LÊ QUANG TRANG
Văn nghệ sĩ T.T Huế - Ảnh: internet
1. Bàn về thơ là chuyện của muôn đời. Từ trước công nguyên Aristote đã bàn về thơ ca như là một hoạt động sáng tạo của con người. Các nhà lý luận thơ tầm cỡ thế giới như : Boileau, Viên Mai, Sainte Beuve, Biélinski...(1) đều bàn luận và nêu ra nhiều ý kiến thú vị và khái quát về thơ. Ở ta từ Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Cao Bá Quát, Ngô Thì Nhậm. .. đến các nhà thơ hiện đại cũng từng phát biểu quan niệm của mình về thơ. Bây giờ, hỏi 100 nhà thơ thì có trăm suy nghĩ khác nhau về loại hình này.
Đọc thơ, nghe thơ, làm thơ, bàn về thơ - tôi cho đó là một hành vi, một việc làm sang trọng. Có người nói hay bằng chữ, có người nói hay bằng mồm, có thứ thơ hấp dẫn khi đọc to lên, lại có thứ thơ ám ảnh một cách thâm trầm khi nhìn kỹ lúc tĩnh vắng. Có thơ hay và có thơ chưa hay. Đó là chuyện bình thường. Thế mà trên báo chí, trên diễn đàn, không ít chính các nhà thơ la lối lên rằng thơ ta lạm phát quá, lại có ý diễu cợt nhà thơ bỏ tiền ra in thơ. Đồng ý rằng, có một vài người có chút háo danh nào trong ấy, nhưng mê say với thơ, dù người viết hay người đọc đều là đáng quý, là cao thượng vì nó hướng tâm hồn con người tới cái thiện, cái đẹp, ngăn bớt những hành động, suy nghĩ tầm thường độc ác. Vậy nên những lời lẽ chế giễu kia chỉ là một suy nghĩ thiếu chín chắn, đôi khi ích kỷ, hẹp hòi.
Đôi lúc nghĩ một cách thô thiển, tôi cho thơ như là rau muống. Ăn nhiều, rau dở thì sẽ chán ngán, mệt mỏi. Nhưng rau ngon, ăn đúng cách, đúng lúc nhất là đúng cách thì lại tạo ra sự sang trọng. Nhiệm vụ của chúng là làm cho thơ gần gũi với mọi người, nhưng phải sang trọng. Bàn về thơ để góp phần cho thơ hay hơn, đẹp hơn, có ích hơn với đời sống tinh thần của quần chúng, để nâng cao hành vi sang trọng của thơ - tôi nghĩ đó là một điều cần thiết, hết sức cần thiết.
2. Nền thơ của ta hiện nay ra sao ? Đây là một câu hỏi rất rộng, có mênh mông cách tiếp cận và cách trả lời. Trước đây thơ gom lại ở một số nhà xuất bản, một số tờ báo lớn, việc theo dõi xem ra còn thuận lợi. Vài năm gần đây, báo chí phát triển nhiều, mỗi năm có tới 150 đầu sách thơ ra mắt. Nhiều mặt phong phú của đời sống xã hội, của hiện thực tâm trạng và phương thức thể hiện được bộc lộ qua các bài thơ. Đất nước ta thì dài, giao lưu chưa thuận tiện, cho nên tôi dám chắc không ai đọc hết thơ xuất bản, xuất hiện trong năm. Hội đồng thơ cũng vậy thôi. Mỗi người nắm được một ít chỉ mong ai biết được đến đâu thì cùng nói lên, để mọi người cùng nghe và cùng đánh giá.
Nếu ví với thể thao, chặng đua này gian nan lắm. Vận động viên nhiều. Nền tri thức, kỹ thuật cũng tiến lên so với trước. Ghi được một dấu ấn, một kỷ lục không dễ dàng. Nhiều tay đua lão luyện bây giờ đã tụt lại phía sau, và đã có người bỏ cuộc.
Sự trùng lặp nhau, và tự lặp lại mình là điều rất đáng báo động. Tôi có một vài kỷ niệm biên tập thơ. Lần ấy, nghe Hội ta có tổ chức một đoàn nhà thơ (cả văn) đi thực tế đơn vị quân đội đóng ở vùng Khoái Châu - nơi có đầm Dạ Trạch và cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy. Khi đoàn về, tôi sang xin thơ định đăng một trang. Nhưng đọc hết thì thấy quá đơn điệu, trùng lặp nhau nhiều về cấu tứ, hình ảnh và cả ngôn từ. Lần đi sông Đà cũng gần như vậy. Đưa ra những ví dụ trên, tôi chỉ muốn nói rằng : cách nhìn, tầm suy nghĩ của các nhà thơ ta còn gần nhau, bằng phẳng và ít sự độc đáo, giống như vận động viên chạy 100m còn hết 11- 12 giây, chưa dễ vượt lên dưới 10 giây chứ đừng nói đến 9 giây nhận danh hiệu kỷ lục thế giới.
Tôi không là người đọc nhiều, và lại cũng không có ý định soi mói đối chứng để tìm sự trùng lặp mà trong thơ không thiếu gì ví dụ. Nhưng quả thật, khi đọc một bài thơ về chuyện một nhà thơ uống rượu với một người lính Nga, có lối xưng hô : "à, chú mày..." rồi bất ngờ gặp một bài thơ khác cũng lại "nào, chú em..." thì cảm xúc như bị khựng lại, ức chế và buồn chán. Hay khi đọc một bài "thêm một" thì gặp "bớt" - câu tứ chỉ là nghịch đảo. Mà đều in trong các số báo đặc biệt, các tập tuyển cả. Những ý nghĩ giống nhau là chuyện bình thường, nhưng tôi nghĩ là phải biết tránh những bước chân người đi trước - nhất là trong văn học nghệ thuật - và khi đưa in thì lại càng thận trọng hơn.
Tôi cũng đã bắt gặp trong thơ nhiều câu, nhiều bài xem ra cái sự khiêm tốn thường tình đã bị vi phạm. Nhà thơ tự cho mình là cây tùng, cây bách, nhân cách tầm nhìn vượt trước người đời. Họ cho mình là tiên phong, là ngọn cờ, là đổi mới, kéo theo cả quy luật của tự nhiên. Tài năng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du xưa cũng không kiêu căng như thế, huống chi trong văn đàn, thi đàn các nhà thơ kia chưa đủ tầm để mọi người khâm phục. Những ý tứ ấy mới xem cũng là sâu sắc, nhưng đọc kỹ lại thấy cũ, chẳng qua là một thứ triết lý vụn.
3. Thơ và những vấn đề thời sự: Tôi là người biên tập thơ, ở một tờ báo chính trị xã hội; có lần một nhà thơ gửi bài, không thấy đăng, anh bảo : "Thơ mình thời sự thế sao cậu không đăng". Lại có lần, một anh bạn khác bảo : "Thơ tôi không nệ thời sự, ông đăng đi cho mới tờ báo lên". Cả hai ý kiến đều thành thực, nhưng đều sai lệch cực đoan khó chấp nhận. Mỗi tờ báo có yêu cầu nghệ thuật riêng nhưng đều có sự gắn bó với những vấn đề thời sự chính trị, thời sự cuộc sống trong suốt 365 ngày trong năm ấy. Từng ngày có cái cần, nhưng cả năm cộng lại thì cái gì cũng cần cả. Nhưng thơ phải hay. Trong sự cởi mở hôm nay tôi không tin thơ hay bị xếp xó, bị loại bỏ. Không đăng lúc này thì lúc khác, không đăng báo này thì báo khác.
Nói thời sự có hai vấn đề đặt ra : thời sự sốt dẻo (sốt sột) và thời sự vĩnh cửu của con người. Tôi thường tự hỏi: ngày Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, ném bom Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội... mà báo chí không có thơ thời sự thì nhân dân sẽ nghĩ gì về suy nghĩ, cảm xúc, tư cách công dân của nhà thơ ? Mà trên đất nước ta cũng như trên thế giới, hôm qua cũng như hôm nay chẳng lúc nào không có những chuyển động liên quan đến con người, đến từng người, tạo ra những tâm trạng và cảm xúc trực tiếp, không lẽ nhà thơ lẫn tránh ? Rồi chuyện về sự nghiệp cách mạng vì sự độc lập hôm qua và xây dựng ấm no hạnh phúc hôm nay, chuyện tình yêu vợ chồng, lứa đôi, bạn bè, sự hy sinh, sự phản bội... đều là các chủ đề thường xuyên, luôn nóng hổi tính thời sự. Có thể đến với người đọc bất cứ lúc nào, nhưng cũng nhiều khi, đăng vào thời điểm thích hợp thì giá trị như được nhân lên.
Tôi có cảm giác trước đây thơ ta có lúc "thời sự quá" (do quan niệm ấu trĩ, hạn hẹp nên có khi chỉ là ca ngợi, minh họa cho một chính sách, chủ trương cụ thể) và bây giờ thì lại có vẻ lẩn tránh, xa rời cuộc sống chung. Tâm sự, tâm trạng riêng có nhiều lên nhưng sự phát hiện mới về chiều sâu và độ phong phú của tâm hồn thì chưa hẳn đã là như vậy. Cứ quan sát đời sống thơ thì thấy rằng sự trăn trở, khắc khoải, sự suy nghĩ sâu sắc và chân thành là sức mạnh thu hút người đọc, người nghe. Thơ Phùng Khắc Bắc, Lê Thị Mây, Nguyễn Thị Hồng Ngát... và một phần Tế Hanh, Hoàng Cầm, Vũ Quần Phương... được yêu mến, đồng tình, chia xẻ là nhờ vậy.
4. Sáng tác bao giờ cũng cần gắn liền với phê bình. Thơ cũng vậy. Thơ ra nhiều, có phần không đọc xuể, có phần không có sách mà đọc. Các báo, các nhà xuất bản giới thiệu đều lóm thóm, không biết đâu mà lần, không đặt trong một tổng thể chung mà nhìn nhận, đánh giá, phán xét. Nhiều bạn bè chuyên nghiên cứu, phê bình thơ mà tôi biết cũng không đủ sách, nên sự phiến diện là không thể tránh khỏi. Nên chăng Hội đồng thơ là cơ quan có thẩm quyền để thu thập số thơ xuất bản trong năm (thành sách) - và nên có bộ phận theo dõi thơ trên báo chí, có tập hợp, đánh giá, báo cáo để những người quan tâm cùng biết. Cũng rất nên thành lập câu lạc bộ thơ - không chỉ đọc và ngâm cho nhau nghe những bài thơ mới mà còn thông báo những hoạt động thơ, trao đổi, tặng hay bán sách thơ cho nhau. Đó là sự bổ sung cho những thiếu hụt không đáng có, và điều này sẽ có ích cho sự nghiệp thơ hôm nay.
5. Làm nghề ai cũng muốn giỏi. Làm thơ ai cũng muốn có thơ hay. Điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tài năng, trí thức, vốn sống, tay nghề... và cả sự học hỏi, trao đổi nghề nghiệp. Hơn 100 nhà thơ thử trả lời việc làm thế nào để có thơ hay trong "Ngày hội thơ" vừa xuất bản là hơn 100 cách lý giải và nêu ra phương hướng giải quyết, những lý luận và kinh nghiệm không mấy khi trùng khít với thực tiễn, huống chi đây là một lĩnh vực có quy luật đặc thù : Quy luật của sáng tạo. Ngồi trong Văn Miếu này để bàn về thơ là hợp cảnh, hợp tình lắm. Nhưng cứ mường tượng đến cái cảnh các bậc tiền nhân một cách nghiêm túc và sang trọng, bình phẩm, luận bàn, ngâm ngợi thơ tại nơi này, thì tôi lại có một liên tưởng rằng : làm sao cho các nhà thơ có được những đầu óc thông tuệ, trác tuyệt xứng đáng với cha ông, với thời đại mình và truyền thống cũ; làm sao cho có nhiều tác phẩm thơ hay nổi bật lên, sống mãi với thời gian và bạn đọc.
L.Q.T
(TCSH49/05&6-1992)
----------------
(*) Tham luận tại Hội thảo thơ ngày 24-02-1992.
(1) N. Boileau (1636 - 1711), Viên Mai (1716 -1797), S. Beuve (1804 - 1869), Biêlinxki (1811 - 1848).
NGUYỄN ĐẮC XUÂN LTS: Bài dưới đây là tham luận của nhà văn Nguyễn Đắc Xuân đọc trong Hội nghị Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương, tháng 12-2008. Tác giả có những nhận định khá mới mẻ, những đề xuất khá hợp lý và khá mạnh dạn, tất nhiên bài viết sẽ không tránh phần chủ quan trong góc nhìn và quan điểm riêng của tác giả. Chúng tôi đăng tải gần như nguyên văn và rất mong nhận được những ý kiến phản hồi, trao đổi, thạm chí tranh luận của bạn đọc để rộng đường dư luận.S.H
MAI HOÀNGCẩm cù không nổi tiếng bằng một số truyện ngắn khác của Y Ban như Thư gửi mẹ Âu cơ, I am đàn bà, Đàn bà xấu thì không có quà… Không có những vấn đề hot như sex, nạo phá thai, ngoại tình… tóm lại là những sự vụ liên quan đến “chị em nhà Eva”.
INRASARATham luận tại Hội thảo “Nhà văn với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước”, Hội Nhà văn Việt Nam, Đồng Nai, 8-1-2009.
HOÀNG NGỌC HIẾNWallace Stevens ví hành trình của những nghệ sĩ Tiên phong (hoặc Tiền vệ) của chủ nghĩa hiện đại những thập kỷ đầu thế kỷ XX như những cuộc phiêu lưu của những nhà thám hiểm núi lửa, họ đã đến núi lửa, “đã gửi về tấm bưu ảnh cuối cùng” và lúc này không có ước vọng gì hơn là trở về nhà.
TRẦN HOÀI ANH1. Nhà thơ - Người đọc: Niềm khắc khoải tri âmKhi nói về mối quan hệ giữa nhà thơ và độc giả, Edward Hirsch đã viết: “Nhiều nhà thơ đã nắm lấy ý Kinh Thánh Tân Ước “Khởi thuỷ là lời”, nhưng tôi thích ý kiến của Martin Buber trong “Tôi và bạn” hơn rằng: “Khởi thuỷ là những mối quan hệ” (1).
VIỆT HÙNGCông tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật đang là mối quan tâm lo lắng của giới chuyên môn, cũng như của đại đa số công chúng, những người yêu văn học nghệ thuật. Tình trạng phê bình chưa theo kịp sáng tạo, chưa gây được kích thích cho sáng tạo vẫn còn là phổ biến; thậm chí nhiều khi hoặc làm nhụt ý chí của người sáng tạo, hoặc đề cao thái quá những tác phẩm nghệ thuật rất ư bình thường, gây sự hiểu nhầm cho công chúng.
HẢI TRUNGVũ Duy Thanh (1811 - 1863) quê ở xã Kim Bồng, huyện An Khánh, tỉnh Ninh Bình là bảng nhãn đỗ đầu trong khoa thi Chế khoa Bác học Hoành tài năm Tự Đức thứ tư (1851). Người đương thời thường gọi ông là Bảng Bồng, hay là Trạng Bồng.
NGUYỄN SƠNTrên tuần báo Người Hà Nội số 35, ra ngày 01-9-2001, bạn viết Lê Quý Kỳ tỏ ý khiêm nhường khi lạm bàn một vấn đề lý luận cực khó Thử bàn về cái tôi trong văn học. Anh mới chỉ "thử bàn" thôi chứ chưa bàn thật, thảo nào!... Sau khi suy đi tính lại, anh chỉnh lý tí tẹo tiêu đề bài báo thành Bàn về "cái tôi"trong văn học và thêm phần "lạc khoản": Vinh 12-2001, rồi chuyển in trên Tạp chí Văn (Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh), số 4 (Bộ mới, tháng 3-4)-2002. Trong bài trao đổi này chúng tôi trích dẫn căn cứ theo nguyên văn bài báo đã in lần đầu (và về cơ bản không khác với khi đưa in lại).
TRƯƠNG ĐĂNG DUNGCùng với sự phát triển của một thế kỉ văn học dân tộc, lí luận văn học ở Việt Nam cũng đã có những thành tựu, khẳng định sự trưởng thành của tư duy lí luận văn học hiện đại.
NGUYỄN NGỌC THIỆNTrong vài ba thập niên đầu thế kỷ XX, trung xu thế tìm đường hiện đại hóa văn xuôi chữ quốc ngữ, các thể tài tiểu thuyết, phóng sự được một số nhà văn dụng bút thể nghiệm.
L.T.S: Trong ba ngày từ 03 đến 05 tháng 5 năm 2005, tại thành phố Huế đã diễn ra hoạt động khoa học quốc tế có ý nghĩa: Hội thảo khoa học Tác phẩm của F. Jullien với độc giả Việt Nam do Đại học Huế và Đại học Chales- de-Gaulle, Lille 3 tổ chức, cùng sự phối hợp của Đại sứ quán Pháp ở Việt Nam và Agence Universitaire francophone (AUF). Hội thảo có 30 tham luận của nhiều giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu Việt Nam, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc.
NGUYÊN NGỌC1- Trong các tác phẩm của F. Jullien đã được giới thiệu ở Việt , tới nay đã được đến mười quyển, tôi chỉ dịch có một cuốn “Một bậc minh triết thì vô ý” (Un sage est sans idée). Tôi dịch cuốn này là theo gợi ý của anh Hoàng Ngọc Hiến. Khi in, cũng theo đề nghị của anh Hiến và của nhà xuất bản, cuốn sách đã được đổi tên ở ngoài bìa là “Minh triết phương Đông và triết học phương Tây”, các anh bảo như vậy “sẽ dễ bán hơn” (!).
ĐÀO HÙNGTrước khi dịch cuốn Bàn về chữ Thời (Du temps-éléments d′une philosophie du vivre), tôi đã có dịp gặp François Jullien, được nghe ông trình bày những vấn đề nghiên cứu triết học Trung Hoa của ông và trao đổi về việc ứng dụng của triết học trong công việc thực tế. Nhưng lúc bấy giờ thời gian không cho phép tìm hiểu kỹ hơn, nên có nhiều điều chưa cảm thụ được hết.
NGUYỄN VĂN DÂNTheo định nghĩa chung, xã hội học là khoa học nghiên cứu về các sự việc mang tính chất xã hội. Mặc dù cội nguồn của nó phải kể từ thời Aristote của Hy Lạp, nhưng với tư cách là một ngành khoa học, thì xã hội học vẫn là một bộ môn khoa học khá mới mẻ. Ngay cả tên gọi của nó cũng phải đến năm 1836 mới được nhà triết học người Pháp Auguste Comte đặt ra.
MAI VĂN HOANƯớc lệ được xem là một đặc điểm thi pháp của văn học Trung đại. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du sử dụng khá nhiều bút pháp ước lệ. Có điều nhà thơ sử dụng một cách hết sức linh hoạt, sáng tạo nên tránh được sự sáo mòn, nhàm chán. Không những thế bút pháp ước lệ của Nguyễn Du còn góp phần diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc tâm trạng nhân vật. Điều đó thể hiện rất rõ qua cảnh Thuý Kiều đưa tiễn Thúc Sinh về tự thú với Hoạn Thư.
HÀ VĂN LƯỠNG Thơ haiku Nhật bản là một sản phẩm tinh thần quý giá của đời sống văn hoá đất nước Phù Tang. Nó là một thể thơ đặc biệt trong thơ cổ truyền của Nhật bản. Phần lớn các nhà thơ haiku đều là các thiền sư. Chính những nhà thơ thiền sư này đã đưa thiền vào thơ. Vì thế, họ nhìn đời với con mắt nhà sư nhưng bằng tâm hồn của người nghệ sĩ.
TRẦN THANH HÀVăn học bao giờ cũng gắn bó với thời đại và con người. Đặc biệt trong tiến trình đổi mới hôm nay, xu thế hoà nhập với văn hoá phương Tây đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn học Việt . Bởi nó đang tác động tới "ý thức chủ thể" của nhà văn.
HOÀNG TẤT THẮNG 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải chỉ là một vị lãnh tụ, một người thầy kiệt xuất của phong trào cách mạng Việt mà còn là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc trong nền văn học Việt hiện đại. Bác Hồ chưa bao giờ có ý định trở thành nhà thơ, nhà văn, song các tác phẩm thơ văn ngôn ngữ của Người đã trở thành một mẫu mực, một phong cách đặc biệt cho các thế hệ người Việt tiếp tục nghiên cứu và học tập.
NGUYỄN DƯƠNG CÔNĐề tài và chủ đề là hai trạng thái cơ bản nhất, bao dung hết thảy làm nên cấu trúc tổng thể tác phẩm tiểu thuyết. Hai trạng thái đó trong liên kết tương tác gây dẫn nên tất cả những yếu tố ý nghĩa nội hàm tiểu thuyết. Chúng còn đồng thời gây dẫn nên những yếu tố ý nghĩa liên quan nảy sinh trong tư duy tiếp nhận ngoài ý nghĩa nội hàm tiểu thuyết. Nhưng dẫu có như thế, chỉ có thể hình dung cho đúng đắn được đề tài, chủ đề theo định hướng duy nhất thấy chúng trong cấu trúc nội bộ tổng thể tác phẩm tiểu thuyết.
NGUYỄN HỒNG DŨNGQuá trình “hiện đại hoá” văn học Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 diễn ra dưới sự tác động trực tiếp của văn học phương Tây. Gần một thế kỷ nay, khi nghiên cứu những tác động từ bên ngoài vào Việt Nam giai đoạn này các nhà ngữ văn chỉ chủ yếu nhấn mạnh đến ảnh hưởng của văn học Pháp. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến ảnh hưởng của nhà thơ Mỹ Edgar Poe đối với Hàn Mặc Tử, một đỉnh cao của phong trào “thơ mới”.