Zippo

09:52 23/08/2011
LGT: James Ross là nhà văn đương đại của Anh. Ông là một trong số những thành viên của trường phái Không Tưởng. James sống trong một căn nhà cũ, viết bên một chiếc bàn cũ bằng một chiếc máy tính xách tay giá rẻ, theo như lời ông nói. James Ross bắt đầu cầm bút từ năm 1996, cho đến nay đã viết hàng loạt truyện ngắn mang phong cách riêng, đậm chất huyền ảo và giả tưởng.

Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Ông nổi tiếng với các truyện Âm mưu, Ma thuật nụ cười, Stanley… vào giai đoạn 1996 - 2006. Từ năm 2008 đến nay, ông liên tục cho ra mắt các truyện ngắn chất lượng như: Chân dung nghệ sĩ, Tấm card,  Đền thờ…. James Ross quan niệm “viết là làm cho thế giới đi theo con đường lẽ phải”.



JAMES ROSS


Zippo

Truyện ngắn


John kể rằng: “Tôi đã mơ thấy mình đứng trong quán bar nói chuyện và uống bia với vài người bạn. Đó là một tối thứ sáu, quán khá đông và tiếng nhạc xập xình. Bia khiến tôi lâng lâng dễ chịu, tất nhiên tôi chưa say, vẫn rung cảm để có thể nhận thấy tất cả các cô gái trong quán đều xinh tươi và hấp dẫn. Tôi đủ tiền trong ví để tiếp tục cuộc chơi. Anh thấy đấy, tất cả thật tuyệt!”

Cậu ấy tì vào cửa, hít một hơi dài rồi tiếp tục câu chuyện.

“Tôi đã làm một vòng trước khi tạt vào quán bar, quán đông nhưng tôi được phục vụ ngay tức thì. Khi tôi đi ngang qua các loại thức uống và trở lại để lấy cốc bia uống dở, bỗng tôi chạm nhẹ phải một cô gái, tất nhiên cô gái đó cũng chạm nhẹ vào tôi. Cô ấy mỉm cười. Và còn liếc mắt đưa tình nữa chứ. Tôi tự nhủ “Mình sẽ có một đêm tuyệt vời rồi đây”. Nếu bình minh trở dậy, tôi ắt sẽ mỉm cười đắc ý. Anh biết giấc mơ là thế nào rồi đấy, dù anh thừa biết những giấc mơ đẹp là không hề có thật, nhưng anh cứ cầu mong mình may mắn để không phải thức dậy đột ngột, mà cứ chìm đắm trong mơ. Mọi thứ thật tuyệt vời phải không?”

“Rồi một đứa trẻ tiến vào quán bar, thoạt đầu tôi không trông thấy nó, nhưng giấc mơ cho biết là tôi đã thấy hoặc là tôi chợt nhớ ra nó ngay sau đó. Thằng bé gầy nhom, gầy quắt, được bọc bởi một vẻ ngoài trông đằng đằng sát khí. Nó mang theo một thùng đầy xăng, phát ra âm thanh ọc ạch khi băng qua đám đông”.

“Tôi ngước lên định nhìn thằng bé đang đứng trước mặt. Đúng lúc đó nó bất thình lình xối thẳng thùng xăng vào mặt tôi. Tôi đứng giữa đám đông đang quay mặt đi vì một cảnh tượng lố bịch, ngoại trừ thằng bé đang toét miệng cười tôi. Người ướt đẫm xăng, mắt tôi cay xè khi xăng chảy xuống mặt. Xăng đóng thành váng trong cốc bia của tôi.

John nhìn tôi và cười, một nụ cười nhăn nhó đến thảm hại.

“Tôi đứng đó, một mình, giữa vũng chất lỏng bén lửa đó. Xăng thấm qua áo quần. Sền sệt. Ẩm ướt. Lạnh. Tôi biết điều gì đang xảy ra và tự hỏi chính mình. Tại sao lại là tôi? Tôi đã làm gì nên tội mà bị đối xử như thế này? Bị thiêu sống trong quán bar vào một đêm thứ sáu là chuyện không hề có trong kế hoạch của tôi”.

Thằng bé thò tay vào túi và lấy ra cái bật lửa, rồi giữ nó ngay trước mặt tôi mà cười toe toét. Tôi để ý thấy răng nó trắng và rất đều đặn. Tôi lại nghĩ về mình. Tôi đã không có thì giờ để nghĩ về điều này, không được chuẩn bị trước. Tôi chưa sẵn sàng”.

“Tôi đợi được nhìn thấy cuộc đời tôi bốc cháy ngay trước mắt mình khi thằng bé bật nắp cái bật lửa. Nhưng nó không xoẹt lửa. Thằng bé bật lên một lần nữa. Nó vẫn không phát ánh lửa nào. Thằng bé nói với tôi, giọng điệu như thể đang xin lỗi. “Hãy giữ chặt, Rufus, nó sẽ hoạt động trong giây lát”. Thắng bé căng óc tập trung làm theo chỉ dẫn.

“Sau đó tôi tỉnh giấc. Quần đùi ướt đẫm, bầy nhầy. Chưa bao giờ tôi hoảng sợ đến thế”.

John lùi lại, mở lỗ thông khí. “Tôi đã mơ như thế bốn lần”. Cậu quay lại và tiếp tục tựa vào cửa xe, nhổ nước bọt qua lớp không khí ẩm ướt trong lành.

“Hai lần đầu tiên là cú sốc cho hệ thần kinh của tôi. Nó làm tôi rối loạn và không thể nào ngủ được trong nhiều ngày sau đó. Khi mơ đến lần thứ ba với cái kiểu như thế, tôi không ngủ được như những ngày trước đó. Tôi đã sẵn sằng đợi nó đến. Rất sẵn sàng. Tôi thoát ra khỏi giấc mơ trước khi thằng bé kịp thò tay vào túi.”

“Lần thứ tư mơ thấy giấc mơ đó, tôi gần như quên hết mọi thứ. Bởi vì đó là lần cuối cùng nên nó kéo dài khá lâu. “Như anh đã biết đấy, tôi đứng đó, trong quán bar, khá vui vẻ với vài người bạn, một cô gái lướt qua chạm nhẹ vào tôi. Cô ấy mặc áo mỏng tang mà lại không mặc áo ngực. Tôi cảm nhận được khối tròn đầy đặn ấy chạm vào cánh tay tôi, nhũ hoa cô cứng lại mặc dù trong quán bar khá ấm. Cô ấy nhìn tôi và mỉm cười, một nụ cười ấm áp, niềm nở và gợi tình. Ôi!  Dễ chịu và hưng phấn. Anh biết đấy, tôi chưa bao giờ gặp một cô gái hấp dẫn mà tôi không thể không rung động, nhưng lần này tôi thấy rạo rực tim gan ngay lập tức. Tôi có thể có một đêm ngọt ngào.

“Nhưng đứa trẻ vẫn chưa bị kí ức xóa nhòa, nó tiến lại từ phía đằng sau. Tôi hốt hoảng quay lại, và thùng xăng, dĩ nhiên, không thương tiếc đổ tràn xuống tóc tôi.

Cô gái không còn ở đó nữa.

Tôi nói với John “Có lẽ cô ấy biết âm mưu đó”, “Cô ấy là một phần của kế hoạch ma mị nào chăng?”. Nhưng cậu ấy đã lờ đi.

“Tôi có thể cảm nhận được xăng ngấm vào áo phông và quần jean của mình. Nó chảy thấm xuống quần lót, chảy theo các nếp da nhăn ở vùng mông rồi đọng lại sền sệt phía sau. Đúng lúc đó cái bật lửa lóe sáng, ắt hẵn thằng bé đã sửa được nó hay ít ra thì nó mua được một cái mới, tốt hơn. Bàn tay thằng bé di chuyển về phía trước mặt tôi như một con rắn lửa dài. Cái cỗ máy bé nhỏ hình miệng rắn đó há họng trong tay nó. Ngọn lửa… rõ ràng là một ngọn lửa xanh trong miệng một con rắn độc. Ngọn lửa màu xanh nho nhỏ đang sẵn sàng nhảy xổ ra, dạo chơi trên vũng xăng như một đứa trẻ thích thú nghịch dại trên đống đồ chơi ướt át, đầy sự hủy diệt của nó.

“Ngay khi tỉnh giấc tôi nghe thấy tiếng “Oẹ” rõ to. Đó có thể là do tiếng tim tôi đập mạnh, hoặc được phát ra từ dạ dày bởi tôi đã nôn ra một đống xuống sàn, ngay bên cạnh giường ngủ.”

“Hai lần đầu nằm mơ khiến tôi bực mình vì tôi không có sự chuẩn bị. Tôi ghét như thế, cảm giác như bị ai đó bắt quả tang. Nhưng lần cuối cùng nó xảy ra làm tôi nhận ra rằng mình sợ cái cảm giác bị lửa cháy đến chết, sợ chiếc hộp quẹt sẽ xẹt lửa sớm hơn hay muộn hơn lần trước và tôi không có đủ thời gian để kịp thoát ra.”

John dừng lại và suy ngẫm một lát.

Tôi hỏi: “Sau đó thế nào?”

“Sau đó, tôi không tỉnh dậy kịp”. Cậu ấy quay qua, nhìn vào tôi. “Làm sao mà lúc nào tôi cũng có thể tỉnh dậy kịp thời được cơ chứ?”

Trong một khoảnh khắc, tôi cảm nhận được những luồng xúc cảm đang dâng trào bên trong John nhưng chúng bị ngăn lại bởi đôi mắt màu nâu lục nhạt và nụ cười đờ đẫn che giấu sự sợ hãi được giấu kín rất cẩn thận.

“Đừng an ủi tôi vào lúc này.”

Không ai nói thêm một lời nào. Và chúng tôi chầm chậm bước ra khỏi xe.

CAO THỊ NGÂN dịch
(270/08-11)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • AMBROSE BIERCE   

    Năm 1861, chàng trai Barr Lassiter sống cùng cha mẹ và người chị ở gần Carthage, Tennesse.

  • Nassar Ibrahim là nhà văn, nhà báo người Palestine. Ông còn là nhà hoạt động xã hội, nguyên Tổng Biên tập báo El Hadaf tại Palestine. Truyện ngắn dưới đây được in lần đầu bằng tiếng Ả Rập trong tạp chí Masharef 28, số mùa thu 2005, được Taline Voskeritchian dịch sang tiếng Anh, in trong tạp chí Wordswithoutborders số tháng 11/2006.

  • THOMAS VINT

    L.T.S: Thomas Vint người Estonia, năm nay 49 tuổi. Hiện ông viết văn và sống ở Estonia (Liên Xô). Ngoài khả năng viết văn xuôi, ông còn thích vẽ. Ông đã từng triển lãm tranh ở Pháp vào năm 1988. Ông cũng đã tự minh họa cho tập truyện ngắn đầu tiên của mình.

  • JOSHUA BROWN (Mỹ)  

    “Con sẽ làm vua!” một chú lợn con nói với bố mẹ.
    Lợn Mẹ mỉm cười nhìn con. “Làm sao con có thể thành vua được khi con chỉ là một chú lợn con?”

  • RAY BRADBURY

    Theo Ray Bradbury, truyện khoa học giả tưởng khác với sự tưởng tượng thuần túy ở chỗ nó là "một dự phóng hợp lý của thực tại". Vì vậy cuộc đi dạo ngắn ngủi này nói lên những gì ông suy nghĩ - hay lo sợ - có thể dễ dàng trở thành một bức tranh thật.

  • Thomas Burke (1886 - 1945) sinh tại Clapham, ngoại ô thành phố Luân Đôn, nước Anh. Cha chết khi còn rất nhỏ, ông sống với người chú, sau được gởi vào một cô nhi viện.

  • JORGE LUIS BORGES

    Jorge Luis Borges (tên đầy đủ là Jorge Francisco Isidoro Luis Borges Acevedo) sinh ngày 24 tháng 8 năm 1899 tại Buenos Aires, Argentina.

  • CLAUDE FARRÈRE

    Những kẻ văn minh là tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Pháp Claude Farrère (1876 - 1957) đã nhiều năm sang Việt Nam mô tả vạch trần và lên án sâu sắc chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương trong hơn 80 năm đô hộ.

  • HERMANN HESSE
    (Nhà văn Đức, Nobel văn học năm 1946)    

    Trước đây, một chàng trai trẻ có tên là Ziegler đã sống ở ngõ Brauer. Anh là một trong những người thường xuyên ngày nào cũng gặp chúng tôi ở trên đường phố và chưa bao giờ chúng tôi có thể ghi nhớ chính xác khuôn mặt của những người ấy, vì tất cả bọn họ cùng có khuôn mặt giống nhau: một khuôn mặt bình thường ở giữa đám đông.

  • Nhà văn Nenden Lilis A. sinh tại Malangbong-Garut (Tây Java) năm 1971, là giảng viên khoa Giáo dục và Văn chương tại Indonesian Education University ở Bandung.
    Truyện ngắn và thơ của bà đã in trên nhiều ấn phẩm trong nước. Bà cũng thường được mời nói chuyện tại các hội nghị văn học cả ở trong nước và nước ngoài (như Malaysia, Hà Lan và Pháp). Thơ của bà đã được dịch sang tiếng Anh, Hà Lan và Đức.
    Truyện ngắn dưới đây được John H. McGlynn dịch từ tiếng Indonesia sang tiếng Anh.

  • ALEKSANDAR HEMON

    Đám đông xôn xao trong bầu bụi chiều nâu xỉn; họ đợi đã quá lâu rồi. Cuối cùng, Quan tổng trấn bước xuống bậc thang áp chót, dạng chân và chống nạnh ra vẻ quyền chức thường thấy. 

  • Lời dẫn: Cách đây 475 năm, vào ngày 22 tháng 2, tại thành phố Xenvia đã qua đời một người Italia tên Amêrigô, một người đã từng giong buồm liền 7 năm trời trên những vịnh ở phía Bắc và Tây châu Nam Mỹ.

  • LTS: Issac Bashevis Singer sinh tại Ba Lan. Ông là một nhà văn lớn của Do Thái. Hầu hết truyện của ông đều viết bằng tiếng Hébreu và Yiddish, tức tiếng Do Thái cổ. Với lối văn trong sáng, giản dị, có tính cách tự sự, ông thường viết về cuộc sống của những người dân Do Thái cùng khổ. Ông được tặng giải Nobel văn chương năm 1978.

  • LTS: Giải thưởng danh giá Goncourt của văn chương Pháp năm 2015 với tác giả là nhà văn Mathias Enard do Nxb. Actes Sud (Pháp) xuất bản.

  • Sinh ở Manzanillo năm 1907, Loló de la Torriente sống ở Havana từ thuở nhỏ. Bà đóng một vai trò tích cực trong cuộc chiến đấu chống lại Machado và các chế độ ủng hộ đế quốc sau đó. Bà trở thành giáo viên và là một đảng viên của Đảng Cộng sản Cuba.

  • Michel Déon sinh năm 1919 tại Paris. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, ông tòng quân cho đến tháng 11 năm 1942. Ở lại vùng phía nam nước Pháp bị tạm chiếm, ông cộng tác với nhiều báo và tạp chí khác nhau.

  • LGT: Alissa York sinh tại Australia và lớn lên tại tỉnh bang Edmonton, Canada, và là tác giả của năm tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm bán chạy: The Naturalist, Fauna, Effigy, Mercy, Any Given Power. Cô nhận giải Bronwen Wallace Memorial Award vào năm 1999, và đã từng được đề cử giải văn chương danh giá Scotiabank Giller Prize.

  • LGT: “Cơn Giông” là một trong các tác phẩm Nabokov, văn hào Mỹ gốc Nga, viết trong thời kỳ ông còn sáng tác bằng tiếng Nga, và được đăng lần đầu trên báo Đỵíÿ (Hôm Nay) vào ngày 28 tháng 9 năm 1924. Sau này, nó được Dmitri Nabokov, con trai tác giả, dịch lại qua tiếng Anh và đăng trong một số tuyển tập truyện ngắn nổi tiếng của Nabokov. Bản dịch dưới đây được dịch giả Thiên Lương, người từng dịch Lolita, thực hiện từ bản gốc tiếng Nga.