Cho dù đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử, đấu trường Hổ quyền vẫn tọa lạc sừng sững, phảng phất chất uy nghi, và là một kiến trúc vô cùng quan trọng trong quần thể di tích đất cố đô Huế.
Cho dù đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử, đấu trường Hổ quyền vẫn tọa lạc sừng sững, phảng phất chất uy nghi, và là một kiến trúc vô cùng quan trọng trong quần thể di tích đất cố đô Huế.
“Đấu trường giác đấu La Mã”
Sau các “sự cố” hy hữu trong những trận tử chiến voi – hổ, triều đình nhà Nguyễn đã nghĩ đến phương án xây dựng một trường đấu nằm biệt lập, kiên cố và an toàn hơn. Cũng chính nhờ quyết định “táo bạo” đó mà ở xứ Huế bây giờ vẫn còn tồn tại một đấu trường giác đấu quy mô, hoành tráng “hệt như” đấu trường Coluseum thời La Mã cổ đại (hiện thuộc thôn Trường Đá, làng Nguyệt Biều, phường Thủy Biều, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế). Để đảm bảo an toàn cho người xem lẫn người bảo vệ cuộc giao đấu, năm Canh Dần (1830), vua Minh Mạng ra chiếu cho xây một đấu trường kiên cố, đặt tên là Hổ quyền. Vua cho khắc rõ một dòng chữ Hán ngay trên đấu trường: “Minh Mạng thập nhất niên/Chính nguyệt cát nhật tạo” (Tức làm vào một ngày tốt lành thuộc tháng Giêng năm thứ 11 đời vua Minh Mạng).
Trường đấu Hổ quyền tọa lạc tại khu vực đồi Long Thọ và thành Lồi, gần với Điện Voi Ré (tên gọi dân gian của Miếu Long Châu). Đây là vùng đất của người Chăm Pa xưa. Theo nhận xét, đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, vua Minh Mạng xây dựng đấu trường trên mảnh đất một thời là thành quách của người Chiêm Thành vì muốn khẳng định mình là người chiến thắng; mặt khác muốn “dằn mặt” những kẻ có âm mưu chống đối triều đình. Dư địa chí Thừa Thiên-Huế chép: Hổ quyền được cấu trúc khá đơn giản nhưng rất chắc chắn, được xây bằng gạch vồ, đá thanh và vôi vữa; là một đấu trường lộ thiên hình vành khăn. Được kết cấu bởi hai vòng tường thành hình tròn đồng tâm.
Theo các tài liệu ghi chép lại vòng tường trong cao 5,9m, vòng tường ngoài cao 4,75m. Thành ngoài nghiêng một góc khoảng 15 độ tạo đế vững chắc kiểu chân đê. Cả hai vòng tường cộng với dải đất ở giữa tạo thành một bề dày 4m ở đỉnh và 5m ở chân thành, đường kính lòng chảo 44m, chu vi tường ngoài 145m. Khán đài cho vua được thiết kế ở mặt Bắc của đấu trường, tương đối cao và thoáng. Bên phải đấu trường là lối lên xuống của vua cùng hoàng thân quốc thích. Bên trái là lối của các quan chức và binh lính. Đối diện tầm nhìn của vua là năm chuồng nhốt hổ, với hệ thống cửa gỗ đóng mở bằng cách kéo dây từ phía trên. Bên cạnh là một cửa vòm lớn để dẫn voi vào trường đấu.
Hổ quyền được xây dựng kiên cố, chắc chắn nên mỗi lần có trận giao chiến voi – hổ thì dân chúng đua nhau kéo đến xem. Vua quan triều Nguyễn cũng an tâm thân chinh ngự lãm. Theo lời kể của các bậc cao niên, ngày hội Hổ quyền, cả kinh thành tưng bừng. Trên sông Hương, thuyền rồng của vua quan ngược dòng từ Nghinh Lương Đình lên thôn Trường Đá. Đường bộ, dân chúng cũng tấp nập men theo con đường bờ Nam sông Hương tìm lên Thủy Biều.
Trong ngày thi đấu, dân chúng và hương chức quanh vùng đặt hương án, lễ vật trên đoạn đường vua đi. Đấu trường được trang trí bởi nghi trượng, cờ, lọng. Tiếng trống giục liên hồi vang xa cả một vùng. Một đội quân mặc áo đỏ, nón sơn, cầm khí giới nghiêm trang, cung kính đứng hai bên đường từ đấu trường ra đến bến sông để đón vua quan. Đúng Ngọ, vua cập bến Long Thọ; vua lên kiệu, đi trước là Ngự lâm quân, thị vệ cầm cờ, cầm gươm chỉn chu, tiếp theo là đội nhạc cung đình.
Là trường đấu xem voi giết hổ, vì vậy theo thông lệ, trước mỗi trận đấu voi chiến được tạo điều kiện tốt nhất để dành chiến thắng. Tuy nhiên, khi Hổ quyền hoàn thành, các trận đấu sinh tử giữa voi và hổ càng được tạo cơ hội để trở nên... tàn khốc hơn. Hổ lúc này được cho ăn đầy đủ nhằm giữ được nguyên sức khỏe, móng vuốt, răng nanh cũng được giữ nguyên, nhằm tạo ra sự “công bằng” cho trận quyết chiến.
Cái kết của “chiến thần” và “chúa tể rừng xanh”
Theo nhà Huế học Phan Thuận An, dưới triều vua Minh Mạng đã chọn ra một con voi đầu đàn để chỉ huy binh đoàn voi chiến của nhà Nguyễn. Bầy voi chiến tinh nhuệ lại có sự “lãnh đạo” của voi đầu đàn; cộng thêm bầy hổ “khát máu” được chăm sóc kỹ lưỡng đã tạo nên thời vàng son cho Hổ quyền. Theo lời những bậc cao niên ở thôn Trường Đá kể lại, trong những trận quyết chiến voi hổ, các quan võ là những người đặc biệt hào hứng nhất. Bởi khi hổ và voi quyết đấu, chúng sẽ sử dụng những miếng thế thủ và tấn công đối phương của riêng mình. Các quan võ quan sát, nghiên cứu rồi theo từng miếng đánh ấy mà chuyển hóa, cách tân thành những miếng võ lợi hại. Hơn thế nữa là giúp quan võ và binh sỹ rèn luyện tính can trường, dũng cảm, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Trong một lần tuyển chọn voi chỉ huy của đội tượng binh hoàng gia, vua Minh Mạng đã cho bầy voi 12 con giao đấu với ba con hổ. Vừa vào trận, bầy hổ khát máu đã tiến về phía đàn voi giương vuốt sắt rồi chồm lên tấn công tới tấp. Bầy voi nghe sự “chỉ huy” của thủ lĩnh đầu đàn nên nhanh chóng bày trận, xếp thành một vòng tròn, đứng vây hổ vào giữa trận. Thấy bất lợi về ta, ba con hổ đồng loạt nhắm về phía con voi đầu đàn mà nhe răng chực cắn, chực tát. Nhanh như cắt, voi đầu đàn dùng ngà húc thẳng vào bụng chúng. Những voi chiến còn lại cũng xông lên hỗ trợ. Cuộc huyết chiến diễn ra trong “biển máu”. Phòng thủ, giằng co, chống trả suốt một ngày trận chiến mới phân thắng bại. Ba con hổ bị hạ gục hoàn toàn, song đội tượng binh chỉ còn 4 con, voi đầu đàn bị thương nặng.
Nhà Huế học Phan Thuận An cho biết, sau trận quyết chiến, vua Minh Mạng đã quyết định chọn voi đầu đàn làm chỉ huy binh đoàn voi chiến. Sử cũ còn chép lại việc vua Minh Mạng đích thân đến rửa vết thương cho voi sau những trận chiến. Ông dặn dò binh lính phải chăm sóc voi chu đáo, để sau này đánh quân Xiêm La bảo vệ bờ cõi. Trong các đời vua chúa nhà Nguyễn thì vua Minh Mạng là người được ví “yêu voi như con”.
Trong lịch sử, có một trận đấu voi-hổ được người ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần và thuật lại rất kỹ. Voi xuất hiện ở cửa vòm, hổ được thả chạy ra từ chuồng nhốt hổ (không hề bị cột dây “bảo hiểm”). Vừa thấy bóng voi, vua ngự trên khán đài khen con voi cái này can đảm. Vua vừa dứt lời, hổ đã nhảy phóc lên trán voi, chực nhe nanh cắn xé. Voi đau hét lên một tiếng xé trời, rồi chạy thật nhanh làm hổ mất thăng bằng rớt xuống. Chưa chịu dừng lại, hổ vẫn tiếp tục bu bám lên trán voi, bấu vào mắt, vào tai. Bị tấn công dồn dập, voi dồn sức mạnh ngàn cân của mình áp sát hổ vào tường và ghì chặt cho đến khi hổ không còn cử động được nữa mới thả xuống. Rồi voi dùng chân đạp chết con mãnh thú. Đó là trận huyết đấu cuối cùng tại Hổ quyền, năm 1904 dưới thời vua Thành Thái.
Sau này, người ta không còn “cơ hội” để xem voi giết hổ bởi vận nước khó khăn. Điều kiện kinh tế, xã hội không cho phép tổ chức các trận đấu như thế nữa. Nhìn một cách khách quan, đấu trường Hổ quyền trong một chừng mực nào đó đã thể hiện được sự tiến bộ trong quá trình nhận thức của các vua chúa lúc bấy giờ. Một quá trình nhận thức mà xét trên góc độ xã hội là ngày một văn minh và nhân đạo hơn. Từ chỗ dùng đồng loại của mình làm “vật bảo vệ” cho một trò tiêu khiển nguy hiểm, dần dần vua chúa đã biết xây dựng nên một đấu trường kiên cố, đảm bảo an toàn tính mạng cho người xem lẫn người bảo vệ trận đấu.
Lớp bụi thời gian đã và đang làm cho đấu trường Hổ quyền oai linh một thời nhuốm màu rêu phong và dần rơi vào quên lãng. Bởi giá trị của nó không phải nằm ở sự chạm khắc tinh xảo hay những hoa văn đậm chất nghệ thuật như các địa danh trong quần thể di tích cố đô Huế. Hổ quyền đơn giản là một bức tường thành để khán giả ung dung "ngự" lên khán đài, nhìn xuống khu lòng chảo mà thưởng thức một trận voi – hổ tranh tài vô cùng ác liệt, hấp dẫn. Không ồn ào, khoa trương nhưng giá trị lịch sử của nó thì không ai chối cãi được. Hổ quyền là một di tích đặc biệt của Việt Nam và của cả thế giới.
Phục dựng đấu trường bằng công nghệ 3D
Ngày 31/5/2010, Tổng cục Di sản văn hóa Hàn Quốc và viện Khoa học công nghệ chất lượng cao Hàn Quốc đã chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế sản phẩm phim 3D “phục dựng di tích Hổ quyền bằng công nghệ kỹ thuật số”. Bộ phim đã sử dụng công nghệ 3D để phục dựng lại các hình ảnh của đấu trường Hổ quyền - nơi tranh hùng giữa voi và hổ - được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn.
Theo Bạch Hưng (Nguoiduatin)
Chiều 30/6, tại TP Huế đã diễn ra Hội nghị đối thoại giữa Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương với đoàn viên, thanh niên với chủ đề "Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Huế trong kỷ nguyên số".
Sáng ngày 30/6, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh tổ chức Họp báo thông báo về kỳ họp lần thứ 6, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Sáng 28/6, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức diễn ra với môn thi đầu tiên Ngữ Văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút. Đây cũng là môn thi tự luận duy nhất của kỳ thi này.
Chiều ngày 27/6, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế ( Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng – TP Huế), họa sĩ Đặng Mậu Tựu phối hợp vơi Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Triển lãm ““Aotearoa – Một miền mây trắng”. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành uỷ Huế.
Tối 23/6, tại đảo Bồng Lai – hồ Tịnh Tâm (TP Huế), Sở Du lịch phối hợp với công ty TNHH LAATA Việt Nam, Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet và một số doanh nghiệp khác ở trong và ngoài tỉnh đã tổ chức Lễ Khai mạc “Ngày hội Sen Huế 2023 – Sen tô sắc Huế”.
Chiều 23/6, tại công viên Bùi Thị Xuân (TP Huế) đã diễn ra diễn tập chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quy mô cấp tỉnh trên sông Hương. Đến dự có ông Hoàng Hải Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vừa qua, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức các hoạt động, Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên (1983 - 2023) vào ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2023, kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2023), Tạp chí Sông Hương đã vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen.
Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2023), sáng ngày 21/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Chiều 20/6, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt báo chí và trao giải báo chí Hải Triều lần thứ IV – 2023 nhân Kỷ niệm 98 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023).
Sáng ngày 20/6, Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023), Đại diện Ban Giám đốc Công an Tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Thông tin Truyền thông Thừa Thiên Huế đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Tối ngày 17/6, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố Đô Huế, 20 năm Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
Sáng 17/6, tại Vườn Thiệu Phương - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Sở Văn hoá và Thể thao, Hội thư pháp Truyền thừa của Đài Loan tổ chức khai mạc triển lãm “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh – Thơ vua Thiệu trị qua Thư pháp Truyền thừa của Đài Loan”.
Nằm trong khuôn khổ Kỷ niệm 30 năm (1993 - 2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới, chiều 16/6, tại Trường lang Tử Cấm Thành - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc triển lãm "Diễn xướng Cung đình Huế qua tác phẩm Mỹ thuật".
Sáng 16/6, tại Hiển Lâm Các - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm (1993-2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003-2023) Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, sáng ngày 11/6/2023, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ bắc miền Trung, 5 vùng Kinh đô xưa và nay với chủ đề " Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương trên tạp chí văn nghệ”.
Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số báo đầu tiên, tối ngày 10/6, tại Nhà kèn Công viên 3/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đêm thơ hoạ với chủ đề “Sông Hương – Một dòng thơ”
Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số đầu tiên (1983 – 2023) và chào mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chiều 10/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật “Về miền Di sản”.
Sáng ngày 10/6, Tạp chí Sông Hương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số báo đầu tiên (1983-2023).
Sô Kỷ niệm 40 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2023)
Quý bạn đọc thân mến.
Bốn mươi năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, các Bộ, cơ quan Trung ương cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Tạp chí Sông Hương luôn nỗ lực đổi mới, song hành cùng sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà; quảng bá, lan tỏa những giá trị văn học nghệ thuật, văn hóa và di sản của vùng đất Cố đô Huế. Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và ra số báo đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương ra 2 số báo: số 412 (hàng tháng) và số Đặc biệt 49 (hàng quý).
Sáng ngày 24/5, tại thành phố Huế đã diễn ra Hội thảo "Giá trị Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh trong dòng chảy Văn học nghệ thuật Việt Nam. Đây là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ lễ ký kết phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.