“Hiện thực” của đời sống hiện ra trước cái nhìn của chúng ta luôn luôn là một hỗn hợp, một nồi súp lẩu của “thực tế” và “tri nhận”, không tách bạch, và không dễ tách bạch được.
Nhà trai làm thủ tục xin dâu trong một đám cưới ở Huế trước đây. Nguồn: kontumquetoi.com
“Tri nhận” mang sẵn trong nó những “đợi chờ”, nghĩa là những mặc định mà chúng ta ngầm gán nghĩa một cách vô thức cho “hiện thực đời sống”, chúng ta chắm chú vào đó và khó nhìn ra những cái khác không được “đợi chờ” trong tâm thức.
Những đợi chờ mặc định ấy là thiên hướng tự nhiên được thăng hoa bởi tập tục-một hệ thống các thói quen đã được ăn sâu vào trong nhận thức, trong cảm xúc, trong lý tưởng đời sống, trong tín ngưỡng của mỗi cộng đồng.
Khi chúng ta di chuyển qua các không gian sống của các cộng đồng khác nhau, chúng ta có nhiều cơ hội hơn để giật mình nhìn lại, nhìn ra, phát hiện lại “hiện thực”. Nhưng di chuyển chưa phải là đủ. Phải có một tinh thần, một năng lực “hoài nghi triết học” thường trực được rèn luyện ở bên trong mình để sẵn sàng đánh thức trở lại các giác quan cùng nhận thức trước những manh mối biến động của hiện thực.
**
Lâu rồi, tôi có dịp vào một bản xa sâu ở Tây Nguyên. Vừa ở rìa làng chợt thấy một đám người bê vác gì đó và rảo chạy ồn ã. Cái gì xảy ra vậy? Hóa ra đó là một đám rước người chết từ nhà ở trong làng ra khu mộ. Rước đám ma đối với cộng đồng ở đây là phải chạy, chạy cho “ma” khỏi quyến luyến rồi không dứt bỏ được nhà ở trong làng. “Chạy đám ma” là một hiện thực của một tập tục của cộng đồng người ở đây.
Và bạn chợt hiểu ra, tác phong trịnh trọng chậm rãi, mặc áo xô chống gậy đi giật lùi, thuê người bò lăn ra đường khóc lóc ngăn cản rước đám ma, vàng mã đốt rải ùn ùn, nhạc kèn thê thảm suốt ngày... thực ra cũng chỉ là một « hiện thực » của một tập tục khác của người Kinh. Những tập tục này của người Kinh, nhiều trong số đó vốn được du nhập từ các cộng đồng láng giềng, như thế cũng không có gì là “tự nhiên”, chúng là một sản phẩm của hỗn hợp thực tế đi chôn người chết cùng với những mặc định thói quen đôi khi được bài bản hóa rằng “không biết tại sao, nhưng mà cứ phải là như thế”, rằng “đạo là thế”.
***
Nếu như con người sống mãi trong một cái làng sâu thẳm trong rừng già với vài mươi nóc nhà, một loạt tập tục cùng những niềm tin vu vơ về trời, đất, núi, rừng cùng tổ tiên rồng phượng hổ báo, thế cũng là đủ. Lý luận thì cũng chỉ cần loay hoay với vài yếu tố đó.
Các cộng đồng cổ đại nào cũng đã từng lý luận với “thuyết nguyên tố”, đánh vật với những nhận biết trực quan đầu tiên vu vơ trong đời sống như “kim loại, gỗ, nước, lửa, đất” gì đó. Rồi con người nâng bịa đặt này thành ra đó là “tất cả”, và cố gắng mòn mỏi áp những “nguyên tố” đó, những “kim mộc thủy hỏa thổ” nọ thành ra “thuyết ngũ hành” chẳng hạn, áp vào bằng được cho mọi lĩnh vực có thể, từ bói toán, tử vi, xem tướng, phong thủy... rồi đến các bộ phận của cơ thể, rồi đến cả âm nhạc, võ thuật, binh pháp, trị quốc, thiên văn, v.v. Trong các môn này bao giờ cũng hòa trộn những kinh nghiệm sống có thật, thậm chí những kinh nghiệm quí báu, cùng với muôn thứ ẩm ương, và trên hết chúng cố gắng thòi ra bằng được “cái được chờ đợi”, thành ra một “thuyết nguyên tố” thánh thần, một “ý thức hệ ngũ hành”. Phép “chứng minh” dừng ở trích dẫn ra những ví dụ có lợi cho lập luận và lờ đi những gì khó ăn nói.
Các chủ nghĩa bảo thủ luôn luôn hùng mạnh, trường sinh, vì chúng khai thác triệt để cái tâm thức cổ truyền mê muội vô thức của đám đông, cái tâm thức có tuổi hàng ngàn năm, thậm chí hàng chục ngàn năm, của đời sống cộng đồng.
***
Nếu như đến một ngày mà những thuyết cổ xưa kiểu “thuyết nguyên tố” chợt tạm kém thiêng đi, dù rằng chúng không bao giờ chết hẳn, thì sẽ có những thuyết cực giản khác chen nhau tìm cách thế vào “chỗ đẹp” của chúng.
Câu chuyện phức tạp thường thấy của đám đông là mỗi khi có một thịnh thuyết được “bung ra”, người ta thường không quan tâm suy xét bản thân thịnh thuyết ấy xem chúng lấy những luận đề gì làm tiên đề, hệ thống lập luận xây dựng ra sao, cách thức nào để kiểm chứng-bác bỏ thịnh thuyết ấy. Ngược lại hành vi phổ biến là người ta cố gắng cao nhất để “áp và dụng” thịnh thuyết ấy vào các hiện tượng, giải cho bằng thích. Cho đến khi thịnh thuyết ấy kém thỏa mãn hoặc bất lực thì người ta thường cũng không vứt bỏ nó đi, mà đem cất nó vào kho để lúc khác lại dùng sau: vừa đỡ ngượng ngùng, vừa đỡ tiếc của, vừa đỡ sợ hãi, vừa trục lợi “biết đâu sau này có lúc lại vin được vào nó”.
***
Nền tảng của văn hóa, tri thức, bản lĩnh của một cộng đồng là thứ quyết định hệ thống quyền lực của sinh hoạt của cộng đồng ấy. Không phải việc thay thế một quyền lực này bằng một quyền lực khác là có ý nghĩa, mà là hình thái của quyền lực sẽ được thiết kế, được hình thành và được vận hành như thế nào, điều ấy mới quyết định việc thỏa mãn cách thức tổ chức đời sống vật chất và tinh thần của một cộng đồng ra sao.
Nền cộng hòa là một lý tưởng tổ chức cuộc sống cộng đồng sao cho các thành viên của nó có được các cơ hội bình đẳng trong một đời sống mà các qui tắc vận hành của nó được thiết kế rõ ràng mạch lạc, sự vận hành của nó có thể kiểm soát được định kì, sự tự do của các cá nhân được bảo đảm, sự tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng được thiết chế để chúng hoạt động trong khuôn khổ của khế ước xã hội, để các hệ thống tín ngưỡng dù là dưới hình thức gì đi nữa cũng không thể nhảy lên thống trị được đời sống công cộng. Hệ thống giáo dục và hệ thống công quyền phải được tách bạch độc lập với các hệ thống tín ngưỡng.
Nền cộng hòa là thiết chế để mỗi con người tham gia chủ động và tự do vào đời sống chung, chứ không bị đời sống đám đông đè bẹp.
Nền cộng hòa như thế là một lời gọi mời đời sống vượt ra bên ngoài chân trời tập tục - lần đầu tiên trong lịch sử tổ chức đời sống công cộng của con người. Không dừng lại ở một lời tuyên, nó đòi hỏi con người suy nghĩ, thảo luận, tôn trọng, thi hành, kiểm tra, tái lập hệ thống các qui tắc của đời sống vì sự tự do của các thành viên và sự thịnh vượng chung của đời sống. Nền tảng của nền cộng hòa là các quyền làm người của mỗi cá nhân thành viên cộng đồng, từ đó các hệ thống quy tắc hoạt động phải phục vụ các quyền ấy, và không được xâm phạm các quyền ấy.
Con người phải được rèn luyện “tinh thần cộng hòa” từ ngay trong đời sống cá nhân, trong đời sống của mỗi gia đình, trong mỗi dòng họ, trong mỗi tổ chức xóm phường, trong mỗi lớp học trường học, trong mỗi doanh nghiệp, cho đến trong toàn thể các thiết chế của quyền lực công cộng.
Một con đường thật là dài và gian truân, và hơn nữa, phải tự vượt khó.
Những cộng đồng vốn ngàn năm thần quyền không dễ gì để tự vượt hẳn thật sự qua mình, mà thường dễ bị chững lại ở giai đoạn gọi lại tên mình sao cho hợp mốt, và con người thì dễ mơ hồ.
Cho đến ngày hôm nay, số lượng các xã hội trên Trái đất thành công thực sự nền cộng hòa không phải là thật đông đảo, và không phải cứ “thành công một lần” là “đã xong”.
**
Vượt ra bên ngoài chân trời tập tục, một ý nguyện khi Tết về, cái Tết của chưa chi đã gần một phần năm của thế kỉ thứ hai.
Nguồn: Hoàng Hồng Minh - Tia Sáng
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.
Không chỉ bị tàn phá bởi thời gian, nhiều công trình, di tích - nhất là các đình, chùa - còn bị biến dạng qua các công cuộc bảo tồn, trùng tu mà ở đó những người trông coi di tích và những người làm công đức tự cho mình quyền được can thiệp vào chuyên môn, còn chính quyền sở tại thì cấp phép trùng tu, tôn tạo một cách đại khái, dễ dàng, trong khi vai trò của các nghệ nhân lại chưa được coi trọng đúng mức.
Quảng Trị được coi là một bảo tàng chiến tranh lớn, ở đó có những bảo tàng chiến tranh nhỏ, nơi ghi dấu ấn đau thương và hào hùng đã đi vào lịch sử.