Liệu với 2 mức đầu tư cho con người như đề án, đến năm 2030, chúng ta có đội ngũ sáng tác, sản xuất mạnh trong khu vực Đông Nam Á và châu Á?
Một cảnh trong vở kịch hình thể Hồn Trương Ba, da hàng thịt do NSND Lan Hương dàn dựng
Cũng lý tưởng như việc xây 51 nhà hát, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đặt mục tiêu đến năm 2020, nền nghệ thuật nước nhà sẽ có những nghệ sĩ tiêu biểu, có nhiều tác phẩm đỉnh cao; từng bước phấn đấu xây dựng nghệ thuật biểu diễn Việt Nam trở thành nền nghệ thuật biểu diễn mạnh trong khu vực Đông Nam Á và châu Á; đến năm 2030 có đội ngũ sáng tác, sản xuất mạnh trong khu vực Đông Nam Á và châu Á, trong đó có những tài năng được quốc tế công nhận…
Mục tiêu lớn lao, đầu tư hạn chế
Tuy nhiên, ngược hẳn với kinh phí dành cho xây dựng cơ sở vật chất lên tới gần 7.000 tỉ đồng, ngân sách đặt hàng sáng tác (50 tác phẩm) và dàn dựng các tác phẩm nghệ thuật biểu diễn chất lượng cao (25 tác phẩm) từ nay đến năm 2020 chỉ 31,1 tỉ đồng. Đầu tư cho con người cũng rất hạn chế với dự kiến mỗi năm đào tạo 15-20 đạo diễn, 10-15 nhà sản xuất, 10-15 biên kịch, 10 lý luận - phê bình, 150-170 diễn viên… tại các trường đào tạo chính quy về nghệ thuật của Việt Nam, đồng thời lập dự án hằng năm cử sinh viên đi đào tạo tại nước ngoài các ngành nghề chủ yếu như sân khấu, ca múa nhạc, tạp kỹ với số lượng từ 3-5 đạo diễn, nhà sản xuất, biên kịch, kỹ thuật - công nghệ. Không có dòng nào nói về cơ chế đào tạo nguồn nhân lực, nguồn kinh phí đào tạo cũng như cơ chế, chính sách khuyến khích văn nghệ sĩ hoạt động sáng tạo, nhất là với nghệ sĩ biểu diễn các bộ môn nghệ thuật truyền thống. Khi nói về kinh phí đào tạo, Bộ VH-TT-DL chỉ nêu chung “ngân sách nhà nước chiếm 50%, phần còn lại huy động từ các nguồn khác”.
Một NSND nhận xét Bộ VH-TT-DL đưa ra những mục tiêu quá cao trên nền móng quá yếu, lại không có đầu tư thích đáng về nhân lực mà chỉ chăm chăm vào xây dựng cơ bản, dường như những người xây dựng quy hoạch nghệ thuật biểu diễn lại không làm trong ngành nghệ thuật biểu diễn. Rõ ràng, với đội ngũ nghệ sĩ và với cơ chế như hiện nay, nghệ thuật biểu diễn không thụt lùi với chính mình là may, nói gì đến tầm khu vực hay thế giới.
Tụt hậu so với thế giới vài chục năm
Ông Trương Nhuận, Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, thẳng thắn nhận xét sân khấu Việt Nam đã từng có một thế hệ nghệ sĩ vàng được đào tạo tại Liên Xô, Cộng hòa Dân chủ Đức… như NSND Đình Quang, NSND Phạm Thị Thành, sau này là NSND Lê Hùng… Thế nhưng, chỉ đến đó là dừng. Nhiều năm qua, vì không có kinh phí cho nghệ sĩ đi học ở nước ngoài nên việc phát triển nghệ thuật ở mức độ cao bị ngắt quãng. “Các đạo diễn được đào tạo trong nước không tiếp cận được với sân khấu thế giới, thậm chí là sự sáng tạo của họ lạc hậu với thế giới vài chục năm. Đến giờ vẫn chỉ tả thực, mô phỏng chứ không có gì mới, thua kém hẳn so với điện ảnh” - ông Nhuận thất vọng. Chuyên gia này khẳng định với những gì đang có hiện nay, tạo được tác phẩm có sức hấp dẫn trong nước đã là quá khó, đừng nói đến ra nước ngoài.
NSND Lê Tiến Thọ - nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam - cho biết hội này có khoảng 2.000 hội viên, trong đó tác giả khoảng 200 người, số lượng đạo diễn cũng tương tự nhưng tài năng nghệ thuật thật sự là của hiếm. “Đội ngũ nghệ sĩ đã báo động cấp ba, cấp bốn” - ông Thọ nói. Nghệ sĩ này cũng thừa nhận những khó khăn về tài chính, đặc biệt là việc đầu tư cho văn hóa, chưa được quan tâm đúng mức nên chưa có đạo diễn sân khấu nào được cử đi học nước ngoài. Không tiếp cận được với nền sân khấu tiên tiến, cũng không có kinh phí cho việc giao lưu, biểu diễn ở nước ngoài để tiếp thu tinh hoa thế giới, mục tiêu nghệ thuật biểu diễn Việt Nam từng bước vươn ra tầm khu vực thực sự là một thách thức.
Con người phải được đặt lên đầu
“Chúng ta cứ yêu cầu nghệ sĩ nâng cao chất lượng nghệ thuật nhưng lại không sửa đổi chế độ đãi ngộ thì làm sao đủ sức giữ chân họ với nghệ thuật. Bộ VH-TT-DL không quan tâm đến người diễn thì xây chỗ diễn để làm gì?” - ông Trương Nhuận đặt vấn đề.
NSND Lê Tiến Thọ cho rằng để có sự phát triển đồng bộ, chúng ta phải quan tâm đến cả 3 vấn đề: đội ngũ, cơ chế chính sách và cơ sở vật chất. “Đội ngũ nghệ sĩ phải được đặt lên đầu bởi chúng ta phải biết rõ đến năm 2020-2030, đội ngũ sáng tạo nghệ thuật sẽ thế nào, trình độ ra sao thì mới có thể xác định được hướng đầu tư thích hợp. Muốn có đội ngũ, không chỉ trong vòng 5-10 năm là có được mà phải “nuôi” họ lâu hơn thế. Quy hoạch nghệ thuật biểu diễn phải đưa ra tính khả thi chứ không thể duy ý chí. Phải chinh phục xã hội bằng một đề án khoa học” - ông Thọ nhấn mạnh.
(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 2-6
Lương như thế, làm sao có tài năng? Ông Lê Tiến Thọ nói thêm rằng phải đầu tư chiều sâu mới thu hút được nhân tài nhưng chế độ chính sách hiện nay không đủ giúp các nghệ sĩ sống bằng nghề. Tác phẩm ra đời chưa ráo mực, tiền đã hết! Dưới góc độ giám đốc một nhà hát, ông Trương Nhuận cho rằng đời sống các nghệ sĩ trong các đoàn nghệ thuật nhà nước quá khó khăn, không đủ động lực giúp họ sáng tạo nghệ thuật. “Chế độ lương của các nghệ sĩ là một bất cập lớn. NSND vẫn chỉ được hưởng mức lương “hạng 3”, không có chế độ chuyển ngạch, nâng ngạch cho diễn viên. NSND Lê Khanh, NSND Hoàng Dũng, NSND Lan Hương cống hiến cả đời cho nghệ thuật giờ vẫn nhận lương 5 triệu đồng/tháng, chúng tôi kêu 10 năm nay mà bất hợp lý này không được giải quyết. Đồng lương như thế làm sao có được tài năng?” - ông Trương Nhuận bức xúc. NSND Lê Tiến Thọ nói thêm những nghệ sĩ cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật đều là tự phát chứ không phải nhờ một chiến lược đầu tư của nhà nước. |
Sau giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 1975; đặc biệt là sau tiến trình đổi mới đất nước năm 1986, văn học TPHCM có những bước phát triển rất ngoạn mục.
Hôm nay là Ngày Dân số Thế giới - ngày để chúng ta nhìn nhận những vấn đề liên quan tới dân số toàn cầu. Trong vô vàn những vấn đề trọng đại, nghèo đói là một vấn đề gây nhức nhối nhất.
Cố Tổng bí thư Lê Duẩn: 'Chúng ta không được phép sợ Trung Quốc'
Tiểu thuyết ngôn tình hiện là “đặc sản” của văn học mạng Trung Quốc. Các nhà giáo dục cho rằng các nhân vật trong tiểu thuyết ngôn tình hiện nay quá… “sến sẩm”, siêu thực, khiến độc giả dễ có cách nhìn sai lệch về tình yêu và cuộc sống.
Sau 12 năm chờ đợi, Nghị định xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể mới được Chính phủ ký ban hành, nhưng còn ý kiến trái chiều xung quanh tính khả thi, động lực đối với hàng ngàn nghệ nhân.
Hẳn có nhiều người luôn thắc mắc rằng - Hạnh phúc là gì mà ai cũng mải mê kiếm tìm? Và giới hạn nào cho sự giàu có của một đời người? Phải chăng, hạnh phúc là phải đi đôi với sự giàu có và ngược lại?
Người phụ nữ Úc có tên Turia Pitt là một trong những người phụ nữ dũng cảm và đáng ngưỡng mộ nhất thế giới, đó là lời bình luận của tờ tạp chí dành cho phụ nữ Úc - Women’s Weekly. Trong số ra tháng 6 của tờ tạp chí bán chạy nhất nước Úc, Turia Pitt đã dũng cảm xuất hiện trên trang bìa.
Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới tính toán mức độ thịnh vượng của đất nước dựa trên mức độ hạnh phúc của người dân.
Trò chuyện về các xu hướng của ngành xuất bản Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT AlphaBooks, cho rằng cần có những hành động mạnh mẽ hơn nữa của nhà nước và cả xã hội để thúc đẩy sự phát triển của tri thức, như vốn ODA hay các nguồn đầu tư khác cần được dành cho ngành xuất bản.
Dư luận nóng lên quanh thông tin hơn 10 nghìn tỷ đồng chi cho đề án “Quy hoạch và Kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa giai đoạn 2012-2020”. PV trao đổi với ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL.
Hiện thực xã hội tăng tốc nhanh đến mức, không ai tưởng tượng nổi trong kỳ thi quốc gia lấy bằng tốt nghiệp cho 12 năm học, cả phòng thi môn Lịch sử lại chỉ có…1 thí sinh. Phục vụ thí sinh duy nhất ấy là cả một hội đồng thi ngót 20 con người cùng một rừng phóng viên tò mò săn đón. Những phòng thi môn Sử 1 người ấy đã đi vào…lịch sử!
Đình làng là kiến trúc độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa của người Việt từ hàng trăm năm trước. Không chỉ là công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, đình làng còn là nơi chứng kiến những hoạt động văn hóa vật thể và phi vật thể, nơi gắn kết và biểu lộ đời sống sinh hoạt tinh thần của cộng đồng. Triển lãm về nghệ thuật chạm khắc của đình làng Việt Nam đang được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97A Phó Đức Chính, quận 1).
Được ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới năm 2011, và dù tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và ban hành Kế hoạch quản lý cho di sản từ năm 2010 thế nhưng cho đến nay, công tác quản lý, bảo vệ và bảo tồn di sản Thành nhà Hồ vẫn còn bất cập.
Lò gốm cổ Hưng Lợi - được Bộ VH-TT xếp hạng là di tích khảo cổ quốc gia năm 1998 - nay chỉ còn là bãi rác.
Trong bức thư tâm huyết gửi tới VietNamNet, PGS Dương Quốc Việt, Bộ môn đại số- Khoa toán (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đề cập tới thói quen ru ngủ, tự đánh lừa mình và dẫn tới tha hóa trong giới nghiên cứu. Để có thêm một góc nhìn của người trong cuộc, VietNamNet giới thiệu bức thư này.
Ở phía Bắc, trường quay Cổ Loa được đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Trước đây, khi xây dựng phim trường Cổ Loa, các cơ quan quản lý cũng tưởng rằng ngoài việc phục vụ cho các đoàn làm phim, phim trường sẽ trở thành một địa chỉ tham quan du lịch kết hợp nhiều dịch vụ khác.
Chi hơn 2.000 tỉ đồng cho Festival đờn ca tài tử, Bạc Liêu nay kêu không còn tiền làm đường, kéo điện cho dân.
Ở thời điểm này, có thể rất nhiều người đang muốn hỏi một câu: Bộ trưởng Y tế của các quốc gia trên thế giới thường từ chức vì lý do như thế nào?
Việt Nam cũng có sự “phân biệt chủng tộc”. Báo chí nước ngoài bảo vậy. Cái “chủng tộc” ở đây được phân định bằng hộ khẩu.
Suốt gần 20 năm qua, nghệ sĩ Sébastien Laval, đến từ vùng Poitou Charentes - nước Pháp, đã rong ruổi khắp mọi miền trên dải đất hình chữ S để cảm nhận và “ghi” lại những hình ảnh sống động nhưng rất đỗi bình dị trong cuộc sống đời thường của con người Việt Nam. Chính sự lao động nghệ thuật không mệt mỏi của người nghệ sĩ tài hoa này đã đem đến sự mới lạ tại Festival Huế 2014 với bộ ảnh độc đáo về 54 dân tộc Việt...