồm trăng/Lướt giữa mây cao với biển bằng”.
Theo Nguyên Khánh - TP
Khi được hỏi lý do nào thôi thúc bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết dã sử về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhà văn Lê Phương Liên tâm sự rằng: “Tôi hăng hái ngồi bên bàn phím, viết đêm viết ngày như là nhập đồng, như là có một nguồn lực siêu nhiên nào thôi thúc”.
HỒ ANH THÁI
Tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, những khám phá thú vị trong cuộc sống xa xứ là điểm chung trong hai tác phẩm “Bốn mùa hoang vu xứ kiwi” và “3,1kg hạnh phúc” của hai tác giả trẻ Trần Băng Khuê và Mai Thanh Nga cho bạn đọc thấy được phong vị của những vùng đất khác nhau cũng như cuộc sống của những người Việt trẻ xa xứ.
Sức viết của nhà thơ ngoài lục thập Đinh Ngọc Diệp (sinh năm 1956) có dấu hiệu mạnh lên khi trước thềm xuân mới, ông ra mắt tập “Hành trình 6” (NXB Hội Nhà văn).
Sau giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, mới đây, đạo diễn Xuân Phượng tiếp tục nhận thêm giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn TPHCM cho hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… (NXB Văn hóa - Văn nghệ). Tác phẩm đã phần nào khắc họa chân dung của tầng lớp trí thức Việt Nam trong 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
“Duyên” - tôi biết đến tác giả Nguyên Phong từ cuốn sách Đường mây qua xứ tuyết . Tôi cũng đọc qua về tiểu sử, con đường sự nghiệp của ông. Thật đáng để ngưỡng mộ!
Nhà thơ, nhà báo Vương Tâm vừa ra mắt tuyển “Thơ chọn Vương Tâm” (NXB Hội Nhà văn), với 180 bài thơ và một số bức tranh minh họa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Nhắc tới nhà văn Nguyễn Văn Thọ, bạn văn thường nhớ tới tiểu thuyết “Quyên”; các tập truyện ngắn: “Gió lạnh”, “Vàng xưa”, “Hương mĩ nhân”, “Vườn mộng”; các tập bút ký và tản văn: “Đào ở xứ người”, “Đầu ngọn sóng”… Ông còn sáng tác thơ, vẽ và viết kịch bản phim… Nhớ về thời hoa niên nhiều ước vọng, ánh mắt ông lấp lánh niềm vui.
“Sống mãi trên quê hương anh hùng” (NXB Quân đội nhân dân, 2021) là cuốn sách được viết theo thể loại truyện ký, về cuộc đời của một người anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Kim Vang - hình ảnh đại diện cho một thế hệ thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho hòa bình, thống nhất của dân tộc...
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc. Đến nay, mặc dù đã được phổ biến rộng rãi, nhưng không phải mọi cắt nghĩa về nó đã thật thấu đáo, thuyết phục.
Nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu lý luận văn học Việt Nam trong nhiều thập niên qua là giới thiệu, nghiên cứu, tổng thuật các hệ thống lý thuyết để vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn văn học.
Với 17 truyện ngắn gọn gàng, tập truyện ngắn “Gió thổi trước hiên nhà” vừa được NXB Văn học ấn hành, mở ra một thế giới ngổn ngang, đa tạp của cuộc sống đời thường từ miền quê đến phố thị với đủ mọi cung bậc cảm xúc, những cảnh đời buồn vui, đặc biệt là những thân phận đàn bà nhọc nhằn, cay đắng.
Nhãn sách Văn sử tinh hoa thuộc Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) vừa phát hành cuốn "Phong vị xuân xưa - Ngày xuân xem sách biết việc cổ kim". Tác phẩm được sưu tầm, tuyển chọn từ nhiều cuốn sách, báo, tạp chí trong giai đoạn từ 1920 đến khoảng 1945.
Mấy năm gần đây, nhiều danh tác Việt đã được phát hành lại, mang đến cho độc giả hiện đại cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn các ấn phẩm có tuổi đời trên dưới một thế kỷ. Không đơn thuần là “bình mới rượu cũ”, nỗ lực này còn mang tính gợi mở, góp phần định vị, thúc đẩy đa dạng chiều kích văn chương.
“Bốn nhà văn nhà số 4”, NXB Hội Nhà văn, của nhà phê bình Ngô Thảo dày dặn, chia làm bốn phần, tập hợp 35 bài viết của tác giả về bốn nhân vật văn chương nổi tiếng mà sự nghiệp gắn liền với ngôi nhà số 4 phố Lý Nam Đế - tạp chí Văn nghệ quân đội. Đó là Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Thu Bồn.
Truyện ngắn đối với những tác giả trẻ, mới viết văn, nhiều người tự khám phá mình, bao giờ cũng qua một thử thách. Dương Hương - một tác giả trẻ vừa cho ra mắt tập truyện ngắn “Giá của đàn bà” với nhiều cảm xúc mới mẻ. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trung Trung Đỉnh về tập truyện ngắn , của tác giả Dương Hương, do Liên Việt ấn hành.
Cầm trên tay cuốn “Thời xuân sắc” của nhà văn Huệ Ninh (NXB Thế giới, 2020) - hồi ký của một người phụ nữ bình thường, tôi thật sự xúc động và còn thấy tiếc, tự hỏi sao sách không dày hơn nữa.
“Nấp” trong nhà báo Trần Nhật Minh với vẻ ngoài “đồ sộ, quánh màu nước thời gian”, là trái tim thi sĩ nhiều rung động. Cho nên, có lẽ đã lần lữa mãi, thì cũng phải đến ngày tâm hồn chật căng, buộc phải tỏa lan hương chất mà tháng năm cuộc đời mình đã trầm tích.
“Hừng Đông” viết về “đêm trước” của cách mạng Việt Nam, giai đoạn trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trong bối cảnh ấy, nhà văn không chạy theo sự kiện, biến cố, mà hướng tới con người cụ thể với tư cách một nhân vật văn học - chiến sĩ Cộng sản Phan Đăng Lưu.
“Lắng đọng và suy nghĩ” (NXB KH&KT, 2020) cái tên sách khiêm tốn của Tạ Quang Ngọc trở nên cuốn hút tôi. Và sự chắt lọc trí tuệ, cũng như chân thành cảm xúc, chân thành tự bạch trong cuốn sách này đã không chỉ khiến tôi cảm phục tác giả, mở mang tri thức, mà còn nâng thêm cho mình bản lĩnh, bồi đắp tình yêu con người, tình yêu đối với quê hương đất nước và sự nghiệp cách mạng.